Vào mùa 'sắm' Mercedes, iPhone cho 'người âm'

lehung-autodaily

Administrator
Những “con xe” Audi, Mercedes lên ngôi. iPad, iPhone đời mới cũng ra thị trường hàng loạt. Hàng mã đa dạng như chính thị trường tiêu dùng cho người sống.

Đáp lại câu hỏi “con xe” này giá bao nhiêu, một người bán hàng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) mau mắn trả lời 400.000 đồng. “Xe Audi hàng hiệu đấy. Bây giờ người ta chuộng ô tô lắm”, bà chủ hàng nói. Bà chủ chỉ từng bộ phận trên chiếc xe rồi giải thích: “Xe toàn bằng giấy bìa xịn. Cứng cáp vì có đủ cả khung sườn dựng cẩn thận. Giấy dán in màu, nổi rõ nhãn mác Audi”.
 
Người bán nhập hàng về khiến con phố ách tắc
 
Xe đạp 3 bánh cho trẻ em và xe máy Honda DD kiểu cũ
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian, việc đốt hàng mã là một tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, việc đốt hàng mã phải có ý thức, không ảnh hưởng tới công tác phòng cháy chữa cháy, không lãng phí…
Trong cuốn biên khảo Việt Nam và phong tục của Phan Kế Bính, rằm tháng bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Sách Phật thường cho ngày này là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên. Các nhà có người mới mất cũng hay đốt mã làm chay vào ngày ấy. Cũng theo giải thích của học giả Phan Kế Bính, tục cúng vàng mã của ta bắt nguồn từ Trung Quốc. Thoạt đầu tục đốt vàng mã ở Trung Quốc dùng đồ ngọc bạch rồi đến tiền để cúng. Đến đời vua Huyền Tôn nhà Đường, thấy lãng phí mới truyền làm tiền giấy thay tiền thật.
Nhưng cuối cùng, người bán chốt giá với khách là 250.000 đồng.
Những cuộc mua bán xe cộ “hàng hiệu” và cả “nhà cửa” diễn ra tấp nập như thế đã diễn ra chục ngày nay trên phố Hàng Mã. Con phố này không hổ danh với tên gọi “thủ phủ hàng mã”. Ở đây có đủ: tiền âm phủ, quần áo, nhà cao tầng, ô tô, điện thoại, ti vi, tủ lạnh… và tất nhiên đều là hàng mã.
“Mặt hàng” nhà cao tầng, ô tô, đồ điện tử… đã xuất hiện vài năm nay nhưng vào vụ tháng bảy âm lịch này, các mặt hàng đã được “nâng cấp” sao cho mới nhất, mốt nhất y như hàng hóa trên “cõi dương”.
Chủ một cửa hàng cho biết “trần sao âm vậy”. Trần gian có gì thì âm phủ cũng phải có nấy. Giá các mặt hàng cũng phong phú, có thứ chỉ vài chục nhưng cũng có thứ hàng trăm nghìn đồng tùy theo mức độ cầu kỳ của sản phẩm. Ô tô có cả Audi, Mercedes, “con bọ” Volkswagen; hàng công nghệ cũng không kém cạnh: iPhone 5, iPad, Galaxy, tai nghe nhạc… như thật.
Anh Lâm, một người bán hàng mã, cho biết: “Năm nay kinh tế suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu nên những loại hàng mã đắt tiền có khách đặt chúng tôi mới nhập về. Bởi những thứ này có giá vài triệu đến chục triệu, nếu nhập về mà không ai mua thì lỗ nặng”.
Cũng theo anh Lâm, do người mua đông hơn những tháng trước nên những ngày cuối tuần, cả nhà anh phải cùng trông cửa hàng để giảm tải.
Theo nữ nhân viên bán hàng tên Phương, ô tô và nhà bán cũng khá đắt hàng nhưng iPhone, iPad kèm tai nghe còn đắt hàng hơn, giá trung bình 150.000 đồng/bộ. Nhiều người sẵn sàng mua vài ba bộ cho họ hàng nội ngoại. Ai không thích mua hàng đắt có thể sắm điện thoại, kính, đồng hồ, thắt lưng, ví tiền… với giá 15.000 - 20.000 đồng.
Giá một bộ quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người "cõi âm" loại thường có giá từ 35.000 - 80.000 đồng/bộ; loại cao cấp hơn có giá từ 80.000 - 130.000 đồng/bộ.
 
Ô tô “con bọ” Volkswagen bằng giấy
 
Phố Hàng Mã vẫn bày bán các loại đồ chơi dân gian nhưng ít người mua

Một bộ đồ dùng gồm điện thoại, thắt lưng, ví da, đồng hồ
Theo Thu Hiền (thanhnien.com.vn)
 
Back
Top