Nỗi lo đầu ra
Số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán hàng toàn thị trường tháng 3/2020 đạt 19.154 xe các loại, bao gồm 13.071 xe du lịch, 5.711 xe thương mại và 372 xe chuyên dụng, tăng 8% so với tháng 2/2020 nhưng giảm 41% so với tháng 3/2019.
Tuy nhiên, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường quý 1/2020 giảm 33% so với quý 1/2019. Trong đó, xe du lịch giảm 35%, xe thương mại giảm 26% và xe chuyên dụng giảm 32%. Với riêng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, quý 1/2020 có doanh số bán giảm 28% so với quý 1/2019.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Dự báo của các DN cho thấy, tình hình bán hàng quý 2/2020 cũng rất ảm đạm. Doanh số bán hàng tháng 4 giảm mạnh hơn tháng 3 và nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài thì cả tháng 5 lẫn tháng 6 cũng tiếp tục giảm.
DN ô tô mong mỏi đến ngày doanh số bán xe tăng trở lại[/i]
Hiện tại, hầu hết các DN ô tô đã tạm ngừng sản xuất nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhiều sự kiện ra mắt xe hơi bị hủy bỏ. Các đại lý bán xe cũng tạm đóng cửa. Nhu cầu về vận tải, đi lại của người dân và các DN giảm mạnh. Số lượng khách hàng có nhu cầu mua xe đã giảm sút đáng kể dẫn tới số lượng hợp đồng ký mới giảm mạnh. Các yếu tố trên đã trực tiếp ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của các DN ô tô.
Không chỉ với bán ô tô, ngay cả dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng cũng chịu tác động tương ứng. Thống kê của VAMA cho thấy, lượng xe đến sửa chữa tại các đại lý đã giảm khoảng 30-40% và có thể giảm tới 60-70% nếu tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các DN ô tô cho hay đã phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng giảm. Nếu doanh số bán giảm kéo dài thì DN sẽ phải giảm sản xuất, nhiều lao động có thể đối mặt với nguy cơ giảm thu nhập, mất việc làm.
Cắt giảm lao động
Cả nước có 358 DN sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 50 DN lắp ráp ô tô, 45 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe và hơn 250 DN sản xuất linh kiện, phụ tùng... với hơn 100.000 lao động. Nếu tính cả số lao động hưởng lợi gián tiếp từ ngành công nghiệp ô tô thì lên tới khoảng 300.000 người. Khi doanh số bán xe giảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhiều người lao động.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong quý 1/2020, ngành sản xuất xe có động cơ giảm 2,5%. Đây là mức giảm sâu so với mức tăng 17,9% cùng kỳ năm trước. Sản lượng ô tô sản xuất trong nước ước đạt 56.200 chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ. Chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ (trong đó có ô tô) tăng 122,5% so với cùng kỳ 2019.
Một DN ước tính nếu doanh số bán ô tô sản xuất lắp ráp trong nước giảm trên 10% trong năm 2020 thì khoảng 5% số lao động bị cắt giảm việc làm. Đấy là chưa kể nhiều lao động khác sẽ bị giảm lương.
Nhiều lao động ô tô có nguy cơ bị cắt giảm do nhà máy ngừng sản xuất[/i]
Tại Trung Quốc, sản xuất ô tô là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Tháng 2/2020 doanh số bán xe tại Trung Quốc giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng loạt hãng xe phải cắt giảm lương lao động từ 20-35% và cắt giảm lao động dư thừa.
Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2020, thị trường ô tô sẽ tăng trưởng âm 15%. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, sản lượng cũng như doanh số ô tô tại Việt Nam có thể giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhu cầu giảm dẫn đến sản xuất giảm và các DN buộc phải cắt giảm lao động.
Các DN ô tô chia sẻ, vấn đề đau đầu nhất hiện nay là đầu ra. Không bán được hàng thì DN sẽ gặp khó khăn. Các chi phí cơ bản hàng tháng rất lớn, trong khi nguồn thu từ kinh doanh giảm mạnh, sẽ khiến DN mất cân đối tài chính, nếu kéo dài sẽ phá sản.
Ngành công nghiệp ô tô là mô hình kinh doanh đa tầng gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất và các đại lý phân phối. Chuỗi kinh doanh này đóng góp đáng kể vào GDP của một quốc gia. Các ước tính cho thấy, đóng góp của ngành ô tô tại Việt Nam nằm trong khoảng 3% GDP mỗi năm, với hơn 7 tỷ USD vào năm 2019. Năm nay doanh số bán giảm mạnh, đóng góp cho GDP chắc chắn sẽ giảm theo.
Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến nay vào khoảng 2 triệu tỷ đồng, riêng kinh doanh ô tô và phụ tùng chiếm tới 548.000 tỷ đồng. Trong số đó, có nhiều DN vay vốn đầu tư các dự án lắp ráp ô tô, sản xuất linh kiện và mở đại lý mới, cũng như vay vốn lưu động để kinh doanh. Nếu doanh số bán giảm mạnh, nguồn thu không có, các DN này khó có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng.
Các DN ô tô hiện vẫn phải “gồng” mình để duy trì mọi hoạt động, nhưng mong muốn Chính phủ sớm có những gói kích cầu để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng, đảm bảo đời sống người lao động.
Theo Trần Thủy (Báo điện tử VietnamNet)
Số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán hàng toàn thị trường tháng 3/2020 đạt 19.154 xe các loại, bao gồm 13.071 xe du lịch, 5.711 xe thương mại và 372 xe chuyên dụng, tăng 8% so với tháng 2/2020 nhưng giảm 41% so với tháng 3/2019.
Tuy nhiên, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường quý 1/2020 giảm 33% so với quý 1/2019. Trong đó, xe du lịch giảm 35%, xe thương mại giảm 26% và xe chuyên dụng giảm 32%. Với riêng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, quý 1/2020 có doanh số bán giảm 28% so với quý 1/2019.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Dự báo của các DN cho thấy, tình hình bán hàng quý 2/2020 cũng rất ảm đạm. Doanh số bán hàng tháng 4 giảm mạnh hơn tháng 3 và nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài thì cả tháng 5 lẫn tháng 6 cũng tiếp tục giảm.
Hiện tại, hầu hết các DN ô tô đã tạm ngừng sản xuất nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhiều sự kiện ra mắt xe hơi bị hủy bỏ. Các đại lý bán xe cũng tạm đóng cửa. Nhu cầu về vận tải, đi lại của người dân và các DN giảm mạnh. Số lượng khách hàng có nhu cầu mua xe đã giảm sút đáng kể dẫn tới số lượng hợp đồng ký mới giảm mạnh. Các yếu tố trên đã trực tiếp ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của các DN ô tô.
Không chỉ với bán ô tô, ngay cả dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng cũng chịu tác động tương ứng. Thống kê của VAMA cho thấy, lượng xe đến sửa chữa tại các đại lý đã giảm khoảng 30-40% và có thể giảm tới 60-70% nếu tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các DN ô tô cho hay đã phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng giảm. Nếu doanh số bán giảm kéo dài thì DN sẽ phải giảm sản xuất, nhiều lao động có thể đối mặt với nguy cơ giảm thu nhập, mất việc làm.
Cắt giảm lao động
Cả nước có 358 DN sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 50 DN lắp ráp ô tô, 45 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe và hơn 250 DN sản xuất linh kiện, phụ tùng... với hơn 100.000 lao động. Nếu tính cả số lao động hưởng lợi gián tiếp từ ngành công nghiệp ô tô thì lên tới khoảng 300.000 người. Khi doanh số bán xe giảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhiều người lao động.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong quý 1/2020, ngành sản xuất xe có động cơ giảm 2,5%. Đây là mức giảm sâu so với mức tăng 17,9% cùng kỳ năm trước. Sản lượng ô tô sản xuất trong nước ước đạt 56.200 chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ. Chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ (trong đó có ô tô) tăng 122,5% so với cùng kỳ 2019.
Một DN ước tính nếu doanh số bán ô tô sản xuất lắp ráp trong nước giảm trên 10% trong năm 2020 thì khoảng 5% số lao động bị cắt giảm việc làm. Đấy là chưa kể nhiều lao động khác sẽ bị giảm lương.
Tại Trung Quốc, sản xuất ô tô là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Tháng 2/2020 doanh số bán xe tại Trung Quốc giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng loạt hãng xe phải cắt giảm lương lao động từ 20-35% và cắt giảm lao động dư thừa.
Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2020, thị trường ô tô sẽ tăng trưởng âm 15%. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, sản lượng cũng như doanh số ô tô tại Việt Nam có thể giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhu cầu giảm dẫn đến sản xuất giảm và các DN buộc phải cắt giảm lao động.
Các DN ô tô chia sẻ, vấn đề đau đầu nhất hiện nay là đầu ra. Không bán được hàng thì DN sẽ gặp khó khăn. Các chi phí cơ bản hàng tháng rất lớn, trong khi nguồn thu từ kinh doanh giảm mạnh, sẽ khiến DN mất cân đối tài chính, nếu kéo dài sẽ phá sản.
Ngành công nghiệp ô tô là mô hình kinh doanh đa tầng gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất và các đại lý phân phối. Chuỗi kinh doanh này đóng góp đáng kể vào GDP của một quốc gia. Các ước tính cho thấy, đóng góp của ngành ô tô tại Việt Nam nằm trong khoảng 3% GDP mỗi năm, với hơn 7 tỷ USD vào năm 2019. Năm nay doanh số bán giảm mạnh, đóng góp cho GDP chắc chắn sẽ giảm theo.
Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến nay vào khoảng 2 triệu tỷ đồng, riêng kinh doanh ô tô và phụ tùng chiếm tới 548.000 tỷ đồng. Trong số đó, có nhiều DN vay vốn đầu tư các dự án lắp ráp ô tô, sản xuất linh kiện và mở đại lý mới, cũng như vay vốn lưu động để kinh doanh. Nếu doanh số bán giảm mạnh, nguồn thu không có, các DN này khó có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng.
Các DN ô tô hiện vẫn phải “gồng” mình để duy trì mọi hoạt động, nhưng mong muốn Chính phủ sớm có những gói kích cầu để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng, đảm bảo đời sống người lao động.
Theo Trần Thủy (Báo điện tử VietnamNet)