baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Nằm khiêm tốn trên tuyến đường Âu Cơ, quận Tân Bình, TP HCM sầm uất, tiệm sửa chữa xe Vespa của ông Bùi Ngọc Hùng những ngày giáp Tết luôn đông khách. Với diện tích tiệm chỉ vỏn vẹn hơn 20 m2, gần 10 chiếc xe Vespa cổ khách gửi sửa đã nằm choán hết lối đi. Ông chủ tiệm 2 tay lấm lem dầu nhớt luôn hồ hởi, nhiệt tình với khách hàng. “Những ngày này, thợ thầy phải làm cật lực mới kịp giao xe cho khách đi chơi Tết” - ông Hùng cho biết.
Thăng trầm với nghề
Vì miếng cơm manh áo, năm 12 tuổi, ông Hùng đã theo học nghề sửa Vespa. Sau khi Sài Gòn giải phóng, xe Vespa được dùng khá phổ biến. Vì vậy, thợ làm nghề sửa chữa, tân trang xe này sống khỏe. Thời điểm ấy, dù là thợ học việc nhưng ông Hùng có thể tự lo cho mình, không phụ thuộc vào gia đình.
Theo nghề được một thời gian, năm 1985, ông Hùng lên đường nhập ngũ. Sau 3 năm chiến đấu ở chiến trường Campuchia, ông xuất ngũ. Muốn mở tiệm nhưng trong tay không có vốn, ông đành xin phụ việc cho một tiệm sửa xe Vespa ở quận 11. Chút kiến thức nghề tích lũy được trước khi nhập ngũ cùng với ý thức ham học hỏi đã giúp ông Hùng sớm trở thành trụ cột của tiệm.
Ông Hùng tháo máy một chiếc Vespa để tân trang[/i]
Đã gần 30 năm trôi qua nhưng ông Hùng vẫn không nén được xúc động khi nhớ đến khoảng thời gian ấy. “Thời ấy, cũng như phụ tùng Vespa, xăng là mặt hàng khan hiếm. Những lần tháo xăng ra khỏi xe để sửa mà làm rơi rớt 1 giọt, tôi lập tức bị thầy gõ đầu, nhắc nhở ngay. Nghề sửa Vespa là vậy. Để có thể tiến xa, người thợ phải có tinh thần tỉ mỉ và cầu thị, chỉn chu từ những việc nhỏ nhất” - ông Hùng nhớ lại.
Năm 1990, sau gần 5 năm tích cóp, ông Hùng mới có đủ vốn liếng để mở tiệm riêng. Chỉ với một thùng dụng cụ chưa đầy 20 món, ông theo nghề cho tới nay.
Giữ khách nhờ chữ tín
Ít ai biết được trong số các thợ sửa Vespa cổ còn bám nghề ở TP HCM, ông Hùng là người có tuổi đời nhỏ nhất, mới 46. “Phù thủy” độ Vespa cổ là biệt danh mà dân chơi xe tại TP HCM gán cho ông.
Ông Hùng cho biết để thực hiện các công đoạn sửa chữa, bảo dưỡng và tân trang xe thành thạo, ngoài kiên nhẫn, người thợ còn phải tự tích lũy kinh nghiệm. Bí quyết thành công, theo ông Hùng, là chịu khó quan sát và thực hành đến khi nào thuần thục mới thôi. Nghề độ xe Vespa cổ đặc biệt đòi hỏi cao ở kiến thức và sự sáng tạo ở người thợ. Thực tế, để có thể phục chế thành công một chiếc Vespa cổ theo yêu cầu của khách, người thợ phải am hiểu từng dòng xe, đặc biệt là đặc tính từng loại phụ tùng. Với nghề độ Vespa cổ, khó nhất là tìm phụ tùng thay thế bởi loại xe này có tuổi thọ hàng chục năm.
Ông Hùng trăn trở
“Thế hệ trẻ bây giờ không mặn mà với nghề này, phần vì xe Vespa cổ hết thịnh hành, phần do công việc vất vả, thu nhập không cao. Tôi luôn canh cánh nỗi lo nghề sẽ bị mai một và chỉ mong có đệ tử để truyền nghề”
Để giải quyết bài toán khó này, ông Hùng tranh thủ tối đa các mối quan hệ rồi lùng mua xe cũ và tận dụng những chi tiết máy còn dùng được. Giới chơi xe Vespa cổ rất nể tài của ông Hùng. Một số chi tiết máy tưởng bỏ đi nhưng qua đôi tay khéo léo, tinh tế của ông đã trở nên hữu dụng. Chứng kiến cảnh ông Hùng khéo léo cắt, gọt các phụ kiện rồi “mông má” để phục chế gần như nguyên bản xe cũ, chúng tôi rất khâm phục.
Với ông Hùng, khách hàng không chỉ là thượng đế mà còn là tri kỷ. Có năm, ông chuẩn bị đón giao thừa thì có khách điện thoại cầu cứu vì xe Vespa đột ngột chết máy. Nhận được tin, ông vội vàng mang đồ nghề đến giúp ngay. Khi ông khắc phục sự cố cho khách xong thì cũng đến thời khắc giao thừa. “Đó là một kỷ niệm khó quên trong đời. Giữ chữ tín và có cái tâm với nghề thì người thợ mới có thể tồn tại và được khách hàng quý trọng” - ông tâm sự.
Tiếng lành đồn xa, không chỉ khách hàng ở TP HCM, mà nhiều người sưu tầm Vespa cổ tại thủ đô Hà Nội và nước ngoài cũng mang xe đến ông nhờ phục chế. “Giao xe cho ông Hùng tôi rất an tâm bởi ông có tay nghề cao, nhất là tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết trong công việc. Tố chất ấy đã làm lên thương hiệu Hùng Vespa” - ông Phan Hoàng Mạnh - ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội - nhận xét.
Theo Hồng Nhung (nld.com.vn)
Thăng trầm với nghề
Vì miếng cơm manh áo, năm 12 tuổi, ông Hùng đã theo học nghề sửa Vespa. Sau khi Sài Gòn giải phóng, xe Vespa được dùng khá phổ biến. Vì vậy, thợ làm nghề sửa chữa, tân trang xe này sống khỏe. Thời điểm ấy, dù là thợ học việc nhưng ông Hùng có thể tự lo cho mình, không phụ thuộc vào gia đình.
Theo nghề được một thời gian, năm 1985, ông Hùng lên đường nhập ngũ. Sau 3 năm chiến đấu ở chiến trường Campuchia, ông xuất ngũ. Muốn mở tiệm nhưng trong tay không có vốn, ông đành xin phụ việc cho một tiệm sửa xe Vespa ở quận 11. Chút kiến thức nghề tích lũy được trước khi nhập ngũ cùng với ý thức ham học hỏi đã giúp ông Hùng sớm trở thành trụ cột của tiệm.
Đã gần 30 năm trôi qua nhưng ông Hùng vẫn không nén được xúc động khi nhớ đến khoảng thời gian ấy. “Thời ấy, cũng như phụ tùng Vespa, xăng là mặt hàng khan hiếm. Những lần tháo xăng ra khỏi xe để sửa mà làm rơi rớt 1 giọt, tôi lập tức bị thầy gõ đầu, nhắc nhở ngay. Nghề sửa Vespa là vậy. Để có thể tiến xa, người thợ phải có tinh thần tỉ mỉ và cầu thị, chỉn chu từ những việc nhỏ nhất” - ông Hùng nhớ lại.
Năm 1990, sau gần 5 năm tích cóp, ông Hùng mới có đủ vốn liếng để mở tiệm riêng. Chỉ với một thùng dụng cụ chưa đầy 20 món, ông theo nghề cho tới nay.
Giữ khách nhờ chữ tín
Ít ai biết được trong số các thợ sửa Vespa cổ còn bám nghề ở TP HCM, ông Hùng là người có tuổi đời nhỏ nhất, mới 46. “Phù thủy” độ Vespa cổ là biệt danh mà dân chơi xe tại TP HCM gán cho ông.
Ông Hùng cho biết để thực hiện các công đoạn sửa chữa, bảo dưỡng và tân trang xe thành thạo, ngoài kiên nhẫn, người thợ còn phải tự tích lũy kinh nghiệm. Bí quyết thành công, theo ông Hùng, là chịu khó quan sát và thực hành đến khi nào thuần thục mới thôi. Nghề độ xe Vespa cổ đặc biệt đòi hỏi cao ở kiến thức và sự sáng tạo ở người thợ. Thực tế, để có thể phục chế thành công một chiếc Vespa cổ theo yêu cầu của khách, người thợ phải am hiểu từng dòng xe, đặc biệt là đặc tính từng loại phụ tùng. Với nghề độ Vespa cổ, khó nhất là tìm phụ tùng thay thế bởi loại xe này có tuổi thọ hàng chục năm.
Ông Hùng trăn trở
“Thế hệ trẻ bây giờ không mặn mà với nghề này, phần vì xe Vespa cổ hết thịnh hành, phần do công việc vất vả, thu nhập không cao. Tôi luôn canh cánh nỗi lo nghề sẽ bị mai một và chỉ mong có đệ tử để truyền nghề”
Để giải quyết bài toán khó này, ông Hùng tranh thủ tối đa các mối quan hệ rồi lùng mua xe cũ và tận dụng những chi tiết máy còn dùng được. Giới chơi xe Vespa cổ rất nể tài của ông Hùng. Một số chi tiết máy tưởng bỏ đi nhưng qua đôi tay khéo léo, tinh tế của ông đã trở nên hữu dụng. Chứng kiến cảnh ông Hùng khéo léo cắt, gọt các phụ kiện rồi “mông má” để phục chế gần như nguyên bản xe cũ, chúng tôi rất khâm phục.
Với ông Hùng, khách hàng không chỉ là thượng đế mà còn là tri kỷ. Có năm, ông chuẩn bị đón giao thừa thì có khách điện thoại cầu cứu vì xe Vespa đột ngột chết máy. Nhận được tin, ông vội vàng mang đồ nghề đến giúp ngay. Khi ông khắc phục sự cố cho khách xong thì cũng đến thời khắc giao thừa. “Đó là một kỷ niệm khó quên trong đời. Giữ chữ tín và có cái tâm với nghề thì người thợ mới có thể tồn tại và được khách hàng quý trọng” - ông tâm sự.
Tiếng lành đồn xa, không chỉ khách hàng ở TP HCM, mà nhiều người sưu tầm Vespa cổ tại thủ đô Hà Nội và nước ngoài cũng mang xe đến ông nhờ phục chế. “Giao xe cho ông Hùng tôi rất an tâm bởi ông có tay nghề cao, nhất là tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết trong công việc. Tố chất ấy đã làm lên thương hiệu Hùng Vespa” - ông Phan Hoàng Mạnh - ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội - nhận xét.
Theo Hồng Nhung (nld.com.vn)