thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Với sắc lệnh vừa được ban bố, Arabia Saudi trở thành nước cuối cùng trên thế giới cho phép nữ giới ngồi sau vôlăng.
Sắc lệnh này nhấn mạnh rằng lợi ích của việc cho phép phụ nữ lái xe còn lớn hơn so với tác động tiêu cực của việc này mang lại, đồng thời khẳng định việc cấp giấy phép lái xe cho phụ nữ sẽ tuân thủ các quy định Hồi giáo và quy định giao thông.
Arabia Saudi trở thành nước cuối cùng trên thế giới cho phép nữ giới ngồi sau vôlăng[/i]
Từ nay đến khi sắc lệnh có hiệu lực, Arabia Saudi có thời gian thực hiện các công tác chuẩn bị như mở rộng các cơ sở cấp phép lái xe, phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho hàng triệu lái xe mới...
Ngoài ra, Quốc vương Abdulaziz al Saut cũng ra lệnh thành lập một ủy ban cấp cao gồm các Bộ nội vụ, tài chính, lao động và phát triển xã hội, có nhiệm vụ nghiên cứu việc chuẩn bị thực thi luật mới này.
Quyết định này là một phần trong chương trình cải cách đầy tham vọng của Saudi Arabia nhằm thích nghi với kỷ nguyên thời hậu dầu mỏ và nâng cao danh tiếng của nước này về vấn đề bình đẳng giới.
Trước đó, những nam giới Arab Saudi sùng đạo cho rằng để phụ nữ lái xe đồng nghĩa với việc bắt đầu sự sụp đổ đạo đức. Từ đó, phụ nữ có thể tự do lái xe ra khỏi nhà và đi bất kỳ đâu mà không được phép của chồng. Để tránh những lo ngại này, nam giới Arab Saudi thường phản đối yêu cầu quyền được lái xe của phụ nữ tại đất nước họ.
Phụ nữ tại Arab Saudi không ngừng đấu tranh đòi quyền lái xe[/i]
Cho đến trước khi Quốc vương ban hành sắc lệnh cho phép phụ nữ lái xe, Arab Saudi là quốc gia duy nhất áp dụng lệnh cấm lái xe đối với tất cả phụ nữ, dù là người trong nước hay nước ngoài. Vì thế mà nhiều gia đình đã phải thuê lái xe riêng với giá khoảng từ 300-400 USD/tháng. Nếu gia đình nào không có đủ tiền chi trả khoản này thì phụ nữ buộc phải phụ thuộc vào nam giới trong gia đình để đưa họ đi làm, đi học, mua sắm, tới bác sĩ…
Z0N (forum.autodaily.vn)
Sắc lệnh này nhấn mạnh rằng lợi ích của việc cho phép phụ nữ lái xe còn lớn hơn so với tác động tiêu cực của việc này mang lại, đồng thời khẳng định việc cấp giấy phép lái xe cho phụ nữ sẽ tuân thủ các quy định Hồi giáo và quy định giao thông.
Từ nay đến khi sắc lệnh có hiệu lực, Arabia Saudi có thời gian thực hiện các công tác chuẩn bị như mở rộng các cơ sở cấp phép lái xe, phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho hàng triệu lái xe mới...
Ngoài ra, Quốc vương Abdulaziz al Saut cũng ra lệnh thành lập một ủy ban cấp cao gồm các Bộ nội vụ, tài chính, lao động và phát triển xã hội, có nhiệm vụ nghiên cứu việc chuẩn bị thực thi luật mới này.
Quyết định này là một phần trong chương trình cải cách đầy tham vọng của Saudi Arabia nhằm thích nghi với kỷ nguyên thời hậu dầu mỏ và nâng cao danh tiếng của nước này về vấn đề bình đẳng giới.
Trước đó, những nam giới Arab Saudi sùng đạo cho rằng để phụ nữ lái xe đồng nghĩa với việc bắt đầu sự sụp đổ đạo đức. Từ đó, phụ nữ có thể tự do lái xe ra khỏi nhà và đi bất kỳ đâu mà không được phép của chồng. Để tránh những lo ngại này, nam giới Arab Saudi thường phản đối yêu cầu quyền được lái xe của phụ nữ tại đất nước họ.
Cho đến trước khi Quốc vương ban hành sắc lệnh cho phép phụ nữ lái xe, Arab Saudi là quốc gia duy nhất áp dụng lệnh cấm lái xe đối với tất cả phụ nữ, dù là người trong nước hay nước ngoài. Vì thế mà nhiều gia đình đã phải thuê lái xe riêng với giá khoảng từ 300-400 USD/tháng. Nếu gia đình nào không có đủ tiền chi trả khoản này thì phụ nữ buộc phải phụ thuộc vào nam giới trong gia đình để đưa họ đi làm, đi học, mua sắm, tới bác sĩ…
Z0N (forum.autodaily.vn)