Nửa năm 2018 thị trường sẽ thiếu vắng xe ô tô nhập khẩu
Theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp rắp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô quy định, để được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải đáp ứng hàng loạt các điều kiện khắt khe.
Theo đó, để đáp ứng những điều kiện kinh doanh của nghị định này, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều về chiến lược kinh doanh.
Cụ thể, với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy thử dài tối thiểu 800m, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000km, hoàn tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng. Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập khẩu xe ô tô từ năm 2018 gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn (có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất...
Những điều kiện mới này đang khiến hầu hết các hãng xe tham gia kinh doanh mảng xe nhập khẩu đều ra thông báo tạm dừng nhập xe về Việt Nam.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có kiến nghị lên các cơ quan chức năng. Trong đó, cho rằng những vướng mắc mới có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, tốn kém chi phí, người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
VAMA cho biết, với quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài là “vấn đề lớn” đối với doanh nghiệp vì Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu không tồn tại ở nhiều quốc gia.
Mẫu Fortuner 2017 nhập khẩu từ Indonesia sẽ chưa thể về Việt Nam trong năm 2018.[/i]
Trong khi đó, các doanh nghiệp cho biết, với các quy định mới về kinh doanh nhập khẩu ôtô chưa qua sử dụng tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP, các hãng chưa thể xác định chính xác thời điểm nào có thể hoàn thiện thủ tục để tiếp tục đưa xe về Việt Nam.
Trong trường hợp có đáp ứng được các điều kiện này, việc thực hiện các thủ tục hải quan và đăng kiểm cũng đã mất ít nhất 2 tháng (theo quy định là 70 ngày cho thủ tục này) trước khi bán xe đến người tiêu dùng, chưa kể việc đặt hàng, sản xuất và vận chuyển từ nước sản xuất cũng cần những khoảng thời gian nhất định (từ ASEAN mất khoảng 2 tuần, từ châu Âu và Mỹ khoảng 65-70 ngày kể từ khi xuất cảng).
Hiện, Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam, Honda, Hyundai Thành Công…đều công bố không nhập một số mẫu xe về Việt Nam.
Toyota Việt Nam cho biết, những vướng mắc từ 116/2017/NĐ-CP có thể khiến hàng loạt mẫu xe chủ lực của hãng như Fortuner, Yaris hay Wigo “lỗi hẹn” với khách hàng vào đầu năm 2018. Điều này buộc hãng phải thay đổi chiến lược, chuyển hướng sang các dòng xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Thị trường xe giá rẻ
Từ ngày 1/1/2018, theo Hiệp định Thương mại tự do trong ASEAN (AFTA), thuế nhập khẩu xe từ khu vực này về thị trường Việt Nam giảm còn 0% với điều kiện là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải từ 40%.
Như vậy, với mức thuế giảm, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong năm 2018. Tuy nhiên, năm 2017 được xem là thời điểm cuối cùng để doanh nghiệp ô tô Việt và khối ngoại chuẩn bị cho một giai đoạn bước ngoặt, trước khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có xuất xứ từ các nước trong khối ASEAN giảm về 0%. Và để kích cầu tiêu dùng, ngay trong những tháng cuối năm 2017, nhiều hãng ô tô đã đồng loạt đưa ra nhiều chiêu khuyến mãi, giảm giá.
Các mẫu xe bán chạy như Toyota Vios, Ford Ranger, Kia Morning, Mazda... đều được giảm giá tới hơn 100 triệu đồng (tùy từng mẫu xe, hay phiên bản khác nhau). Trong những tháng đầu năm 2018, một số hãng xe vẫn tiếp tục công bố giảm giá, với mức giảm ít hơn so với thời điểm cuối năm 2017.
“Ông Lớn” cạnh tranh nhau?
Theo một số chuyên gia, trong tương lai gần, thị trường ô tô sản xuất trong nước hiện diện 3 doanh nghiệp lớn cạnh tranh nhau,gồm Thaco, Thành Công, và VinFast.
Khi Nghị định 116/2017/NĐ-CP tiếp tục hạn chế các doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thì về cơ bản cạnh tranh chỉ diễn ra giữa 3 doanh nghiệp lớn này.
Theo Tiến Vinh (VnMedia)
Theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp rắp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô quy định, để được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải đáp ứng hàng loạt các điều kiện khắt khe.
Theo đó, để đáp ứng những điều kiện kinh doanh của nghị định này, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều về chiến lược kinh doanh.
Cụ thể, với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy thử dài tối thiểu 800m, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000km, hoàn tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng. Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập khẩu xe ô tô từ năm 2018 gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn (có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất...
Những điều kiện mới này đang khiến hầu hết các hãng xe tham gia kinh doanh mảng xe nhập khẩu đều ra thông báo tạm dừng nhập xe về Việt Nam.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có kiến nghị lên các cơ quan chức năng. Trong đó, cho rằng những vướng mắc mới có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, tốn kém chi phí, người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
VAMA cho biết, với quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài là “vấn đề lớn” đối với doanh nghiệp vì Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu không tồn tại ở nhiều quốc gia.
Trong khi đó, các doanh nghiệp cho biết, với các quy định mới về kinh doanh nhập khẩu ôtô chưa qua sử dụng tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP, các hãng chưa thể xác định chính xác thời điểm nào có thể hoàn thiện thủ tục để tiếp tục đưa xe về Việt Nam.
Trong trường hợp có đáp ứng được các điều kiện này, việc thực hiện các thủ tục hải quan và đăng kiểm cũng đã mất ít nhất 2 tháng (theo quy định là 70 ngày cho thủ tục này) trước khi bán xe đến người tiêu dùng, chưa kể việc đặt hàng, sản xuất và vận chuyển từ nước sản xuất cũng cần những khoảng thời gian nhất định (từ ASEAN mất khoảng 2 tuần, từ châu Âu và Mỹ khoảng 65-70 ngày kể từ khi xuất cảng).
Hiện, Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam, Honda, Hyundai Thành Công…đều công bố không nhập một số mẫu xe về Việt Nam.
Toyota Việt Nam cho biết, những vướng mắc từ 116/2017/NĐ-CP có thể khiến hàng loạt mẫu xe chủ lực của hãng như Fortuner, Yaris hay Wigo “lỗi hẹn” với khách hàng vào đầu năm 2018. Điều này buộc hãng phải thay đổi chiến lược, chuyển hướng sang các dòng xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Thị trường xe giá rẻ
Từ ngày 1/1/2018, theo Hiệp định Thương mại tự do trong ASEAN (AFTA), thuế nhập khẩu xe từ khu vực này về thị trường Việt Nam giảm còn 0% với điều kiện là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải từ 40%.
Như vậy, với mức thuế giảm, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong năm 2018. Tuy nhiên, năm 2017 được xem là thời điểm cuối cùng để doanh nghiệp ô tô Việt và khối ngoại chuẩn bị cho một giai đoạn bước ngoặt, trước khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có xuất xứ từ các nước trong khối ASEAN giảm về 0%. Và để kích cầu tiêu dùng, ngay trong những tháng cuối năm 2017, nhiều hãng ô tô đã đồng loạt đưa ra nhiều chiêu khuyến mãi, giảm giá.
Các mẫu xe bán chạy như Toyota Vios, Ford Ranger, Kia Morning, Mazda... đều được giảm giá tới hơn 100 triệu đồng (tùy từng mẫu xe, hay phiên bản khác nhau). Trong những tháng đầu năm 2018, một số hãng xe vẫn tiếp tục công bố giảm giá, với mức giảm ít hơn so với thời điểm cuối năm 2017.
“Ông Lớn” cạnh tranh nhau?
Theo một số chuyên gia, trong tương lai gần, thị trường ô tô sản xuất trong nước hiện diện 3 doanh nghiệp lớn cạnh tranh nhau,gồm Thaco, Thành Công, và VinFast.
Khi Nghị định 116/2017/NĐ-CP tiếp tục hạn chế các doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thì về cơ bản cạnh tranh chỉ diễn ra giữa 3 doanh nghiệp lớn này.
Theo Tiến Vinh (VnMedia)