'Lò mổ' xe máy lớn nhất Thủ đô

lehung-autodaily

Administrator
Từ xưa đến nay, người ta vẫn quen với các lò mổ lợn, mổ gà,... Nhưng đến với làng Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội chúng ta sẽ bắt gặp một lò mổ mới – “lò mổ” xe máy.>> Qua mặt cảnh sát: Chơi xe độc không giấy tờCả làng “mổ” xeTrên các lối đi vào làng Xà Cầu ngập tràn "xác" xe máy. Từng bộ phận của những chiếc xe như yếm, lốp, yên xe,… được xếp thành từng đống cao ngất, nằm rải rác trên đường Quốc lộ 31B, đầu nhà, đầu ngõ và dọc cánh đồng. Nếu như Văn Lâm (Hưng Yên) là nơi chuyên “mổ” ôtô để lấy ắc quy lớn nhất miền Bắc thì Xà Cầu lại là nơi “phanh thây” những chiếc xe máy thành từng bộ phận riêng biệt.Làng Xà Cầu xưa kia vốn là làng đồng nát, chuyên thu mua sắt vụn và nhựa. Hầu hết mỗi nhà đều có một bãi chứa đồng nát như vỏ tivi hỏng, vỏ tủ lạnh, ghế nhựa, chai lọ,… Chị Phạm Thị Duyên cho biết: “Làng này có nghề đồng nát đã lâu nhưng gần đây chỉ một vài nhà làm. Họ chuyển sang thu mua và dỡ xe máy gần hết rồi”.Bãi tập kết xe trước khi đem ra “mổ”Nhà chị Duyên là một trong những hộ gia đình còn theo nghề thu mua sắt vụn. Ngay bên cạnh ngôi nhà khang trang của chị là “lò mổ” xe máy của người em trai. Anh Phạm Văn Tư – chủ một “lò mổ” lớn nhất nhì làng Xà Cầu cho biết, nghề “ăn xác xe máy” này mới chỉ rộ lên ở làng Xà Cầu khoảng hơn chục năm nay nhưng nó đem lại một nguồn thu nhập ổn định và khá cao cho những người dân quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng.Những chiếc xe máy này được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể do những người đi mua đồng nát tình cờ mua được đem về bán cho chủ lò. Cũng có thể có người biết đến “lò mổ” Xà Cầu mà mang xe cũ đến bán. Ngoài ra, còn do chủ lò tự đi thu mua ở các làng, các xã lân cận.Xà Cầu được coi là điểm dừng chân cuối cùng của những chiếc xe máy cũ. Từ những dòng xe đời cũ như Poyo, Simson, Honda 82, 85,… cho đến những con xe Wave và @ đời mới đều được đưa vào “lò mổ”. Xe cũ được thu mua với giá từ 400.000 – 800.000 đồng, thậm chí có những con xe mà chủ lò thấy còn mới thì mua với giá cao hơn khoảng hơn 1 triệu đồng. Xe cũ đến đây được tháo rời từng bộ phận để tiện cho việc mua bán đồng nát.Mỗi lò mổ thường có 3 hoặc 4 người, mỗi người chịu trách nhiệm một công đoạn khác nhau. Có người chuyên tháo xe, có người chuyên phân loại, lại có người chuyên mông má các bộ phận như vành, ống xả, đèn xi nhan,… Còn những phần như yếm xe, vỏ xe,… thì được tích góp để bán cho những mối thu mua đồng nát hoặc nghiền ra làm nhựa tái chế. Những bộ phận nào của xe còn tốt, có thể sử dụng được thì bán lại cho các cửa hàng sửa chữa xe máy.Chúng tôi có cuộc trò chuyện với chú Nguyễn Đình, một trong những người tiên phong của nghề đang hì hục, cặm cụi với kìm, tuốc nơ vít… để “phanh thây” một con “ngựa sắt đã về vườn”. Bước vào cửa hàng của chú với bao nhiêu cơ man là ống xả, động cơ, khung xe, dây đèn xi nhan… được phân loại và sắp xếp gọn gàng, chuyên nghiệp. Khi được hỏi tại sao lại phân loại kĩ càng như vậy, chú cười cho hay: “Sắp xếp như thế để tiện cho khách đến mua đồ, cần gì là có nấy”.Anh Phạm Văn Tư đang “phanh thây” một chiếc xe máy.Được biết, xe được mang về đây có đến 90% là xe Trung Quốc. Các xe liên doanh, máy còn tốt thì người ta không bán ở đây mà mang đi các chợ xe để tân trang nhằm mục đích bán ra với giá cao hơn. Tuy nhiên, việc tháo xe không hề đơn giản, nhất là đối với các dòng xe cổ, đinh ốc đã bị gỉ, động cơ đã bị mài mòn hết. Bình thường, một người thợ lành nghề thì có thể tháo được hai đến ba chiếc xe, nhưng nếu gặp phải xe khó tháo thì cả ngày mới được một cái.Nhiều chủ “lò” cho biết, nghề này không cần vốn đầu tư nhiều mà lại có việc làm quanh năm, không bấp bênh như làm ruộng. Số tiền lãi thu được một ngày khoảng 100.000 đồng/xe, trung bình mỗi tháng họ kiếm được từ 3 đến 4 triệu đồng. Điều này khiến cuộc sống của nhiều người dân nơi đây khấm khá hơn. Nhưng không phải nơi nào cũng làm được bởi Xà Cầu trước kia là làng đồng nát nên có nhiều mối thu mua và có những “mánh khóe” làm ăn riêng. Thậm chí có cả thương nhân Trung Quốc sang đây mua đồ của dân làng Xà Cầu mang về nước.Nguy cơ tiềm ẩnNghề “mổ xe” đem lại cho người dân làng Xà Cầu cuộc sống sung túc hơn. Song, họ luôn phải đối mặt với những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm tiếng ồn. Nước từ những bình ắc quy, xăng, dầu chảy ra từ những chiếc xe máy, lâu dần ngấm vào nước khiến cho nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nặng nề.“Dây chuyền” tháo dỡ xe máyNhững “lò mổ xe” làm việc suốt ngày đêm với những tiếng cưa, cắt, đập, khoan,… gây ảnh hưởng tới cuộc sống của những người dân xung quanh. Bà Nguyễn Thị Lý – một người dân làng Xà Cầu bức xúc: “Tôi năm nay đã hơn 70 tuổi rồi mà ngày nào cũng phải nghe những tiếng ồn từ những xưởng dỡ xe. Rồi nhiều khi, dầu mỡ ở xe loang ra cả mương gây ô nhiễm”.Không chỉ những người cao tuổi trong làng mà những người có con nhỏ cũng không khỏi hoang mang bởi sự ô nhiễm đó. Chị Hoàng Thị Mai, một người phụ nữ ở làng bên nhưng lập gia đình với một chàng trai Xà Cầu làm nghề “mổ xe” cho hay: “Tôi không bao giờ dám bế con ra xưởng dỡ xe máy của chồng bởi ở đó bẩn lắm. Những chiếc xe còn đầy bụi, đất, xăng dầu loang lổ, đến người lớn còn không chịu nổi nữa là trẻ con. Có lần tôi bảo chồng bỏ nghề, nhưng bỏ thì lấy tiền đâu mà nuôi con?”.Các bộ phận được phân loại và sắp xếp chuyên nghiệpTừ khi có nghề “khai tử” cho xe máy, làng Xà Cầu đã trở thành một bãi chứa "xác" xe khổng lồ. Theo tìm hiểu, chính quyền địa phương cũng từng có kế hoạch tập trung các hộ làm nghề này thành một cụm công nghiệp, mọi công đoạn tháo dỡ hay tái chế đều được làm xa khu dân cư để giảm thiểu sự ô nhiễm. Tuy nhiên điều đó còn gặp nhiều khó khăn bởi việc thu hồi, đền bù đất và giải tỏa dân cư không hề đơn giản.Nhờ nghề “mổ xe máy”, những người dân làng Xà Cầu ngày một ăn nên làm ra, họ có của ăn của để, cuộc sống sung túc hơn. Thế nhưng, những lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường và rác thải từ xe máy luôn thường trực đối với mỗi người dân nơi đây. Có lẽ, chính quyền cần có những biện pháp cụ thể, giải quyết triệt để, giúp người dân giữ được nghề mà không ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và môi trường xung quanh.Theo Lưu Nhạn – Diệu Linh (Petrotimes.vn)
 
Back
Top