Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê, ước tính có khoảng 8.000 ô tô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8/2018, tăng 21,4% so với con số thực hiện của tháng trước.
Mẫu xe nhập khẩu miễn thuế từ ASEAN Chevrolet Trailblazer đang được thị trường ô tô Việt Nam đón nhận tích cực.[/i]
Trong khi đó, giá trị kim ngạch cũng tăng đến 38,8%, ước đạt 186 triệu USD.
Đáng chú ý là đa số ô tô CBU nhập khẩu thời gian này đều có xuất xứ từ các nước nội khối ASEAN, cụ thể là Thái Lan và Indonesia. Đây đều là các loại xe được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% theo nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Trong số này có thể kế đến nhiều mẫu xe đang rất được người tiêu dùng ngóng đợi.
Fortuner, mẫu SUV 7 chỗ ngồi, trước đây luôn nằm trong nhóm 5 mẫu xe bán chạy nhất thị trường đã hoàn toàn vắng bóng ở suốt giai đoạn nửa đầu năm. Đến nay, thông tin từ Toyota Việt Nam cho biết Fortuner đã bắt đầu về nước để có thể giao đến tay người tiêu dùng.
Honda CR-V có mặt từ khá sớm nhưng do số lượng ít nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Thời điểm này, lượng xe CR-V cập cảng đã tăng đáng kể song theo Honda Việt Nam, lượng xe nhập khẩu vẫn chưa thấm vào đâu so với danh sách dài các khách hàng đang chờ đợi.
Tương tự Toyota Fortuner và Honda CR-V, một mẫu xe khác cũng thường xuyên nằm trong nhóm ô tô bán chạy nhất thị trường là Ford Ranger cũng đã bắt đầu xuất hiện trong các lô xe cập cảng thời gian này. Dù vậy, để đặt mua mẫu bán tải đắt khách nhất Việt Nam, người tiêu dùng vẫn sẽ phải chờ đợi thậm chí đến cuối năm nay hoặc sang đầu năm sau mới có thể nhận xe.
Ngoài các mẫu xe bị ách tắc, thị trường ô tô Việt Nam cũng đón nhận nhiều mẫu xe hoàn toàn mới.
Cách đây không lâu, Mitsubishi đã trình làng “tân binh” Xpander. Tiếp sau đó, Ford cho ra mắt thị trường các phiên bản mới của mẫu SUV 7 chỗ ngồi Everest. Trước Xpander và Everest, thị trường ô tô nhập khẩu cũng đã đón nhận một số mẫu xe được chờ đợi như Toyota Yaris hay Honda Jazz…
Việc xe nhập khẩu tăng cường về nước được cho là sẽ giúp giải khát phần nào cơn “hạn hán” đã kéo dài suốt từ đầu năm đến nay trên thị trường ô tô Việt Nam.
Do vướng phải các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ, ngay từ đầu năm, các loại ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã gần như bị chặn lại hoàn toàn. Đến tháng 3/2018, sau khi một số hãng xe đã hoàn thành thủ tục theo quy định, một số ít xe nhập khẩu đã bắt đầu về nước nhưng rất nhỏ giọt.
Đến tận tháng 7/2018, lượng xe về nước cũng mới chỉ vượt qua con số 6.000 chiếc. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm ô tô của người tiêu dùng lại đang rất lớn do sự thiếu hụt nguồn cung kéo dài và do cả lượng người tiêu dùng đã tạm dừng mua xe chờ ô tô nhập khẩu miễn thuế hồi năm 2017.
Trở lại với các con số thống kê. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cộng dồn giai đoạn 8 tháng năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nước ước đạt 26.957 chiếc và 651 triệu USD, giảm khoảng 58,9% về lượng và giảm 53,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo An Nhi (Danviet)
Trong khi đó, giá trị kim ngạch cũng tăng đến 38,8%, ước đạt 186 triệu USD.
Đáng chú ý là đa số ô tô CBU nhập khẩu thời gian này đều có xuất xứ từ các nước nội khối ASEAN, cụ thể là Thái Lan và Indonesia. Đây đều là các loại xe được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% theo nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Trong số này có thể kế đến nhiều mẫu xe đang rất được người tiêu dùng ngóng đợi.
Fortuner, mẫu SUV 7 chỗ ngồi, trước đây luôn nằm trong nhóm 5 mẫu xe bán chạy nhất thị trường đã hoàn toàn vắng bóng ở suốt giai đoạn nửa đầu năm. Đến nay, thông tin từ Toyota Việt Nam cho biết Fortuner đã bắt đầu về nước để có thể giao đến tay người tiêu dùng.
Honda CR-V có mặt từ khá sớm nhưng do số lượng ít nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Thời điểm này, lượng xe CR-V cập cảng đã tăng đáng kể song theo Honda Việt Nam, lượng xe nhập khẩu vẫn chưa thấm vào đâu so với danh sách dài các khách hàng đang chờ đợi.
Tương tự Toyota Fortuner và Honda CR-V, một mẫu xe khác cũng thường xuyên nằm trong nhóm ô tô bán chạy nhất thị trường là Ford Ranger cũng đã bắt đầu xuất hiện trong các lô xe cập cảng thời gian này. Dù vậy, để đặt mua mẫu bán tải đắt khách nhất Việt Nam, người tiêu dùng vẫn sẽ phải chờ đợi thậm chí đến cuối năm nay hoặc sang đầu năm sau mới có thể nhận xe.
Ngoài các mẫu xe bị ách tắc, thị trường ô tô Việt Nam cũng đón nhận nhiều mẫu xe hoàn toàn mới.
Cách đây không lâu, Mitsubishi đã trình làng “tân binh” Xpander. Tiếp sau đó, Ford cho ra mắt thị trường các phiên bản mới của mẫu SUV 7 chỗ ngồi Everest. Trước Xpander và Everest, thị trường ô tô nhập khẩu cũng đã đón nhận một số mẫu xe được chờ đợi như Toyota Yaris hay Honda Jazz…
Việc xe nhập khẩu tăng cường về nước được cho là sẽ giúp giải khát phần nào cơn “hạn hán” đã kéo dài suốt từ đầu năm đến nay trên thị trường ô tô Việt Nam.
Do vướng phải các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ, ngay từ đầu năm, các loại ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã gần như bị chặn lại hoàn toàn. Đến tháng 3/2018, sau khi một số hãng xe đã hoàn thành thủ tục theo quy định, một số ít xe nhập khẩu đã bắt đầu về nước nhưng rất nhỏ giọt.
Đến tận tháng 7/2018, lượng xe về nước cũng mới chỉ vượt qua con số 6.000 chiếc. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm ô tô của người tiêu dùng lại đang rất lớn do sự thiếu hụt nguồn cung kéo dài và do cả lượng người tiêu dùng đã tạm dừng mua xe chờ ô tô nhập khẩu miễn thuế hồi năm 2017.
Trở lại với các con số thống kê. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cộng dồn giai đoạn 8 tháng năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nước ước đạt 26.957 chiếc và 651 triệu USD, giảm khoảng 58,9% về lượng và giảm 53,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo An Nhi (Danviet)