haiyen-autodaily
Chuyên gia
Tháng 6 năm 2017, một kết quả nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy, hơn 90% số người được hỏi đồng tình với việc cấm xe máy vào năm 2030. Kết quả này đã bị nhiều người hoài nghi bởi hiện tại, xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chính của người dân Việt Nam trong khi phương tiện công cộng vẫn còn quá khiêm tốn.
Chiều qua (27/9) tại Hà Nội, trong lễ ký kết hợp tác của hiệp hội các nhà sản xuất xe máy VAMM và Uỷ ban ATGT Quốc gia, TS. Vũ Anh Tuấn - Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức đã công bố kết quả nghiên cứu của mình cùng các cộng sự với đề tài "Vai trò của xe máy trong hiện tại và tương lai tại Việt Nam". Đáng chú ý, trong kết quả nghiên cứu mà tiến sỹ đưa ra, chỉ có 28% số người được hỏi tin rằng lệnh cấm xe máy vào năm 2030 được thực thi và 46% không tin vào điều đó.
Như vậy, kết quả này khác hoàn toàn so với kết quả công bố vào tháng 6 năm ngoái. Tiến sỹ Tuấn Anh cũng đã có giải thích vì sao lại có sự chênh lệch này. Theo Tiến sỹ, cách tiếp cận của 2 lần nghiên cứu có nhiều khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Viện nghiên cứu chiến lược khi hỏi ý kiến của người dân đã đưa ra giả thuyết vào năm 2030 giao thông công cộng phát triển và phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân nên việc người dân đồng tình cấm xe máy cũng là dễ hiểu, trong khi đó, cách tiếp cận của tiến Sỹ Tuấn Anh là thực tế hơn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, xe máy hiện nay đóng vai trò là phương tiện đi lại chủ đạo đối với mọi đối tượng. Trong tương lai (tới 2030 và những năm tiếp theo), khi thu nhập tiếp tục tăng thì khả năng cao xe máy sẽ vẫn được sở hữu và sử dụng. Bởi trong điều kiện cơ sở hạ tầng đường xá còn kém phát triển, mức thu nhập cá nhân còn khá thấp và các dịch vụ GTCC ở các tỉnh thành hầu như là con số không (đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu đi lại, ngoại trừ Hà Nội và TP. HCM) thì xe máy là lựa chọn tối ưu của người dân.
Riêng đối với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, mặc dù có hệ thống đường xá phát triển nhất nước, hệ thống GTCC đáp ứng 8-10% nhu cầu đi lại thì mật độ đường trên diện tích đất và số lượng xe buýt trên một triệu dân trong những thập niên vừa qua vẫn thấp hơn nhiều lần so với các thành phố Châu Á khác.
Cụ thể, mật độ đường ở Hà nội gần 50 m/ha trong khi các thành phố Châu Á là 100-150 m/ha, mức cung cấp xe buýt ở Hà nội là 300 xe/triệu dân trong khi mức trung bình của các thành phố Châu Á là 1000-1500 xe/triệu dân. Nếu công tác xây dựng mở rộng các mạng lưới đường, tầu điện và xe buýt vẫn diễn ra với tốc độ như hiện nay thì trong vòng 20 năm tới các mức cung cấp hạ tầng và dịch vụ giao thông sẽ vẫn rất thấp so với các thành phố trong khu vực, đồng nghĩa với việc giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Tới Nguyễn (Forum.autodaily.vn)
Chiều qua (27/9) tại Hà Nội, trong lễ ký kết hợp tác của hiệp hội các nhà sản xuất xe máy VAMM và Uỷ ban ATGT Quốc gia, TS. Vũ Anh Tuấn - Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức đã công bố kết quả nghiên cứu của mình cùng các cộng sự với đề tài "Vai trò của xe máy trong hiện tại và tương lai tại Việt Nam". Đáng chú ý, trong kết quả nghiên cứu mà tiến sỹ đưa ra, chỉ có 28% số người được hỏi tin rằng lệnh cấm xe máy vào năm 2030 được thực thi và 46% không tin vào điều đó.
Như vậy, kết quả này khác hoàn toàn so với kết quả công bố vào tháng 6 năm ngoái. Tiến sỹ Tuấn Anh cũng đã có giải thích vì sao lại có sự chênh lệch này. Theo Tiến sỹ, cách tiếp cận của 2 lần nghiên cứu có nhiều khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Viện nghiên cứu chiến lược khi hỏi ý kiến của người dân đã đưa ra giả thuyết vào năm 2030 giao thông công cộng phát triển và phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân nên việc người dân đồng tình cấm xe máy cũng là dễ hiểu, trong khi đó, cách tiếp cận của tiến Sỹ Tuấn Anh là thực tế hơn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, xe máy hiện nay đóng vai trò là phương tiện đi lại chủ đạo đối với mọi đối tượng. Trong tương lai (tới 2030 và những năm tiếp theo), khi thu nhập tiếp tục tăng thì khả năng cao xe máy sẽ vẫn được sở hữu và sử dụng. Bởi trong điều kiện cơ sở hạ tầng đường xá còn kém phát triển, mức thu nhập cá nhân còn khá thấp và các dịch vụ GTCC ở các tỉnh thành hầu như là con số không (đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu đi lại, ngoại trừ Hà Nội và TP. HCM) thì xe máy là lựa chọn tối ưu của người dân.
Riêng đối với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, mặc dù có hệ thống đường xá phát triển nhất nước, hệ thống GTCC đáp ứng 8-10% nhu cầu đi lại thì mật độ đường trên diện tích đất và số lượng xe buýt trên một triệu dân trong những thập niên vừa qua vẫn thấp hơn nhiều lần so với các thành phố Châu Á khác.
Cụ thể, mật độ đường ở Hà nội gần 50 m/ha trong khi các thành phố Châu Á là 100-150 m/ha, mức cung cấp xe buýt ở Hà nội là 300 xe/triệu dân trong khi mức trung bình của các thành phố Châu Á là 1000-1500 xe/triệu dân. Nếu công tác xây dựng mở rộng các mạng lưới đường, tầu điện và xe buýt vẫn diễn ra với tốc độ như hiện nay thì trong vòng 20 năm tới các mức cung cấp hạ tầng và dịch vụ giao thông sẽ vẫn rất thấp so với các thành phố trong khu vực, đồng nghĩa với việc giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Tới Nguyễn (Forum.autodaily.vn)