baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Mặc dù là ngày tết dương lịch, nhưng hôm nay, nhiều người tấp nập đến Bến xe Miền Đông để mua vé về quê ăn tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Tuy nhiên, tình trạng khan vé các ngày cao điểm đã xảy ra, dù đây chỉ mới là ngày bán vé đầu tiên của Bến xe Miền Đông.
Nhiều hãng xe hết vé ngày cao điểm
Theo khảo sát của Thanh Niên Online, ở một số tuyến “nóng”, đường dài từ TP.HCM đi miền Bắc, miền Trung (đặc biệt là Quảng Ngãi, Huế, Phan Rang) các hãng xe bán vé trước từ sớm vào giữa tháng 12 và hiện đã hết vé những ngày cao điểm (24 - 28 tháng chạp).
Chị Từ Thị Thanh Đậu (ngụ chung cư Bình Lợi, quận Bình Thạnh), mua vé về Phan Rang dịp tết, cho biết hầu như các hãng xe bán vé trước tuyến TP.HCM - Phan Rang nên đều đã hết vé. Hiện chỉ còn hãng xe Quê Hương, mới mở bán, là còn vé đi Phan Rang dịp tết. Tuy nhiên, giá vé xe Quê Hương lại cao nhất so với các hãng xe đi cùng tuyến.
Hành khách xếp hàng mua vé xe tết tại Bến xe Miền Đông
Hôm nay, hãng xe Quê Hương cho biết đã hết vé đi Phan Rang từ 26 - 28.1.2014 (tức 26 - 28 tháng chạp).
Bán vé tết từ sớm (đầu tháng 12) nên đến nay hãng Mai Linh cũng đã hết vé nhiều tuyến vào những ngày cao điểm tết, chỉ còn lại một số vé đi trước ngày 23.1 (tức 23 tháng chạp), hoặc từ 30.1 (tức 30 tháng chạp).
Hãng xe Phi Long, tuyến TP.HCM - Huế cũng bán hết vé các ngày 25 - 28.1 (tức 25 - 28 tháng chạp).
Trong khi đó, hôm nay, các hãng xe chạy tuyến gần như Nha Trang, các tỉnh Tây nguyên và một số hãng xe chạy tuyến miền Trung còn lại mới bắt đầu bán vé.
Một số hãng xe bán vé tết từ sớm nên đã hết vé ngày cao điểm
Lý giải tình trạng khan vé
Ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc Bến xe Miền Đông, cho biết sẽ xảy ra tình trạng tạm thời chưa có vé trong một vài thời điểm nhất định khi mới chỉ có một vài hãng xe bán vé tết sớm. Lý do là các hãng xe bắt đầu bán vé tết không cùng thời điểm. Thế nên trong những ngày đầu chỉ một vài nhà xe bán vé trước tất nhiên sẽ không đủ khả năng đáp ứng được hết nhu cầu mua vé của tổng lượng hành khách trên tuyến. Trong khi đó, trên mỗi tuyến thường có đến 7 - 8 nhà xe.
“Hãng xe này hết vé, hành khách có thể mua vé của hãng xe khác bán sau đó. Chưa kể, sau khi bán hết vé của số xe hiện có, các nhà xe thấy nhu cầu hành khách còn có thể thuê thêm xe tăng cường và sẽ phát hành, bán vé tiếp”, ông Hải cho biết.
Theo ông Hải đánh giá qua các năm, khi các nhà xe bán vé xe tết trễ nhất thì số lượng hành khách còn lại mua vé chỉ lưa thưa. Nhà xe hết vé thì những
người cần đi hầu như đã mua được vé rồi.
Hiện tại Bến xe Miền Đông có 26 doanh nghiệp thực hiện bán vé trước cho hành khách.
Bên cạnh đó, Bến xe Miền Đông cũng bán vé xe tết ủy thác của các doanh nghiệp. Số lượng vé xe tết ủy thác này là không có giới hạn, bán theo nhu cầu hành khách cần bao nhiêu, bến xe bán bấy nhiêu.
“Bến xe Miền Đông sẽ chịu trách nhiệm điều xe phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách mua vé ủy thác.
Ông Thượng Thanh Hải
Môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa xe trong bến và ngoài bến. Những đơn vị làm ăn có đăng ký đàng hoàng, chân chính thì bị khống chế giá, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Trong khi đó, xe không bến thì không có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý nghiêm
Hành khách cứ vào bến mua vé. Không có chuyện bến xe hết vé. Tôi chắc chắn sẽ có đủ vé cho hành khách. Không ai phải ở lại TP.HCM vì không có vé”, ông Hải khẳng định.
Cạnh tranh không bình đẳng
Ghi nhận tại Bến xe Miền Đông, quầy bán vé của các hãng xe đều niêm yết đầy đủ giá vé, tỷ lệ tăng giá, ngày đi của mỗi tuyến. Trong đó, giá vé tăng cao nhất so với ngày thường là 60%.
Trong khi đó, bên ngoài bến xe, nhiều hãng đã tăng giá vé hơn 100% so với ngày thường.
Theo ông Hải, Bến xe Miền Đông chỉ có thể bình ổn, kiểm soát giá vé đối với những hãng xe hoạt động trong bến, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong khi đó, bên ngoài, xe dù bến cóc tăng giá vô tội vạ. Các hãng xe có mức tăng giá vé rất cao mà không có cơ quan chức năng nào kiểm soát, quản lý, xử lý.
“Môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa xe trong bến và ngoài bến. Những đơn vị làm ăn có đăng ký đàng hoàng, chân chính thì bị khống chế giá, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Trong khi đó, xe không bến thì không có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý nghiêm”, ông Hải bức xúc.
Các hãng xe thông báo bán vé tết và niêm yết thông tin giá vé tại Bến xe Miền Đông ngày 1.1
Ông Hải cho rằng việc các nhà xe bên ngoài bán giá vé tăng cao vừa gây thiệt hại cho hành khách lẫn các hãng xe tuân thủ đúng quy định trong bến. Với việc nâng tiền vé lên cao, các hãng xe bên ngoài sẽ có thể trả giá cao để thuê thêm xe. Rồi nhồi nhét hành khách để lấy lại tiền.
Trong khi đó, giữ đúng mức giá vé được khống chế, các xe trong bến khó cạnh tranh trong việc thuê thêm xe với mức giá cao để tăng cường xe phục vụ nhu cầu của hành khách.
Ông Hải cho biết thêm, năm trước, đã có trường hợp xe ngoài bến bán vé cho hành khách. Sau đó không điều xe chở khách, khiến hàng chục hành khách mặc dù đã mua vé với giá cao nhưng lại không có xe để về quê. Sau đó, Bến xe Miền Đông đã dùng xe tăng cường để chở những hành khách này về quê.
“Tôi đề nghị cơ quan quản lý địa phương cần “làm sạch” xe dù, bến cóc, kiểm soát việc tăng giá vé quá cao ngoài bến để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà xe, đảm bảo lợi ích hành khách”, ông Hải nói.
Theo Nguyên Mi (thanhnien.com.vn)
Nhiều hãng xe hết vé ngày cao điểm
Theo khảo sát của Thanh Niên Online, ở một số tuyến “nóng”, đường dài từ TP.HCM đi miền Bắc, miền Trung (đặc biệt là Quảng Ngãi, Huế, Phan Rang) các hãng xe bán vé trước từ sớm vào giữa tháng 12 và hiện đã hết vé những ngày cao điểm (24 - 28 tháng chạp).
Chị Từ Thị Thanh Đậu (ngụ chung cư Bình Lợi, quận Bình Thạnh), mua vé về Phan Rang dịp tết, cho biết hầu như các hãng xe bán vé trước tuyến TP.HCM - Phan Rang nên đều đã hết vé. Hiện chỉ còn hãng xe Quê Hương, mới mở bán, là còn vé đi Phan Rang dịp tết. Tuy nhiên, giá vé xe Quê Hương lại cao nhất so với các hãng xe đi cùng tuyến.
Hành khách xếp hàng mua vé xe tết tại Bến xe Miền Đông
Hôm nay, hãng xe Quê Hương cho biết đã hết vé đi Phan Rang từ 26 - 28.1.2014 (tức 26 - 28 tháng chạp).
Bán vé tết từ sớm (đầu tháng 12) nên đến nay hãng Mai Linh cũng đã hết vé nhiều tuyến vào những ngày cao điểm tết, chỉ còn lại một số vé đi trước ngày 23.1 (tức 23 tháng chạp), hoặc từ 30.1 (tức 30 tháng chạp).
Hãng xe Phi Long, tuyến TP.HCM - Huế cũng bán hết vé các ngày 25 - 28.1 (tức 25 - 28 tháng chạp).
Trong khi đó, hôm nay, các hãng xe chạy tuyến gần như Nha Trang, các tỉnh Tây nguyên và một số hãng xe chạy tuyến miền Trung còn lại mới bắt đầu bán vé.
Lý giải tình trạng khan vé
Ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc Bến xe Miền Đông, cho biết sẽ xảy ra tình trạng tạm thời chưa có vé trong một vài thời điểm nhất định khi mới chỉ có một vài hãng xe bán vé tết sớm. Lý do là các hãng xe bắt đầu bán vé tết không cùng thời điểm. Thế nên trong những ngày đầu chỉ một vài nhà xe bán vé trước tất nhiên sẽ không đủ khả năng đáp ứng được hết nhu cầu mua vé của tổng lượng hành khách trên tuyến. Trong khi đó, trên mỗi tuyến thường có đến 7 - 8 nhà xe.
“Hãng xe này hết vé, hành khách có thể mua vé của hãng xe khác bán sau đó. Chưa kể, sau khi bán hết vé của số xe hiện có, các nhà xe thấy nhu cầu hành khách còn có thể thuê thêm xe tăng cường và sẽ phát hành, bán vé tiếp”, ông Hải cho biết.
Theo ông Hải đánh giá qua các năm, khi các nhà xe bán vé xe tết trễ nhất thì số lượng hành khách còn lại mua vé chỉ lưa thưa. Nhà xe hết vé thì những
người cần đi hầu như đã mua được vé rồi.
Hiện tại Bến xe Miền Đông có 26 doanh nghiệp thực hiện bán vé trước cho hành khách.
Bên cạnh đó, Bến xe Miền Đông cũng bán vé xe tết ủy thác của các doanh nghiệp. Số lượng vé xe tết ủy thác này là không có giới hạn, bán theo nhu cầu hành khách cần bao nhiêu, bến xe bán bấy nhiêu.
“Bến xe Miền Đông sẽ chịu trách nhiệm điều xe phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách mua vé ủy thác.
Ông Thượng Thanh Hải
Môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa xe trong bến và ngoài bến. Những đơn vị làm ăn có đăng ký đàng hoàng, chân chính thì bị khống chế giá, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Trong khi đó, xe không bến thì không có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý nghiêm
Hành khách cứ vào bến mua vé. Không có chuyện bến xe hết vé. Tôi chắc chắn sẽ có đủ vé cho hành khách. Không ai phải ở lại TP.HCM vì không có vé”, ông Hải khẳng định.
Cạnh tranh không bình đẳng
Ghi nhận tại Bến xe Miền Đông, quầy bán vé của các hãng xe đều niêm yết đầy đủ giá vé, tỷ lệ tăng giá, ngày đi của mỗi tuyến. Trong đó, giá vé tăng cao nhất so với ngày thường là 60%.
Trong khi đó, bên ngoài bến xe, nhiều hãng đã tăng giá vé hơn 100% so với ngày thường.
Theo ông Hải, Bến xe Miền Đông chỉ có thể bình ổn, kiểm soát giá vé đối với những hãng xe hoạt động trong bến, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong khi đó, bên ngoài, xe dù bến cóc tăng giá vô tội vạ. Các hãng xe có mức tăng giá vé rất cao mà không có cơ quan chức năng nào kiểm soát, quản lý, xử lý.
“Môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa xe trong bến và ngoài bến. Những đơn vị làm ăn có đăng ký đàng hoàng, chân chính thì bị khống chế giá, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Trong khi đó, xe không bến thì không có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý nghiêm”, ông Hải bức xúc.
Ông Hải cho rằng việc các nhà xe bên ngoài bán giá vé tăng cao vừa gây thiệt hại cho hành khách lẫn các hãng xe tuân thủ đúng quy định trong bến. Với việc nâng tiền vé lên cao, các hãng xe bên ngoài sẽ có thể trả giá cao để thuê thêm xe. Rồi nhồi nhét hành khách để lấy lại tiền.
Trong khi đó, giữ đúng mức giá vé được khống chế, các xe trong bến khó cạnh tranh trong việc thuê thêm xe với mức giá cao để tăng cường xe phục vụ nhu cầu của hành khách.
Ông Hải cho biết thêm, năm trước, đã có trường hợp xe ngoài bến bán vé cho hành khách. Sau đó không điều xe chở khách, khiến hàng chục hành khách mặc dù đã mua vé với giá cao nhưng lại không có xe để về quê. Sau đó, Bến xe Miền Đông đã dùng xe tăng cường để chở những hành khách này về quê.
“Tôi đề nghị cơ quan quản lý địa phương cần “làm sạch” xe dù, bến cóc, kiểm soát việc tăng giá vé quá cao ngoài bến để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà xe, đảm bảo lợi ích hành khách”, ông Hải nói.
Theo Nguyên Mi (thanhnien.com.vn)