Xe ở Việt Nam, vì sao chất lượng kém?

lehung-autodaily

Administrator
Chưa có quy định tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ. Đó là lý do vì sao chất lượng của những chiếc xe đạp, xe máy hay đến chiếc ôtô ở Việt Nam cứ “đuổi” mãi mà chẳng theo kịp thế giới.>> Giá xe máy tại Việt Nam đang ở trên trời>> Sở hữu môtô ở Việt Nam – Trăm cái khó>> 3 điểm khiến người dùng ghét xe Trung QuốcCách đây ngót cả chục năm, có người đã kể rằng, nếu anh mua một chiếc xe đạp "made in China" tại Đức thì anh hãy yên trí rằng xe đó tốt không kém gì xe đạp Đức, nhưng nếu anh mua một chiếc xe đạp "made in China" tại Việt Nam thì anh hãy coi chừng - rất có thể chất lượng của nó thua xa xe đạp do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.Câu chuyện chất lượng của xe đạp điện Trung Quốc bây giờ không khác là mấy câu chuyện xe đạp trước kia ở VNBởi vì xe đạp của Trung Quốc mà bán sang Đức thì phải làm theo tiêu chuẩn chất lượng của Đức, có kiểm nghiệm đàng hoàng và nghiêm ngặt trước khi cho nhập khẩu. Còn xe đạp Trung Quốc bán sang Việt Nam thì không theo một tiêu chuẩn nào và dĩ nhiên là không được kiểm nghiệm.Đối với xe gắn máy cũng vậy. Ai cũng thấy xe máy từ Trung Quốc nhập sang Việt Nam là như thế nào rồi, mọi thứ chất lượng đều được lưu hành. Có người hỏi một nhà sản xuất xe máy Trung Quốc vì sao chất lượng xe của họ kém như vậy, người đó bảo rằng vì Việt Nam không có tiêu chuẩn chất lượng gì cả.Xe máy Trung Quốc ở Việt Nam không được đánh giá cao về chất lượngCâu chuyện không dừng lại ở xe đạp và xe gắn máy. Xe ôtô cũng vậy. Một Việt kiều, chuyên gia về công nghiệp ôtô ở Đức nói với tôi: "Ôtô (cả xe gắn máy nữa) do các hãng nước ngoài sản xuất ở Việt Nam, nếu đem về chính quốc thì có thể sẽ không được các nước đó cho lưu hành". Hỏi vì sao, chuyên gia này bảo là do Việt Nam không đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật như các nước đó, nên các nhà sản xuất ôtô dễ bỏ qua nhiều chi tiết.Người tiêu dùng Việt vẫn đánh giá cao chất lượng xe nhập khẩu nguyên chiếcChẳng hạn như ở châu Âu hoặc Mỹ, Nhật... quy định ôtô hoặc xe gắn máy phải có hệ thống lọc khói (bảo đảm giảm tới 98% khí độc từ máy nổ), hệ thống chống bốc hơi xăng, hệ thống giảm âm thanh... với yêu cầu rất cao mà mọi hãng sản xuất đều phải tuân thủ, mục đích là để bảo vệ sức khỏe người dân và bảo vệ môi trường. Còn ở Việt Nam thì không có quy định nghiêm ngặt như vậy, cho nên nhiều nhà sản xuất (không phải là tất cả) không cần phải đưa những hệ thống đó vào, để giảm bớt chi phí (cả lắp đặt và bảo hành), bởi vậy họ được tăng thêm lợi nhuận.Nghe chuyện đó chúng ta không khỏi giật mình. Nhưng các nhà sản xuất tự thấy họ không có lỗi trong chuyện đó vì họ không vi phạm gì cả, còn người tiêu dùng thì ít ai biết được chuyện này. Duy chỉ có các cơ quan quản lý Nhà nước thì biết, có điều họ chẳng muốn nói ra mà thôi. Hoàng Hải Vân (TTTĐ/TN)
 
Back
Top