Tìm hiểu thiết kế Renault Twin’Z

lehung-autodaily

Administrator
Theo như nhà thiết kế sinh ra tại Wale Lovegrove, Laurens van den Acker, hướng đi của Twin’Z concept là thành quả của quá trình làm việc nghiêm túc sau một vài sự hợp tác thành công với thương hiệu Pháp.
Đội ngũ của Renault đã làm việc về phần nội thất trong vài tháng, sau đó Laurens đã hỏi ý kiến của Ross.  Ông khá thẳng thắn và khó tính trong công việc đã nói: “Điều này sẽ chẳng đi đến đâu cả”. Cũng chính từ thời điểm này, Ross được Laurens ủy quyền xử lý phần nội thất xe với yêu cầu “phải có màu xanh”.
Ross đã tìm kiếm cảm hứng sáng tạo, chủ yếu từ lĩnh vực phỏng sinh; tức là áp dụng hình dạng và cấu trúc của thiên nhiên vào thiết kế. Ông bắt đầu bằng cách nháp ra các hình vẽ và chú thích. Ông cho biết đa phần các bản thiết kế xe là sản phẩm của nhiều người khác nhau, nên mục tiêu của Ross là phải tích hợp mọi thứ một cách toàn diện để phần nội thất và ngoại thất liên quan chặt chẽ với nhau.
renault-twinz-dd-15.jpg
Thiết kế trưởng của Renault Laurens van den Acker và thiết kế sản phẩm Ross Lovegrove bên trong chiếc Twin'Z[/i]
Kinh nghiệm thiết kế khi làm việc với rất nhiều các sản phẩm nổi tiếng khác trước đây tại Ford của trưởng bộ phận thiết kế tại Renault, Laurens van den Acker cũng đã giúp ông rất nhiều trong việc quản lý các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình kết hợp này. Ông chia sẻ: “Tôi có lợi thế làm việc với Marc Newson về mẫu concept Ford 021C năm 1999. Tôi đã hỗ trợ Marc và có lẽ từng cảm thấy chút nhỏ nhoi, như các nhà thiết kế của tôi cảm thấy lúc này. Kiểu như ‘Tại sao gã này cố công để tham gia triển lãm xe trong khi mình cứ ngồi lê ở đây đến 3 năm”. Do đó công việc của Laurens là bảo vệ Ross và cùng lúc thúc đẩy cả nhóm hỗ trợ ông ấy làm việc. Điều đó không hề dễ dàng, nhưng với van den Acker, dự án đã trở nên quan trọng hơn hết.
Đã có những vấn đề về mặt kỹ thuật cũng như nhân sự xảy ra trong giai đoạn đầu của dự án. Ross sử dụng phần mềm điện toán kiến trúc để tạo ra các hình khối xung quanh các tham số. Do đó nhóm thiết kế đã lên kế hoạch từng bước: dữ liệu nào và lúc nào cần, sau đó đưa cho Acker dữ liệu nội thất 3D để ông biến dữ liệu thành sản phẩm. Ross quay trở lại với các hình dạng do máy tính sản xuất và bắt đầu xây dựng mô hình đầy đủ.
Thời gian của dự án là 14 tháng tất cả, bắt đầu từ tháng 1/2012 và đỉnh điểm là 4 tháng chế tạo tại Studio thiết kế Estival gần Paris, theo chia sẻ của quản lý kỹ thuật dự án Minh Au Truong. Đội Renault và Lovegrove cùng lam việc và đưa ra các quan điểm trên cơ sở tôn trọng chung quan điểm của nhau.  
Thiết kế ngoại thất
Trong khi toàn bộ hình dạng và thiết kế phía sau của Twin’Z EV đã được cố định thì Ross còn có rất nhiều ý tưởng bổ sung cho các chi tiết ngoại thất. 
Xe hơi là vật thể ngoài trời, được mặt trời chiếu sáng và phản chiếu từ trên xuống dưới. Do đó, ánh sáng tự nhiên có tác động rất nhiều trong việc kết nối với ánh sáng nhân tạo. Nếu nhìn vào phía sau của Twin’Z, hình dạng thân xe là khá ổn với cụm đèn khá lớn và các tia sáng chạy qua nóc xe xuất hiện khi phanh xe. “Khi lái xe, bạn sẽ có cảm giác như đi trên thành phố ánh sáng Tokyo vậy”, Christopher chia sẻ.   
renault-twinz-dd-27.jpg

Kiểu mở ngược độc đáo, vành xe màu vàng huỳnh quang và mâm xe màu xanh da trời[/i]
Ross cũng nhấn nhá với đồ họa đèn trước, thêm các chi tiết bổ sung cho cản trước, khung xe nhìn xuyên thấu và gương hai bên cùng vành xe màu vàng huỳnh quang vẻ quang học và  mâm xe mềm mại màu xanh xa trời lấy cảm hứng màu sắc của nghệ sĩ trừu tượng Pháp Yves Klein.
Thiết kế nội thất
Nội thất xe nổi bật với mái bằng và một bảng điều khiển lui về phía sau,  các cửa với đường gân tinh tế tích hợp thông gió kết hợp khoang phía sau thành một tổng thể tròn vẹn với các đường nét màu sắc lấy cảm hứng từ thiên nhiên thể hiện sự chuyển động và chảy trôi. Các chi tiết nội thất như tay nắm cửa, vô lăng, trục, công tắc tổ hợp, thắng xe và bàn đạp tăng tốc đều được lắp đặt một cách cẩn thận.
Cửa thông gió được gắn tích hợp với các đường nét huỳnh quang, tạo ra bằng cách chèn một tấm phim đằng sau các tấm bọc sàn, cửa và vách ngăn để duy trì tính kết nối hình ảnh và luồng khí thống nhất xung quanh cabin.
renault-twinz-dd-57.jpg

Nội thất độc đáo cùng [/i]
Vật liệu sợi cacbon và ghế ngồi mắt lưới trong Twin’Z mang tính khái niệm cao vì theo Ross, ông vẫn còn thấy rất nhiều tiềm năng trong thiết kế. Về hình dạng cơ sở hiện nay, ghế ngồi phải vượt qua rất nhiều nghiên cứu và phát triển do các quy định, tuy nhiên ý tưởng chính về bộ khung vật liệu bằng nhôm với lưới treo là chủ đạo. So với ghế thường, giá thành của nó chỉ rẻ hơn một nửa và có rất nhiều ưu điểm. Đồng thời cũng rất dễ đặt các khớp nối và dây lưng.
Bản phác thảo nội thất trước đây của Ross sử dụng tay lái phong cách bàn đạp kép nổi bật với điện thoại thông minh được đặt giữa. Tuy nhiên, trong buổi triển lãm cuối cùng, nhóm thiết kế chọn tay lái viền quanh vuông vắn như rất nhiều những chiếc xe khái niệm gần đây nhưng giữ ý tưởng thiết bị di động là trung tâm của giao diện người-máy HMI. Trong chiếc xe, điện thoại được đặt ở hộc phía trên khu điều khiển và hiển thị các chức năng tốc độ và phạm vi phương tiện. Một máy tính bảng lớn hơn hiệu Samsung treo giữa các ghế trước để điều khiển các thiết bị khác, bao gồm thiết bị dẫn đường SatNav và điều hòa không khí đến đèn và hệ thống kết nối.
renault-twinz-dd-59.jpg

Bất chấp sự hấp dẫn của một chiếc xe điện, nhưng rất nhiều các chi tiết của Twin’Z còn phức tạp và tốn kém. Chiếc concept “anh em” Twin Run ra mắt chỉ một tháng sau đó (tháng 5/2013) tại Monaco Grand Prix đưa người xem tiếp cận gần hơn với model Twingo 2014. Theo như van den Acker, chiếc Twin’Z xoay quanh hình ảnh và thu hút khách hàng mới. Ông chia sẻ “triển lãm hai chiếc xe vì lý do hết sức đơn giản là Twingo cần phải thu hút nhiều đối tượng khách hàng với nhu cầu khác nhau hơn’. Ông muốn gắn bó với Renault và hỗ trợ hãng phát triển, hoàn thiện những điều thiếu sót chứ không phải chỉ đơn thuần điều hành.
Viễn cảnh đó có thể sẽ xảy ra khi van den Acker thận trọng tiết lộ: "Chúng tôi có ngân sách cho một chiếc concept nhưng không phải dùng tiền để đùa với nó. Tôi phải chứng minh rằng nó đáng giá. Tôi chính là người quyết định thuê ngoài thiết kế Ross và tôi vẫn muốn làm như thế. Nếu chúng tôi không thể chứng minh rằng tự mình thiết kế được một chiếc xe tốt, và chỉ có thể thuê thiết kế ngoài, thì nó giống như là chúng tôi không thể vậy. Nhưng hãy nói cho tôi biết nếu mình sai: Tôi nghĩ chúng tôi đang quay trở lại xây dựng thương hiệu. Bạn chỉ có thể làm thế nếu bạn cảm thấy tự tin”.
Tổng quan về Renault Twin’Z
Loại xe: Xe thành thị concept
Giám đốc thiết kế: Laurens van den Acker
Phụ trách dự án: Anthony Lo, Axel Breun, Ross Lovegrove
Quản lý dự án: Philippe Ponceau
Thiết kế nội thất: Ross Lovegrove, Matt Longbottom, Christopher Hermann (Lovegrove Studio)
Thiết kế màu sắc và đường nét: Nathalie Granger
Quản lý kỹ thuật: Minh Au Truong
Dự án bắt đầu: tháng 1 năm 2012
Dự án hoàn thành: tháng 4/2013
Ra mắt: Tuần lễ thiết kế Milan, tháng 4/2013
Hồng Hà (TTTĐ)
 
Back
Top