baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
"Đang di chuyển trên đường, giáo viên chỉ một cửa hàng nói đỗ xe, sau bài thi tôi biết mình đã mất điểm vì đỗ gần bến xe buýt", Lan Phương, cô bạn người Việt 25 tuổi đã sống và làm việc tại Nhật Bản được 5 năm kể lại bài thi bằng lái xe hồi đầu năm.
Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ.
Quy trình thi bằng lái khắt khe ở Nhật.
Khác với Việt Nam, bài thi ngoài đường mới là những bước khó khăn nhất để lấy được tấm bằng lái xe hơi tại Nhật Bản. Mọi bài thi đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam. Để tăng tính an toàn và thực tế, đơn giản khi muốn rẽ tại ngã tư, nếu giáo viên ngồi ở ghế phụ nhận thấy thí sinh không quan sát đủ các hướng trước, sau, trái, phải sẽ tự động trừ điểm bài thi.
Dù cái lạnh cắt thịt đầu tháng 2 tại Nhật, Lan Phương vẫn phải tranh thủ gần như ngày nào cũng tới trường học lái để có thể lấy bằng sau thời gian khoảng một tháng. Ở đất nước mặt trời mọc, người tham gia học thi lấy bằng có thể chọn khóa học thông thường hoặc học nhanh trong thời gian khoảng 17 ngày.
Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn. Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại. Là con gái nên Phương chọn lái AT ít thao tác.
Mức chi phí từ khi học tới lấy bằng lái cho AT tốn khoảng 2.150 USD, rẻ hơn khoảng 100 USD so với bằng MT là 2.250 USD. Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT.
Một khóa học bằng lái xe tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản. Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường. Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học.
Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100. Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không.
Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 "đỏ", nếu quá sẽ trượt. Ở Nhật, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội.
Sau khi kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy cấp cho học viên một bằng lái tạm thời. Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm. Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự Việt Nam.
Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường công cộng thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ. Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông.
Lan Phương mất điểm ở bài đỗ xe ven đường trước cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật, có rất nhiều quy tắc về đỗ xe mà mỗi người lái xe hơi cần nhớ. Khi thầy giáo chỉ một chỗ ven đường và bảo dừng xe ở đó, Phương thực hiện ngay nhưng đáng tiếc lại mất điểm do khoảng cách đến bến xe buýt gần hơn quy định, không đủ an toàn.
Cô bạn chia sẻ, nhiều người khác lại mất điểm ở những lỗi chi tiết như khi đến ngã tư muốn rẽ. Nếu giáo viên nhận thấy người thi không quan sát đủ các hướng trái, phải, trước, sau sẽ bị trừ điểm. Hoặc ví như khi rẽ, nếu chừa khoảng cách tới lề đường quá rộng đủ để môtô chen vào cũng bị trừ điểm.
Đường phố đông đúc với đủ các loại phương tiện, biển báo.
Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp. Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.
Tuy nhiên, bằng lái xe tại Nhật không cho phép thời hạn 10 năm như hiện nay ở Việt Nam. Một năm đầu tiên, bằng lái có dán một tem nhỏ để phân biệt đây là bằng của lái xe mới. Bên cạnh dán tem, mỗi bằng lái mới có quỹ 4 điểm trong một năm. Tùy mức độ vi phạm giao thông mà bị trừ bao nhiêu điểm. Nặng nhất là 3 điểm liên quan đến lỗi gây ra tai nạn.
Qua một năm nếu không bị trừ quá 4 điểm, trung tâm sẽ cấp bằng lái khác với giới hạn mỗi 3 năm. Sau 3 năm, lái xe đến trung tâm làm một bài thi nếu qua sẽ tiếp tục gia hạn bằng lái.
Nếu người lái bị trừ quá 4 điểm khi chưa hết một năm, cảnh sát sẽ soạn giấy gửi về trung tâm để học lái một lớp, nếu qua sẽ cấp bằng đi tiếp, và thời hạn một năm lại bắt đầu. Lan Phương vui vẻ vì tới nay qua gần nửa năm nhưng cô chưa bị trừ điểm nào.
Đó là những khó khăn đối với người thi bằng lái tại Nhật, nhưng đối với công dân nước ngoài khi muốn đổi bằng lái tại đây còn khó khăn hơn nhiều. Từ việc trang phục thế nào cho phù hợp tới các thủ tục hành chính khiến nhiều người bật khóc. Với người mới lái mọi chuyện có thể dễ dàng, nhưng người đã quen phong cách chạy xe ở nước mình thì đến Nhật sẽ càng đòi hỏi gắt gao, bởi lẽ không ở đâu có hệ thống giao thông phức tạp và khắt khe như đất nước mặt trời mọc.
"Đang di chuyển trên đường, giáo viên chỉ một cửa hàng nói đỗ xe, sau bài thi tôi biết mình đã mất điểm vì đỗ gần bến xe buýt", Lan Phương, cô bạn người Việt 25 tuổi đã sống và làm việc tại Nhật Bản được 5 năm kể lại bài thi bằng lái xe hồi đầu năm.
Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ.
Quy trình thi bằng lái khắt khe ở Nhật.
Khác với Việt Nam, bài thi ngoài đường mới là những bước khó khăn nhất để lấy được tấm bằng lái xe hơi tại Nhật Bản. Mọi bài thi đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam. Để tăng tính an toàn và thực tế, đơn giản khi muốn rẽ tại ngã tư, nếu giáo viên ngồi ở ghế phụ nhận thấy thí sinh không quan sát đủ các hướng trước, sau, trái, phải sẽ tự động trừ điểm bài thi.
Dù cái lạnh cắt thịt đầu tháng 2 tại Nhật, Lan Phương vẫn phải tranh thủ gần như ngày nào cũng tới trường học lái để có thể lấy bằng sau thời gian khoảng một tháng. Ở đất nước mặt trời mọc, người tham gia học thi lấy bằng có thể chọn khóa học thông thường hoặc học nhanh trong thời gian khoảng 17 ngày.
Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn. Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại. Là con gái nên Phương chọn lái AT ít thao tác.
Mức chi phí từ khi học tới lấy bằng lái cho AT tốn khoảng 2.150 USD, rẻ hơn khoảng 100 USD so với bằng MT là 2.250 USD. Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT.
Một khóa học bằng lái xe tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản. Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường. Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học.
Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100. Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không.
Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 "đỏ", nếu quá sẽ trượt. Ở Nhật, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội.
Sau khi kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy cấp cho học viên một bằng lái tạm thời. Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm. Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự Việt Nam.
Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường công cộng thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ. Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông.
Lan Phương mất điểm ở bài đỗ xe ven đường trước cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật, có rất nhiều quy tắc về đỗ xe mà mỗi người lái xe hơi cần nhớ. Khi thầy giáo chỉ một chỗ ven đường và bảo dừng xe ở đó, Phương thực hiện ngay nhưng đáng tiếc lại mất điểm do khoảng cách đến bến xe buýt gần hơn quy định, không đủ an toàn.
Cô bạn chia sẻ, nhiều người khác lại mất điểm ở những lỗi chi tiết như khi đến ngã tư muốn rẽ. Nếu giáo viên nhận thấy người thi không quan sát đủ các hướng trái, phải, trước, sau sẽ bị trừ điểm. Hoặc ví như khi rẽ, nếu chừa khoảng cách tới lề đường quá rộng đủ để môtô chen vào cũng bị trừ điểm.
Đường phố đông đúc với đủ các loại phương tiện, biển báo.
Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp. Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.
Tuy nhiên, bằng lái xe tại Nhật không cho phép thời hạn 10 năm như hiện nay ở Việt Nam. Một năm đầu tiên, bằng lái có dán một tem nhỏ để phân biệt đây là bằng của lái xe mới. Bên cạnh dán tem, mỗi bằng lái mới có quỹ 4 điểm trong một năm. Tùy mức độ vi phạm giao thông mà bị trừ bao nhiêu điểm. Nặng nhất là 3 điểm liên quan đến lỗi gây ra tai nạn.
Qua một năm nếu không bị trừ quá 4 điểm, trung tâm sẽ cấp bằng lái khác với giới hạn mỗi 3 năm. Sau 3 năm, lái xe đến trung tâm làm một bài thi nếu qua sẽ tiếp tục gia hạn bằng lái.
Nếu người lái bị trừ quá 4 điểm khi chưa hết một năm, cảnh sát sẽ soạn giấy gửi về trung tâm để học lái một lớp, nếu qua sẽ cấp bằng đi tiếp, và thời hạn một năm lại bắt đầu. Lan Phương vui vẻ vì tới nay qua gần nửa năm nhưng cô chưa bị trừ điểm nào.
Đó là những khó khăn đối với người thi bằng lái tại Nhật, nhưng đối với công dân nước ngoài khi muốn đổi bằng lái tại đây còn khó khăn hơn nhiều. Từ việc trang phục thế nào cho phù hợp tới các thủ tục hành chính khiến nhiều người bật khóc. Với người mới lái mọi chuyện có thể dễ dàng, nhưng người đã quen phong cách chạy xe ở nước mình thì đến Nhật sẽ càng đòi hỏi gắt gao, bởi lẽ không ở đâu có hệ thống giao thông phức tạp và khắt khe như đất nước mặt trời mọc.
Theo Đức Huy (vnexpress.net)
Đức Huy
Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ.
Quy trình thi bằng lái khắt khe ở Nhật.
Khác với Việt Nam, bài thi ngoài đường mới là những bước khó khăn nhất để lấy được tấm bằng lái xe hơi tại Nhật Bản. Mọi bài thi đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam. Để tăng tính an toàn và thực tế, đơn giản khi muốn rẽ tại ngã tư, nếu giáo viên ngồi ở ghế phụ nhận thấy thí sinh không quan sát đủ các hướng trước, sau, trái, phải sẽ tự động trừ điểm bài thi.
Dù cái lạnh cắt thịt đầu tháng 2 tại Nhật, Lan Phương vẫn phải tranh thủ gần như ngày nào cũng tới trường học lái để có thể lấy bằng sau thời gian khoảng một tháng. Ở đất nước mặt trời mọc, người tham gia học thi lấy bằng có thể chọn khóa học thông thường hoặc học nhanh trong thời gian khoảng 17 ngày.
Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn. Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại. Là con gái nên Phương chọn lái AT ít thao tác.
Mức chi phí từ khi học tới lấy bằng lái cho AT tốn khoảng 2.150 USD, rẻ hơn khoảng 100 USD so với bằng MT là 2.250 USD. Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT.
Một khóa học bằng lái xe tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản. Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường. Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học.
Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100. Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không.
Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 "đỏ", nếu quá sẽ trượt. Ở Nhật, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội.
Sau khi kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy cấp cho học viên một bằng lái tạm thời. Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm. Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự Việt Nam.
Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường công cộng thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ. Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông.
Lan Phương mất điểm ở bài đỗ xe ven đường trước cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật, có rất nhiều quy tắc về đỗ xe mà mỗi người lái xe hơi cần nhớ. Khi thầy giáo chỉ một chỗ ven đường và bảo dừng xe ở đó, Phương thực hiện ngay nhưng đáng tiếc lại mất điểm do khoảng cách đến bến xe buýt gần hơn quy định, không đủ an toàn.
Cô bạn chia sẻ, nhiều người khác lại mất điểm ở những lỗi chi tiết như khi đến ngã tư muốn rẽ. Nếu giáo viên nhận thấy người thi không quan sát đủ các hướng trái, phải, trước, sau sẽ bị trừ điểm. Hoặc ví như khi rẽ, nếu chừa khoảng cách tới lề đường quá rộng đủ để môtô chen vào cũng bị trừ điểm.
Đường phố đông đúc với đủ các loại phương tiện, biển báo.
Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp. Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.
Tuy nhiên, bằng lái xe tại Nhật không cho phép thời hạn 10 năm như hiện nay ở Việt Nam. Một năm đầu tiên, bằng lái có dán một tem nhỏ để phân biệt đây là bằng của lái xe mới. Bên cạnh dán tem, mỗi bằng lái mới có quỹ 4 điểm trong một năm. Tùy mức độ vi phạm giao thông mà bị trừ bao nhiêu điểm. Nặng nhất là 3 điểm liên quan đến lỗi gây ra tai nạn.
Qua một năm nếu không bị trừ quá 4 điểm, trung tâm sẽ cấp bằng lái khác với giới hạn mỗi 3 năm. Sau 3 năm, lái xe đến trung tâm làm một bài thi nếu qua sẽ tiếp tục gia hạn bằng lái.
Nếu người lái bị trừ quá 4 điểm khi chưa hết một năm, cảnh sát sẽ soạn giấy gửi về trung tâm để học lái một lớp, nếu qua sẽ cấp bằng đi tiếp, và thời hạn một năm lại bắt đầu. Lan Phương vui vẻ vì tới nay qua gần nửa năm nhưng cô chưa bị trừ điểm nào.
Đó là những khó khăn đối với người thi bằng lái tại Nhật, nhưng đối với công dân nước ngoài khi muốn đổi bằng lái tại đây còn khó khăn hơn nhiều. Từ việc trang phục thế nào cho phù hợp tới các thủ tục hành chính khiến nhiều người bật khóc. Với người mới lái mọi chuyện có thể dễ dàng, nhưng người đã quen phong cách chạy xe ở nước mình thì đến Nhật sẽ càng đòi hỏi gắt gao, bởi lẽ không ở đâu có hệ thống giao thông phức tạp và khắt khe như đất nước mặt trời mọc.
"Đang di chuyển trên đường, giáo viên chỉ một cửa hàng nói đỗ xe, sau bài thi tôi biết mình đã mất điểm vì đỗ gần bến xe buýt", Lan Phương, cô bạn người Việt 25 tuổi đã sống và làm việc tại Nhật Bản được 5 năm kể lại bài thi bằng lái xe hồi đầu năm.
Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ.
Quy trình thi bằng lái khắt khe ở Nhật.
Khác với Việt Nam, bài thi ngoài đường mới là những bước khó khăn nhất để lấy được tấm bằng lái xe hơi tại Nhật Bản. Mọi bài thi đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam. Để tăng tính an toàn và thực tế, đơn giản khi muốn rẽ tại ngã tư, nếu giáo viên ngồi ở ghế phụ nhận thấy thí sinh không quan sát đủ các hướng trước, sau, trái, phải sẽ tự động trừ điểm bài thi.
Dù cái lạnh cắt thịt đầu tháng 2 tại Nhật, Lan Phương vẫn phải tranh thủ gần như ngày nào cũng tới trường học lái để có thể lấy bằng sau thời gian khoảng một tháng. Ở đất nước mặt trời mọc, người tham gia học thi lấy bằng có thể chọn khóa học thông thường hoặc học nhanh trong thời gian khoảng 17 ngày.
Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn. Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại. Là con gái nên Phương chọn lái AT ít thao tác.
Mức chi phí từ khi học tới lấy bằng lái cho AT tốn khoảng 2.150 USD, rẻ hơn khoảng 100 USD so với bằng MT là 2.250 USD. Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT.
Một khóa học bằng lái xe tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản. Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường. Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học.
Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100. Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không.
Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 "đỏ", nếu quá sẽ trượt. Ở Nhật, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội.
Sau khi kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy cấp cho học viên một bằng lái tạm thời. Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm. Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự Việt Nam.
Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường công cộng thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ. Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông.
Lan Phương mất điểm ở bài đỗ xe ven đường trước cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật, có rất nhiều quy tắc về đỗ xe mà mỗi người lái xe hơi cần nhớ. Khi thầy giáo chỉ một chỗ ven đường và bảo dừng xe ở đó, Phương thực hiện ngay nhưng đáng tiếc lại mất điểm do khoảng cách đến bến xe buýt gần hơn quy định, không đủ an toàn.
Cô bạn chia sẻ, nhiều người khác lại mất điểm ở những lỗi chi tiết như khi đến ngã tư muốn rẽ. Nếu giáo viên nhận thấy người thi không quan sát đủ các hướng trái, phải, trước, sau sẽ bị trừ điểm. Hoặc ví như khi rẽ, nếu chừa khoảng cách tới lề đường quá rộng đủ để môtô chen vào cũng bị trừ điểm.
Đường phố đông đúc với đủ các loại phương tiện, biển báo.
Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp. Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.
Tuy nhiên, bằng lái xe tại Nhật không cho phép thời hạn 10 năm như hiện nay ở Việt Nam. Một năm đầu tiên, bằng lái có dán một tem nhỏ để phân biệt đây là bằng của lái xe mới. Bên cạnh dán tem, mỗi bằng lái mới có quỹ 4 điểm trong một năm. Tùy mức độ vi phạm giao thông mà bị trừ bao nhiêu điểm. Nặng nhất là 3 điểm liên quan đến lỗi gây ra tai nạn.
Qua một năm nếu không bị trừ quá 4 điểm, trung tâm sẽ cấp bằng lái khác với giới hạn mỗi 3 năm. Sau 3 năm, lái xe đến trung tâm làm một bài thi nếu qua sẽ tiếp tục gia hạn bằng lái.
Nếu người lái bị trừ quá 4 điểm khi chưa hết một năm, cảnh sát sẽ soạn giấy gửi về trung tâm để học lái một lớp, nếu qua sẽ cấp bằng đi tiếp, và thời hạn một năm lại bắt đầu. Lan Phương vui vẻ vì tới nay qua gần nửa năm nhưng cô chưa bị trừ điểm nào.
Đó là những khó khăn đối với người thi bằng lái tại Nhật, nhưng đối với công dân nước ngoài khi muốn đổi bằng lái tại đây còn khó khăn hơn nhiều. Từ việc trang phục thế nào cho phù hợp tới các thủ tục hành chính khiến nhiều người bật khóc. Với người mới lái mọi chuyện có thể dễ dàng, nhưng người đã quen phong cách chạy xe ở nước mình thì đến Nhật sẽ càng đòi hỏi gắt gao, bởi lẽ không ở đâu có hệ thống giao thông phức tạp và khắt khe như đất nước mặt trời mọc.
Theo Đức Huy (vnexpress.net)
Đức Huy