Ôtô Thái Lan “gánh” cả thị trường ôtô nhập khẩu

Tiểu Long

Chuyên gia
otohondahcm-.jpg
Thời điểm này, chỉ cần một lô xe số lượng lớn nhập khẩu từ Thái Lan về nước cũng đủ "gánh" phần lớn cho tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô.[/i]
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tổng số 2.397 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu về nước tháng 4/2018 đã có đến 2.230 xe mang xuất xứ Thái Lan, chiếm tỷ lệ 93%. Xét về giá trị, ôtô Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ đến xấp xỉ 84% trong tổng số hơn 51,7 triệu USD, đạt giá trị kim ngạch hơn 43,4 triệu USD.
Không chỉ riêng tháng 4, ôtô nhập khẩu Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong cả giai đoạn 4 tháng đầu năm 2018.
Cụ thể, cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, cộng dồn 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 6.434 ôtô nguyên chiếc, đạt giá trị kim ngạch trên 163 triệu USD. Trong đó, ôtô có xuất xứ Thái Lan đạt 5.700 chiếc và gần 117 triệu USD, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 88,6% về lượng và 71,5 về giá trị.
Có thể thấy, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường ôtô nhập khẩu giai đoạn đầu năm, các loại xe có xuất xứ Thái Lan đã "gánh" phần lớn để giúp kim ngạch nhập khẩu không rơi quá sâu.
Đáng chú ý là tất cả ôtô nhập khẩu dù mang xuất xứ nào cũng đều gặp phải một trở ngại giống nhau kể từ đầu năm, đó là Nghị định 116 của Chính phủ.
Trong các quy định mới tại Nghị định 116, "hàng rào" khó vượt nhất chính là yêu cầu về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA). Đối với loại giấy này, ngay sau khi Nghị định 116 được ban hành hồi cuối năm 2017, trong khi một số hãng xe nhập khẩu ôtô từ châu Âu cho biết là hoàn toàn có thể đáp ứng thì các hãng xe Nhật Bản lại "kêu khó". Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình thế lại đang có chiều hướng ngược lại.
Các thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy rất rõ sự áp đảo của ôtô nhập khẩu Thái Lan (chủ yếu là các thương hiệu Nhật Bản) trong khi các loại xe nhập khẩu châu Âu lại diễn ra nhỏ giọt.
Hiện tượng này được lý giải một phần là do quá trình hoàn tất các hợp đồng nhập khẩu từ châu Âu diễn ra rất lâu so với ôtô nhập khẩu Đông Nam Á gồm Thái Lan và Indonesia. Bên cạnh đó, đa số các loại xe nhập khẩu có xuất xứ ngoài ASEAN đều là xe hạng sang hoặc có giá trị lớn khiến cho kim ngạch nhập khẩu ít có biến động trong cùng một bối cảnh của tác động chính sách.
Thời điểm này, thị trường ôtô nhập khẩu được nhận định là sẽ duy trì hiện trạng ít nhất là đến khi kết thúc giai đoạn nửa đầu năm. Những thay đổi sẽ chỉ có thể diễn ra, nhất là sự bùng nổ của ôtô nhập khẩu ASEAN, kể từ nửa sau của năm 2018. Đây là giai đoạn mà các loại ôtô nhập khẩu sẽ bắt đầu tràn về sau khi các doanh nghiệp "vượt rào" Nghị định 116 thành công.
otonhapkhau-15.jpg

Theo Đức Thọ (VnEconomy)
 
Back
Top