Tại các thành phố lớn, lượng xe đạp lưu thông không nhiều như xe máy. Người điều khiển thường là các em độ tuổi học sinh hoặc trẻ nhỏ, mới chỉ học qua một số kỹ năng cơ bản tại nhà trường, gia đình hoặc bố mẹ, không qua các khóa đào tạo sát hạch như các phương tiện khác. Bởi vậy, khi di chuyển cạnh loại phương tiện này, người lái xe cần lưu ý một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn.
Ảnh minh họa.[/i]
Người đi xe đạp khó nhìn thấy hơn xe ô tô hay xe tải đặc biệt là vào ban đêm. Vì loại phương tiện này tại Việt Nam thường không lắp đèn hay còi như các nước phát triển. Hãy cố gắng để ý kiểm tra xem có người đi xe đạp nào trong vùng không nhìn thấy bằng kiếng chiếu hậu hay không, nhất là khi quẹo tại các ngã tư.
Khi vượt qua nên để chừa chỗ an toàn cho người đi xe đạp. Điều này có nghĩa là nếu lái xe trong vùng vận tốc 50 km/h, nên chạy cách xa ít nhất 1 mét và nếu tốc độ giới hạn cao hơn, lúc ấy người đi xe đạp cần khoảng cách rộng hơn để được an toàn. Tránh tình huống vượt quá sát. Đã có trường hợp người đi xe đạp vì tránh một chiếc ô tô đang mở cửa, bắt buộc phải lách ra nên đã va chạm một chiếc xe ô tô khác.
Một ví dụ về sự hấp tấp của tài xế khi vượt trẻ em đi xe đạp quá sát.
Trong những lúc xe cộ lưu thông rất chậm như tắc đường, xe đạp có thể chạy nhanh hơn cả xe hơi. Đừng bao giờ ước lượng quá thấp tốc độ của xe đạp và phải bảo đảm đừng cắt ngang trước mặt người đi xe đạp bằng cách lấn phía trước họ. Khi chạy ở cùng tốc độ, xe đạp phải mất thời gian lâu hơn xe hơi mới ngừng lại hẳn được.
Trong trường hợp xuống xe, người lái xe nên nhìn gương chiếu hậu trong xe và kiếng hai bên cửa xe để tránh mở cửa đụng phải xe đạp đang chạy ngang. Đây là tình huống hết sức nguy hiểm và theo luật pháp Việt Nam, lỗi thuộc về người lái xe ô tô.
Cũng có khi người đi xe đạp cần lấn sang làn đường bên trái để đạp xe an toàn vì mặt đường phía bên trong lồi lõm hay có đá sỏi. Chuẩn bị chạy chậm lại và để cho người đi xe đạp thoát khỏi vùng đường xấu. Trong trường hợp đoạn đường xấu quá dài, mà làn đường lại quá hẹp, hãy chủ động bật tín hiệu như còi, đèn để xin nhường.
Thế Anh (Trithucthoidai)
Người đi xe đạp khó nhìn thấy hơn xe ô tô hay xe tải đặc biệt là vào ban đêm. Vì loại phương tiện này tại Việt Nam thường không lắp đèn hay còi như các nước phát triển. Hãy cố gắng để ý kiểm tra xem có người đi xe đạp nào trong vùng không nhìn thấy bằng kiếng chiếu hậu hay không, nhất là khi quẹo tại các ngã tư.
Khi vượt qua nên để chừa chỗ an toàn cho người đi xe đạp. Điều này có nghĩa là nếu lái xe trong vùng vận tốc 50 km/h, nên chạy cách xa ít nhất 1 mét và nếu tốc độ giới hạn cao hơn, lúc ấy người đi xe đạp cần khoảng cách rộng hơn để được an toàn. Tránh tình huống vượt quá sát. Đã có trường hợp người đi xe đạp vì tránh một chiếc ô tô đang mở cửa, bắt buộc phải lách ra nên đã va chạm một chiếc xe ô tô khác.
Một ví dụ về sự hấp tấp của tài xế khi vượt trẻ em đi xe đạp quá sát.
Trong những lúc xe cộ lưu thông rất chậm như tắc đường, xe đạp có thể chạy nhanh hơn cả xe hơi. Đừng bao giờ ước lượng quá thấp tốc độ của xe đạp và phải bảo đảm đừng cắt ngang trước mặt người đi xe đạp bằng cách lấn phía trước họ. Khi chạy ở cùng tốc độ, xe đạp phải mất thời gian lâu hơn xe hơi mới ngừng lại hẳn được.
Trong trường hợp xuống xe, người lái xe nên nhìn gương chiếu hậu trong xe và kiếng hai bên cửa xe để tránh mở cửa đụng phải xe đạp đang chạy ngang. Đây là tình huống hết sức nguy hiểm và theo luật pháp Việt Nam, lỗi thuộc về người lái xe ô tô.
Cũng có khi người đi xe đạp cần lấn sang làn đường bên trái để đạp xe an toàn vì mặt đường phía bên trong lồi lõm hay có đá sỏi. Chuẩn bị chạy chậm lại và để cho người đi xe đạp thoát khỏi vùng đường xấu. Trong trường hợp đoạn đường xấu quá dài, mà làn đường lại quá hẹp, hãy chủ động bật tín hiệu như còi, đèn để xin nhường.
Thế Anh (Trithucthoidai)