Những thiệt thòi từ thiếu hiểu biết
Ông Đinh Quang Tấn, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới - Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết: Một trong những trường hợp bị từ chối bảo hiểm nhiều nhất đó là việc khách hàng sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) không hợp lệ khi xảy ra tai nạn. Cụ thể, lái xe trên 9 chỗ ngồi nhưng lái xe chỉ được cấp GPLX hạn B2, hoặc lái xe trong mục đich kinh doanh trong khi sử dụng loại GPLX không được lái xe kinh doanh... Hoặc, nhiều trường hợp khách hàng gặp nạn khi bảo hiểm vẫn còn có hiệu lực đền bù, nhưng khách hàng đã bị từ chối bảo hiểm vì một sơ suất rất đáng trách đó là giấy đăng kiểm đã hết hạn...
Nhiều trường hợp gặp nạn cũng không được bồi thường mà lỗi thuộc về phía chủ xe, lái xe. ảnh minh họa[/i]
Cũng theo ông Tấn, hiện xe máy vẫn là loại phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, trong xe máy luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, cháy nổ, nhưng lại không được mấy người quan tâm. Khách hàng cho rằng giá trị tài sản chưa đủ lớn (chỉ vài chục triệu đồng), nên tiện thì mua bảo hiểm không thì cứ đi, hoặc mang nặng tâm lý khó đòi bồi thường nên không mặn mà. Nếu mua bảo hiểm cháy nổ thì nhiều trường khách hàng đã được bảo hiểm đền bù. Hiện thủ tục bồi thường cho xe máy cháy nổ được coi như đơn giản nhất, bởi nó chỉ có quan hệ giữa chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm. khi đó doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng muốn chứng tỏ khả năng phục vụ khách hàng tốt nhất, vì cũng không thể đổ lỗi cho ai gây nên việc chậm trễ như một số sản phẩm bảo hiểm khác.
Anh Lê Văn Vĩnh, nhân viên bán bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Dầu khí cho biết: Năm 2013, một khách hàng là Việt kiều Mỹ thuê xe Honda Civic tự lái và gây tai nạn, chi phí sửa chữa xe mất 120 triệu đồng. Sau đó chủ xe Civic yêu cầu được bảo hiểm đền bù, tuy nhiên khi đến gặp bảo hiểm họ mới té ngửa rằng ông Việt kiều sử dụng GPLX quốc tế không hợp lệ trong việc đền bù bảo hiểm, bởi theo quy định, GPLX quốc tế chỉ có hiệu lực đền bù khi người có GPLX tới Tổng cục Đường bộ đề nghị đổi sang GPLX Việt Nam, như vậy dù đã mua bảo hiểm nhưng chủ xe Honda Civic và ông Việt kiều vẫn phải gánh thiệt hại.
Tránh những rủi ro
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam khuyến cáo, để tránh những tranh cãi, kiện tụng giữa khách hàng và phía bảo hiểm, trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm khách hàng phải yêu cầu người bán bảo hiểm tư vấn kỹ càng, yêu cầu giải đáp những câu chữ khó hiểu, đọc kỹ những quy tắc, điều khoản bảo hiểm, cần được giải thích rõ những điều khoản chung chung trong hợp đồng. Khi tìm hiểu về công ty bảo hiểm bạn hãy chú ý tới khả năng về vật chất, năng lực, thái độ phục vụ của từng công ty bảo hiểm. Vì ôtô, xe máy là phương tiện di chuyển liên tục, tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, do đó, một công ty bảo hiểm có mạng lưới, chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc sẽ là doanh nghiệp có khả năng phục vụ, giải quyết đền bù cho khách hàng nhanh nhất. Tiếp đó, bạn nên chú ý tới lịch sử bồi thường của các công ty bảo hiểm, nếu công ty nào có lịch sử đền bù nhiều nhất, nhanh nhất, ít xảy ra kiện tụng từ khách hàng thì đó chính là công ty bảo hiểm uy tín nhất...
Còn theo kết quả khảo sát với hơn 1.000 chủ xe ôtô trên toàn quốc có tham gia bảo hiểm do Công ty Tư vấn và Nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện vào tháng 7/2012 cũng cho thấy, chất lượng dịch vụ bồi thường chính là yếu tố then chốt nhất khi khách hàng cân nhắc tham gia bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thấp - rủi ro cao
Khách hàng ai cũng muốn tiết kiệm chi phí, nhưng việc chọn một công ty có mức phí bảo hiểm thấp đồng nghĩa với việc bạn có thể gặp nhiều rủi ro. Theo ông Phùng Đắc Lộc, sự chênh lệch về phí bảo hiểm xuất phát từ sự khác biệt về quyền lợi bảo hiểm. Ví dụ: Bao gồm hoặc không bao gồm bảo hiểm thủy kích, có được sửa chữa xe tại garage chính hãng hay không, có phải trả thêm tiền khi thay thế phụ tùng mới hay không…; hay sự khác biệt về số tiền bảo hiểm (được công ty bảo hiểm đúng giá trị thị trường hay dưới giá trị). Bên cạnh đó, cam kết về dịch vụ cứu hộ miễn phí cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về mức phí bảo hiểm và đặc biệt là phạm vi bảo hiểm. Thông thường, gói bảo hiểm đắt hơn có phạm vi bảo hiểm mở rộng hơn.
Ông Lộc khuyến cáo, mức phí bảo hiểm cũng liên quan đến chất lượng dịch vụ bồi thường, nếu quỹ bồi thường thu từ phí không đủ bù đắp cho thiệt hại được bồi thường xảy ra thì sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải chậm trễ, dây dưa trong giải quyết bồi thường. Vì vậy, khách hàng nên thận trọng hơn với cách lựa chọn mức giá khi chọn mua bảo hiểm.
Theo Quỳnh Trang - Thanh Vũ (VnMedia)
Ông Đinh Quang Tấn, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới - Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết: Một trong những trường hợp bị từ chối bảo hiểm nhiều nhất đó là việc khách hàng sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) không hợp lệ khi xảy ra tai nạn. Cụ thể, lái xe trên 9 chỗ ngồi nhưng lái xe chỉ được cấp GPLX hạn B2, hoặc lái xe trong mục đich kinh doanh trong khi sử dụng loại GPLX không được lái xe kinh doanh... Hoặc, nhiều trường hợp khách hàng gặp nạn khi bảo hiểm vẫn còn có hiệu lực đền bù, nhưng khách hàng đã bị từ chối bảo hiểm vì một sơ suất rất đáng trách đó là giấy đăng kiểm đã hết hạn...
Cũng theo ông Tấn, hiện xe máy vẫn là loại phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, trong xe máy luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, cháy nổ, nhưng lại không được mấy người quan tâm. Khách hàng cho rằng giá trị tài sản chưa đủ lớn (chỉ vài chục triệu đồng), nên tiện thì mua bảo hiểm không thì cứ đi, hoặc mang nặng tâm lý khó đòi bồi thường nên không mặn mà. Nếu mua bảo hiểm cháy nổ thì nhiều trường khách hàng đã được bảo hiểm đền bù. Hiện thủ tục bồi thường cho xe máy cháy nổ được coi như đơn giản nhất, bởi nó chỉ có quan hệ giữa chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm. khi đó doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng muốn chứng tỏ khả năng phục vụ khách hàng tốt nhất, vì cũng không thể đổ lỗi cho ai gây nên việc chậm trễ như một số sản phẩm bảo hiểm khác.
Anh Lê Văn Vĩnh, nhân viên bán bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Dầu khí cho biết: Năm 2013, một khách hàng là Việt kiều Mỹ thuê xe Honda Civic tự lái và gây tai nạn, chi phí sửa chữa xe mất 120 triệu đồng. Sau đó chủ xe Civic yêu cầu được bảo hiểm đền bù, tuy nhiên khi đến gặp bảo hiểm họ mới té ngửa rằng ông Việt kiều sử dụng GPLX quốc tế không hợp lệ trong việc đền bù bảo hiểm, bởi theo quy định, GPLX quốc tế chỉ có hiệu lực đền bù khi người có GPLX tới Tổng cục Đường bộ đề nghị đổi sang GPLX Việt Nam, như vậy dù đã mua bảo hiểm nhưng chủ xe Honda Civic và ông Việt kiều vẫn phải gánh thiệt hại.
Tránh những rủi ro
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam khuyến cáo, để tránh những tranh cãi, kiện tụng giữa khách hàng và phía bảo hiểm, trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm khách hàng phải yêu cầu người bán bảo hiểm tư vấn kỹ càng, yêu cầu giải đáp những câu chữ khó hiểu, đọc kỹ những quy tắc, điều khoản bảo hiểm, cần được giải thích rõ những điều khoản chung chung trong hợp đồng. Khi tìm hiểu về công ty bảo hiểm bạn hãy chú ý tới khả năng về vật chất, năng lực, thái độ phục vụ của từng công ty bảo hiểm. Vì ôtô, xe máy là phương tiện di chuyển liên tục, tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, do đó, một công ty bảo hiểm có mạng lưới, chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc sẽ là doanh nghiệp có khả năng phục vụ, giải quyết đền bù cho khách hàng nhanh nhất. Tiếp đó, bạn nên chú ý tới lịch sử bồi thường của các công ty bảo hiểm, nếu công ty nào có lịch sử đền bù nhiều nhất, nhanh nhất, ít xảy ra kiện tụng từ khách hàng thì đó chính là công ty bảo hiểm uy tín nhất...
Còn theo kết quả khảo sát với hơn 1.000 chủ xe ôtô trên toàn quốc có tham gia bảo hiểm do Công ty Tư vấn và Nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện vào tháng 7/2012 cũng cho thấy, chất lượng dịch vụ bồi thường chính là yếu tố then chốt nhất khi khách hàng cân nhắc tham gia bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thấp - rủi ro cao
Khách hàng ai cũng muốn tiết kiệm chi phí, nhưng việc chọn một công ty có mức phí bảo hiểm thấp đồng nghĩa với việc bạn có thể gặp nhiều rủi ro. Theo ông Phùng Đắc Lộc, sự chênh lệch về phí bảo hiểm xuất phát từ sự khác biệt về quyền lợi bảo hiểm. Ví dụ: Bao gồm hoặc không bao gồm bảo hiểm thủy kích, có được sửa chữa xe tại garage chính hãng hay không, có phải trả thêm tiền khi thay thế phụ tùng mới hay không…; hay sự khác biệt về số tiền bảo hiểm (được công ty bảo hiểm đúng giá trị thị trường hay dưới giá trị). Bên cạnh đó, cam kết về dịch vụ cứu hộ miễn phí cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về mức phí bảo hiểm và đặc biệt là phạm vi bảo hiểm. Thông thường, gói bảo hiểm đắt hơn có phạm vi bảo hiểm mở rộng hơn.
Ông Lộc khuyến cáo, mức phí bảo hiểm cũng liên quan đến chất lượng dịch vụ bồi thường, nếu quỹ bồi thường thu từ phí không đủ bù đắp cho thiệt hại được bồi thường xảy ra thì sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải chậm trễ, dây dưa trong giải quyết bồi thường. Vì vậy, khách hàng nên thận trọng hơn với cách lựa chọn mức giá khi chọn mua bảo hiểm.
Theo Quỳnh Trang - Thanh Vũ (VnMedia)