baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Thời điểm quyết định giảm giá ôtô trong nước
Khảo sát của phóng viên trong ngày 6.1 tại một đại lý ôtô trên đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm - Hà Nội), chủ cửa hàng cho biết: “Thông tin giảm thuế NK được nhiều người tiêu dùng quan tâm đặc biệt, mỗi ngày cửa hàng tiếp đến cả chục lượt khách hỏi xem giá xe giảm ra sao”. Tâm lý chực chờ đợt giảm thuế, cùng với việc TP.Hà Nội đã công bố mức thuế trước bạ còn 12% khiến thị trường ôtô sôi động khác hẳn với thời điểm trong năm trầm lắng. Tuy nhiên, mức giảm cụ thể thì còn chờ.
Đại diện Ford Thăng Long - ông Hoàng Trọng Hùng - khẳng định: “Nếu dỡ bỏ chính sách bảo hộ, các nhà lắp ráp xe trong nước sẽ thành đại lý”. Từ năm 2009, trong một lần trao đổi với phía Toyota Thái Lan, chúng tôi đã nhận được cảnh báo từ Toyota nước này cho rằng, nếu năm 2018, VN đánh thuế NK bằng 0, thì Toyota Thái Lan sẽ lập đại lý tại VN để phân phối chứ không cần lắp ráp nữa.
Người tiêu dùng đang chờ đợi đợt giảm thuế xe hơi mới. Ảnh: Kỳ Anh[/i]
Sau nhiều năm chính sách duy trì khuyến khích nội địa hoá sản xuất ôtô VN, đến nay, ngoài Toyota VN đã có nhiều mẫu xe đạt tỉ lệ nội địa hoá cao, nhưng vẫn chưa đạt mức nội địa hoá cam kết, thì hầu hết các liên doanh còn lại mức nội địa hoá đạt được rất thấp. Do vậy, nhập khẩu sẽ hiệu quả hơn là lắp ráp. Dự kiến thị trường sẽ còn khoảng 2-3 liên doanh ôtô trong nước tồn tại.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, do nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông, nên Nhà nước sẽ không khuyến khích việc phát triển không kiểm soát đối với xe con dưới 9 chỗ. Nếu thuế NK giảm xuống 50% theo cam kết tại các điều ước VN tham gia, thì Chính phủ vẫn còn nhiều công cụ để hạn chế tiêu dùng đối với dòng xe này, như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều hãng xe cao cấp từ Châu Âu đã có đại lý hoặc liên doanh sản xuất xe ở một số nước ASEAN, khi đưa xe về VN cũng ảnh hưởng đến thị trường xe. Tuy dòng xe này rất kén khách hàng nhưng nếu thuế thấp, sẽ tạo động lực để các DN nhập về VN. Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiêp nặng (Bộ Công Thương), để có lợi cho người tiêu dùng, quan điểm điều hành của các bộ, ngành tới đây là sẽ không cấm nhập xe ngoài khu vực ASEAN, nhưng cũng không khuyến khích sử dụng. Đối với dòng xe du lịch, xe thương mại dưới 9 chỗ, Nhà nước sẽ điều tiết cung cầu theo thị trường bằng các công cụ thuế. Còn đến thời điểm này, nếu các liên doanh trong nước không sản xuất mà chuyển sang NK là quyền của họ.
Xe tải, xe chuyên dụng sẽ lên ngôi
Trong khi các dòng ôtô con có thuế suất giảm còn 50% thì các mặt hàng ôtô chuyên dụng (như xe tang lễ, xe cứu thương hay xe chở phạm nhân, xe được thiết kế đặc biệt được sử dụng trong sân bay, xe cứu hộ, xe cần cẩu, xe cứu hỏa, xe chiếu chụp X-quang...) đã hưởng ngay mức thuế suất NK 0%. Đây là những dòng xe trong nước không sản xuất được. Tuy nhiên, trong định hướng của mình, Bộ Công Thương cho biết đang hướng DN trong nước sản xuất dòng xe tải nhỏ, xe buýt, xe chuyên dụng vì đây là nhu cầu các loại xe này vô cùng lớn.
Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, trong khuôn khổ các cam kết, Chính phủ sẽ không ưu đãi trực tiếp các dòng xe này, tuy nhiên sẽ có khuyến khích thông qua hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng để khuyến khích phát triển các dòng xe chiến lược.
Theo Laodong.com.vn
Khảo sát của phóng viên trong ngày 6.1 tại một đại lý ôtô trên đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm - Hà Nội), chủ cửa hàng cho biết: “Thông tin giảm thuế NK được nhiều người tiêu dùng quan tâm đặc biệt, mỗi ngày cửa hàng tiếp đến cả chục lượt khách hỏi xem giá xe giảm ra sao”. Tâm lý chực chờ đợt giảm thuế, cùng với việc TP.Hà Nội đã công bố mức thuế trước bạ còn 12% khiến thị trường ôtô sôi động khác hẳn với thời điểm trong năm trầm lắng. Tuy nhiên, mức giảm cụ thể thì còn chờ.
Đại diện Ford Thăng Long - ông Hoàng Trọng Hùng - khẳng định: “Nếu dỡ bỏ chính sách bảo hộ, các nhà lắp ráp xe trong nước sẽ thành đại lý”. Từ năm 2009, trong một lần trao đổi với phía Toyota Thái Lan, chúng tôi đã nhận được cảnh báo từ Toyota nước này cho rằng, nếu năm 2018, VN đánh thuế NK bằng 0, thì Toyota Thái Lan sẽ lập đại lý tại VN để phân phối chứ không cần lắp ráp nữa.
Sau nhiều năm chính sách duy trì khuyến khích nội địa hoá sản xuất ôtô VN, đến nay, ngoài Toyota VN đã có nhiều mẫu xe đạt tỉ lệ nội địa hoá cao, nhưng vẫn chưa đạt mức nội địa hoá cam kết, thì hầu hết các liên doanh còn lại mức nội địa hoá đạt được rất thấp. Do vậy, nhập khẩu sẽ hiệu quả hơn là lắp ráp. Dự kiến thị trường sẽ còn khoảng 2-3 liên doanh ôtô trong nước tồn tại.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, do nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông, nên Nhà nước sẽ không khuyến khích việc phát triển không kiểm soát đối với xe con dưới 9 chỗ. Nếu thuế NK giảm xuống 50% theo cam kết tại các điều ước VN tham gia, thì Chính phủ vẫn còn nhiều công cụ để hạn chế tiêu dùng đối với dòng xe này, như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều hãng xe cao cấp từ Châu Âu đã có đại lý hoặc liên doanh sản xuất xe ở một số nước ASEAN, khi đưa xe về VN cũng ảnh hưởng đến thị trường xe. Tuy dòng xe này rất kén khách hàng nhưng nếu thuế thấp, sẽ tạo động lực để các DN nhập về VN. Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiêp nặng (Bộ Công Thương), để có lợi cho người tiêu dùng, quan điểm điều hành của các bộ, ngành tới đây là sẽ không cấm nhập xe ngoài khu vực ASEAN, nhưng cũng không khuyến khích sử dụng. Đối với dòng xe du lịch, xe thương mại dưới 9 chỗ, Nhà nước sẽ điều tiết cung cầu theo thị trường bằng các công cụ thuế. Còn đến thời điểm này, nếu các liên doanh trong nước không sản xuất mà chuyển sang NK là quyền của họ.
Xe tải, xe chuyên dụng sẽ lên ngôi
Trong khi các dòng ôtô con có thuế suất giảm còn 50% thì các mặt hàng ôtô chuyên dụng (như xe tang lễ, xe cứu thương hay xe chở phạm nhân, xe được thiết kế đặc biệt được sử dụng trong sân bay, xe cứu hộ, xe cần cẩu, xe cứu hỏa, xe chiếu chụp X-quang...) đã hưởng ngay mức thuế suất NK 0%. Đây là những dòng xe trong nước không sản xuất được. Tuy nhiên, trong định hướng của mình, Bộ Công Thương cho biết đang hướng DN trong nước sản xuất dòng xe tải nhỏ, xe buýt, xe chuyên dụng vì đây là nhu cầu các loại xe này vô cùng lớn.
Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, trong khuôn khổ các cam kết, Chính phủ sẽ không ưu đãi trực tiếp các dòng xe này, tuy nhiên sẽ có khuyến khích thông qua hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng để khuyến khích phát triển các dòng xe chiến lược.
Theo Laodong.com.vn