baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Kinh doanh trầy trật
Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, tháng 11/2019, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 29.846 xe, tăng 3% so với tháng 10/2019 nhưng lại giảm 3% so với tháng 11/2018. Tính đến hết tháng 11/2019, doanh số xe bán ra tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Phân khúc xe thương mại và xe chuyên dụng vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng âm. Còn phân khúc xe du lịch tăng trưởng 23% nhưng không như mong đợi.
Đặc biệt, một số DN lớn có doanh số bán giảm trong tháng 11 so với tháng 10 và cùng kỳ. Chẳng hạn, Toyota Việt Nam tháng 11/2019 bán được 6.612 xe, giảm 11% so với cùng kỳ 2018 và thấp hơn con số 7.216 xe của tháng 10/2019.
Ford Việt Nam tháng 11 bán được 2.646 xe, giảm hơn 20% so với cùng kỳ 2018 và thấp hơn con số 3.114 của tháng 10/2019. Mazda bán được 2.414 chiếc, giảm hơn 30% so với cùng kỳ 2018 và thấp hơn con số 2.515 xe của tháng 10/2019,...
Cuối năm xe tồn kho còn nhiều, hơn 50.000 chiếc (ảnh minh họa)[/i]
Mặc dù giá xe đã giảm mạnh nhưng cuối năm nay, nhu cầu về ô tô không tăng cao nên thị trường đạt tăng trưởng thấp. Một DN ô tô FDI cho biết, so với cuối năm ngoái, cuối năm nay xe bán chậm. Giá xe đã giảm mạnh nhưng hình như càng giảm, khách hàng càng chần chừ chờ đợi, không mua ngay.
Một số đại lý bán ô tô tại Hà Nội nhận xét, thời điểm cuối năm ngoái, nhiều mẫu xe còn cháy hàng thì năm nay ngược lại. Doanh số bán hiện nay chỉ bằng 60% so với cuối năm 2018. Nhiều đại lý vẫn còn xe xuất xưởng từ đầu năm 2019 chưa tiêu thụ hết. Các đại lý trông đợi tháng 12/2019 sẽ có doanh số cao để bù đắp. Tuy nhiên, tháng 12 đã qua hai tuần mà kinh doanh vẫn trầy trật.
Theo dự báo của các DN, cả năm 2019, lượng ô tô nhập khẩu sẽ đạt khoảng 150.000 chiếc, xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt 330.000 chiếc các loại; trong khi tiêu thụ khoảng 420.000 chiếc dẫn đến dư thừa hơn 50.000 chiếc. Vì vậy, từ nay đến Tết Nguyên đán, thị trường ô tô tiếp tục chạy đua đại hạ giá để xả hàng tồn. Xe tồn kho để sang 2020 thì còn rủi ro hơn nữa. Bởi xe sản xuất mới tiếp tục tung ra thì những xe tồn kho càng khó bán.
Chờ 2020 mua xe
Một số nhận định cho rằng, dù có bán thế nào thì tồn kho vẫn lớn, chắc chắn phải chuyển sang năm 2020. Thời điểm tháng 2-4/2020, nhu cầu ô tô xuống thấp, DN sẽ còn ưu đãi và giảm giá nhiều hơn nữa với xe tồn kho từ 2019. Khách hàng có thể chờ đợi để mua những chiếc xe này với giá tốt hơn.
Năm 2020 thị trường ô tô dự báo có nhiều yếu tố giúp giảm giá. Với xe sản xuất lắp ráp trong nước, công suất sẽ tiếp tục tăng lên. Công ty ô tô Trường Hải vừa hoàn tất mở rộng, nâng công suất nhà máy KIA từ 20.000 xe lên 50.000 xe/năm. TC Motor cho biết đang đầu tư một nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới, công suất 100.000 xe/năm, hoàn thành vào 2020. Ford Việt Nam cũng cho biết đầu 2020 sẽ mở rộng nhà máy tại Hải Dương, nâng công suất lên gấp đôi hiện nay và mỗi năm sẽ cho ra 1 sản phẩm mới lắp ráp tại đây. Còn VinFast đang tăng công suất và sẽ cho ra thị trường một số sản phẩm mới vào đầu năm 2020.
Năm 2020 cũng được dự báo có nhiều chính sách mới sẽ áp dụng với ngành công nghiệp ô tô, giúp cho giá ô tô sản xuất lắp ráp trong nước có cơ hội giảm. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương, Đỗ Thắng Hải cho biết Chính phủ rất quan tâm đến phát triển ngành công nghiệp ô tô và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết hiệu quả.
Theo đó, sẽ có một số chính sách kích cầu tiêu dùng, khuyến khích tín dụng để tiêu dùng sản phẩm ô tô; sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thuế, phí, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu.
DN và người tiêu dùng chờ đợi nhất là chính sách mới về thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô. Theo đề xuất, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được miễn phần thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước. Điều này sẽ giúp cho giá xe nội có điều kiện giảm hơn nữa. Cùng với đó, chính sách giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về mức 0% cũng góp phần giúp giảm giá xe.
Với xe nhập khẩu, một số nguồn tin cho biết Nghị định 116 đang sửa Nghị định 116 theo hướng bỏ kiểm tra chất lượng ô tô theo lô, thay bằng kiểm tra theo mẫu, dự kiến áp dụng từ năm 2020. Như vậy, việc nhập khẩu ô tô sẽ thông thoáng hơn. Hiện tại phải mất 45 ngày một lô xe nhập về mới xong thủ tục thì với quy định mới giảm chỉ còn 7 ngày. Xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ về nước nhanh hơn và nhiều hơn.
Các DN dự báo nhu cầu về ô tô sẽ tăng trên 20% trong năm 2020. Tuy nhiên, giá xe sẽ không tăng, ngược lại vẫn theo xu hướng giảm.
Theo Trần Thủy (Báo điện tử VietnamNet)
Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, tháng 11/2019, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 29.846 xe, tăng 3% so với tháng 10/2019 nhưng lại giảm 3% so với tháng 11/2018. Tính đến hết tháng 11/2019, doanh số xe bán ra tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Phân khúc xe thương mại và xe chuyên dụng vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng âm. Còn phân khúc xe du lịch tăng trưởng 23% nhưng không như mong đợi.
Đặc biệt, một số DN lớn có doanh số bán giảm trong tháng 11 so với tháng 10 và cùng kỳ. Chẳng hạn, Toyota Việt Nam tháng 11/2019 bán được 6.612 xe, giảm 11% so với cùng kỳ 2018 và thấp hơn con số 7.216 xe của tháng 10/2019.
Ford Việt Nam tháng 11 bán được 2.646 xe, giảm hơn 20% so với cùng kỳ 2018 và thấp hơn con số 3.114 của tháng 10/2019. Mazda bán được 2.414 chiếc, giảm hơn 30% so với cùng kỳ 2018 và thấp hơn con số 2.515 xe của tháng 10/2019,...
Mặc dù giá xe đã giảm mạnh nhưng cuối năm nay, nhu cầu về ô tô không tăng cao nên thị trường đạt tăng trưởng thấp. Một DN ô tô FDI cho biết, so với cuối năm ngoái, cuối năm nay xe bán chậm. Giá xe đã giảm mạnh nhưng hình như càng giảm, khách hàng càng chần chừ chờ đợi, không mua ngay.
Một số đại lý bán ô tô tại Hà Nội nhận xét, thời điểm cuối năm ngoái, nhiều mẫu xe còn cháy hàng thì năm nay ngược lại. Doanh số bán hiện nay chỉ bằng 60% so với cuối năm 2018. Nhiều đại lý vẫn còn xe xuất xưởng từ đầu năm 2019 chưa tiêu thụ hết. Các đại lý trông đợi tháng 12/2019 sẽ có doanh số cao để bù đắp. Tuy nhiên, tháng 12 đã qua hai tuần mà kinh doanh vẫn trầy trật.
Theo dự báo của các DN, cả năm 2019, lượng ô tô nhập khẩu sẽ đạt khoảng 150.000 chiếc, xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt 330.000 chiếc các loại; trong khi tiêu thụ khoảng 420.000 chiếc dẫn đến dư thừa hơn 50.000 chiếc. Vì vậy, từ nay đến Tết Nguyên đán, thị trường ô tô tiếp tục chạy đua đại hạ giá để xả hàng tồn. Xe tồn kho để sang 2020 thì còn rủi ro hơn nữa. Bởi xe sản xuất mới tiếp tục tung ra thì những xe tồn kho càng khó bán.
Chờ 2020 mua xe
Một số nhận định cho rằng, dù có bán thế nào thì tồn kho vẫn lớn, chắc chắn phải chuyển sang năm 2020. Thời điểm tháng 2-4/2020, nhu cầu ô tô xuống thấp, DN sẽ còn ưu đãi và giảm giá nhiều hơn nữa với xe tồn kho từ 2019. Khách hàng có thể chờ đợi để mua những chiếc xe này với giá tốt hơn.
Năm 2020 thị trường ô tô dự báo có nhiều yếu tố giúp giảm giá. Với xe sản xuất lắp ráp trong nước, công suất sẽ tiếp tục tăng lên. Công ty ô tô Trường Hải vừa hoàn tất mở rộng, nâng công suất nhà máy KIA từ 20.000 xe lên 50.000 xe/năm. TC Motor cho biết đang đầu tư một nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới, công suất 100.000 xe/năm, hoàn thành vào 2020. Ford Việt Nam cũng cho biết đầu 2020 sẽ mở rộng nhà máy tại Hải Dương, nâng công suất lên gấp đôi hiện nay và mỗi năm sẽ cho ra 1 sản phẩm mới lắp ráp tại đây. Còn VinFast đang tăng công suất và sẽ cho ra thị trường một số sản phẩm mới vào đầu năm 2020.
Năm 2020 cũng được dự báo có nhiều chính sách mới sẽ áp dụng với ngành công nghiệp ô tô, giúp cho giá ô tô sản xuất lắp ráp trong nước có cơ hội giảm. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương, Đỗ Thắng Hải cho biết Chính phủ rất quan tâm đến phát triển ngành công nghiệp ô tô và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết hiệu quả.
Theo đó, sẽ có một số chính sách kích cầu tiêu dùng, khuyến khích tín dụng để tiêu dùng sản phẩm ô tô; sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thuế, phí, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu.
DN và người tiêu dùng chờ đợi nhất là chính sách mới về thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô. Theo đề xuất, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được miễn phần thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước. Điều này sẽ giúp cho giá xe nội có điều kiện giảm hơn nữa. Cùng với đó, chính sách giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về mức 0% cũng góp phần giúp giảm giá xe.
Với xe nhập khẩu, một số nguồn tin cho biết Nghị định 116 đang sửa Nghị định 116 theo hướng bỏ kiểm tra chất lượng ô tô theo lô, thay bằng kiểm tra theo mẫu, dự kiến áp dụng từ năm 2020. Như vậy, việc nhập khẩu ô tô sẽ thông thoáng hơn. Hiện tại phải mất 45 ngày một lô xe nhập về mới xong thủ tục thì với quy định mới giảm chỉ còn 7 ngày. Xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ về nước nhanh hơn và nhiều hơn.
Các DN dự báo nhu cầu về ô tô sẽ tăng trên 20% trong năm 2020. Tuy nhiên, giá xe sẽ không tăng, ngược lại vẫn theo xu hướng giảm.
Theo Trần Thủy (Báo điện tử VietnamNet)