baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Nếu đi nghỉ hay đi công tác ở nước ngoài, không có nghĩa mọi người có thể trốn khỏi các loại thuế và phí lưu thông. Nhiều nơi ở châu Âu thu phí rồi mới cho phép người nước ngoài tự lái xe trên những con đường chính. Thứ chứng nhận ai đó đã đóng phí lưu thông được gọi chung là sticker, và sticker có thể mua tại các trạm xăng.
Du khách mua sticker ở Áo tùy thuộc vào kế hoạch lưu trú và lái xe trong bao lâu tại quốc gia này. Nếu bị cảnh sát dừng xe mà không có sticker, tiền phạt là 330 USD. Một sticker cho 10 ngày (như trong ảnh) sẽ mất gần 7 USD. Nếu kế hoạch lưu trú là 2 tháng, số tiền là 17 USD và một năm là 45 USD.
Ở Bulgaria, có thể mua sticker mỗi tuần, theo tháng hay theo năm với giá tương ứng 7, 17 và 47 USD. Du khách cũng có thể phải trả tiền khi lái xe trên đường cao tốc hoặc khi qua một số cây cầu. Ôtô và môtô có chung mức phí.
Ở Croatia không phải mua sticker hàng năm, nhưng khách ngoại quốc lưu trú sẽ phải trả lệ phí cho nhiều chặng đường. Phí cho môtô thấp hơn ôtô.
Nếu muốn lái xe trên đường cao tốc ở CH Czech, người nước ngoài sẽ phải trả 16 USD cho 10 ngày, 22 USD cho một tháng và cả năm là 76 USD.
Du khách đến Pháp không phải mua sticker, nhưng phần lớn đường cao tốc đều phải nộp phí, và môtô trả ít hơn ôtô. Ở quốc gia này cũng có rất ít nơi mà môtô được qua lại miễn phí.
Nước Đức dường như đang tính chuyện đánh phí lưu thông với xe mang biển nước ngoài, nhưng có thể sẽ rất lâu nữa điều đó mới xảy ra. Hiện nay mọi đường cao tốc (Autobahn) đều miễn phí và gần như không giới hạn tốc độ.
Đường cao tốc ở Italy phần lớn đều thu phí với cùng mức cho cả xe hơi và xe máy.
Sticker là bắt buộc ở Hungary và có thể mua theo tuần, tháng và năm với mức giá tương ứng 13, 21 và 193 USD. Xe hơi và xe máy như nhau. Cũng có thể mua sticker điện tử, có nghĩa chỉ cần đăng ký biển số xe và camera gắn dọc đường sẽ giám sát sự tuân thủ sau đó.
Ở Thụy Sĩ chỉ có thể mua sticker theo năm dù chỉ chạy xe một tiếng. Mức phí là 45 USD cho môtô cũng như ôtô. Tuy nhiên, du khách có thể không phải trả đồng nào nếu không sử dụng các đường cao tốc. Một số đường hầm sẽ bắt phải nộp phí.
Theo Mỹ Anh (VnExpress)
Du khách mua sticker ở Áo tùy thuộc vào kế hoạch lưu trú và lái xe trong bao lâu tại quốc gia này. Nếu bị cảnh sát dừng xe mà không có sticker, tiền phạt là 330 USD. Một sticker cho 10 ngày (như trong ảnh) sẽ mất gần 7 USD. Nếu kế hoạch lưu trú là 2 tháng, số tiền là 17 USD và một năm là 45 USD.
Ở Bulgaria, có thể mua sticker mỗi tuần, theo tháng hay theo năm với giá tương ứng 7, 17 và 47 USD. Du khách cũng có thể phải trả tiền khi lái xe trên đường cao tốc hoặc khi qua một số cây cầu. Ôtô và môtô có chung mức phí.
Ở Croatia không phải mua sticker hàng năm, nhưng khách ngoại quốc lưu trú sẽ phải trả lệ phí cho nhiều chặng đường. Phí cho môtô thấp hơn ôtô.
Nếu muốn lái xe trên đường cao tốc ở CH Czech, người nước ngoài sẽ phải trả 16 USD cho 10 ngày, 22 USD cho một tháng và cả năm là 76 USD.
Du khách đến Pháp không phải mua sticker, nhưng phần lớn đường cao tốc đều phải nộp phí, và môtô trả ít hơn ôtô. Ở quốc gia này cũng có rất ít nơi mà môtô được qua lại miễn phí.
Nước Đức dường như đang tính chuyện đánh phí lưu thông với xe mang biển nước ngoài, nhưng có thể sẽ rất lâu nữa điều đó mới xảy ra. Hiện nay mọi đường cao tốc (Autobahn) đều miễn phí và gần như không giới hạn tốc độ.
Đường cao tốc ở Italy phần lớn đều thu phí với cùng mức cho cả xe hơi và xe máy.
Sticker là bắt buộc ở Hungary và có thể mua theo tuần, tháng và năm với mức giá tương ứng 13, 21 và 193 USD. Xe hơi và xe máy như nhau. Cũng có thể mua sticker điện tử, có nghĩa chỉ cần đăng ký biển số xe và camera gắn dọc đường sẽ giám sát sự tuân thủ sau đó.
Ở Thụy Sĩ chỉ có thể mua sticker theo năm dù chỉ chạy xe một tiếng. Mức phí là 45 USD cho môtô cũng như ôtô. Tuy nhiên, du khách có thể không phải trả đồng nào nếu không sử dụng các đường cao tốc. Một số đường hầm sẽ bắt phải nộp phí.
Theo Mỹ Anh (VnExpress)