Đáng chú ý là trong đó, các loại ôtô nhập khẩu từ Thái Lan chiếm đến trên 95% về lượng và trên 88% về giá trị. Trong tháng 3/2018, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu mặt hàng ôtô nguyên chiếc từ 11 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới sau khi Hyundai Thành Công chuyển các mẫu xe nhập khẩu từ Ấn Độ về sản xuất, lắp ráp trong nước.
Ngay những ngày đầu tháng 3, một số lô xe nhập khẩu từ Thái Lan đã bắt đầu nối đuôi nhau cập cảng.[/i]
Lý do giúp mặt hàng ôtô nguyên chiếc (CBU) nhập khẩu từ Thái Lan tăng đột biến là bởi vào tháng 2/2018, Bộ Giao thông Vận tải đã chấp thuận Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA) do quốc gia này cung cấp. Sau khi đáp ứng được các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ và Thông tư 03 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định 116, một số hãng xe đã lập tức tiến hành nhập khẩu ôtô từ Thái Lan.
Ngay những ngày đầu tháng 3, một số lô xe nhập khẩu từ Thái Lan (và sau đó là Indonesia) đã bắt đầu nối đuôi nhau cập cảng. Trong số những lô xe ít ỏi đã nhập khẩu về nước, các loại xe mang thương hiệu Honda chiếm tỷ lệ áp đảo, số ít khác mang các thương hiệu Suzuki, GM và Toyota.
Thời điểm này, ngoài Thái Lan thì VTA do Chính phủ Indonesia cung cấp cũng đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận đủ điều kiện. Tuy nhiên, do số mẫu xe được nhập khẩu từ quốc gia này không nhiều nên trong tháng 3, lượng xe nhập khẩu từ đất nước vạn đảo mới đạt vẻn vẹn 3 chiếc.
Tại thị trường Việt Nam, mẫu xe đa dụng 7 chỗ ngồi Toyota Fortuner chiếm đa số trong kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Indonesia. Hiện tại, liên doanh Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành nhập khẩu Fortuner về nước song dự đoán phải cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5/2018 các lô xe này mới có thể về đến Việt Nam.
Qua giai đoạn quý 1 bị ách tắc và quý 2 diễn ra nhỏ giọt, dự kiến bắt đầu từ tháng 6/2018, mặt hàng ô tô CBU nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Lúc này, ôtô nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN cũng đã bắt đầu được nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên, do đây đa số là các loại xe mang các thương hiệu hạng sang nên số lượng không đáng kể.
Trong khi đó, ôtô phổ thông nhập khẩu từ một số nước truyền thống trước đây như Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng không còn nhiều, bởi lẽ các loại xe tương đương hầu hết đã và sẽ tiếp tục được chuyển sang nhập khẩu từ các nước ASEAN hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo Đức Thọ (VnEconomy)
Lý do giúp mặt hàng ôtô nguyên chiếc (CBU) nhập khẩu từ Thái Lan tăng đột biến là bởi vào tháng 2/2018, Bộ Giao thông Vận tải đã chấp thuận Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA) do quốc gia này cung cấp. Sau khi đáp ứng được các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ và Thông tư 03 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định 116, một số hãng xe đã lập tức tiến hành nhập khẩu ôtô từ Thái Lan.
Ngay những ngày đầu tháng 3, một số lô xe nhập khẩu từ Thái Lan (và sau đó là Indonesia) đã bắt đầu nối đuôi nhau cập cảng. Trong số những lô xe ít ỏi đã nhập khẩu về nước, các loại xe mang thương hiệu Honda chiếm tỷ lệ áp đảo, số ít khác mang các thương hiệu Suzuki, GM và Toyota.
Thời điểm này, ngoài Thái Lan thì VTA do Chính phủ Indonesia cung cấp cũng đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận đủ điều kiện. Tuy nhiên, do số mẫu xe được nhập khẩu từ quốc gia này không nhiều nên trong tháng 3, lượng xe nhập khẩu từ đất nước vạn đảo mới đạt vẻn vẹn 3 chiếc.
Tại thị trường Việt Nam, mẫu xe đa dụng 7 chỗ ngồi Toyota Fortuner chiếm đa số trong kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Indonesia. Hiện tại, liên doanh Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành nhập khẩu Fortuner về nước song dự đoán phải cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5/2018 các lô xe này mới có thể về đến Việt Nam.
Qua giai đoạn quý 1 bị ách tắc và quý 2 diễn ra nhỏ giọt, dự kiến bắt đầu từ tháng 6/2018, mặt hàng ô tô CBU nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Lúc này, ôtô nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN cũng đã bắt đầu được nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên, do đây đa số là các loại xe mang các thương hiệu hạng sang nên số lượng không đáng kể.
Trong khi đó, ôtô phổ thông nhập khẩu từ một số nước truyền thống trước đây như Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng không còn nhiều, bởi lẽ các loại xe tương đương hầu hết đã và sẽ tiếp tục được chuyển sang nhập khẩu từ các nước ASEAN hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo Đức Thọ (VnEconomy)