Để trở thành một kỹ sư thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, một cá nhân cần phải có định hướng chi tiết và đủ đam mê với sự lựa chọn của chính mình. Còn đối với Ruben Archilla, quản lý cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Mazda, thành công đến với ông là kết quả của cả một cuộc đời tận tụy bên những chiếc xe hơi và niềm đam mê muốn hoàn thiện chúng.
Ruben Archilla, quản lý cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Mazda.[/i]
Từ một cậu bé đam mê xe hơi
“Có một vài điều thúc đẩy tôi, và tất cả chúng đều có chung một điểm xuất phát”, Rubben giải thích. “Từ trải nghiệm và quá khứ của mình, tôi biết cách tạo ra một chiếc xe hơi có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống.”
Tình yêu của Ruben đối với ô tô và xe động cơ được di truyền từ người cha. Khi Ruben còn là một đứa trẻ, họ đã dành rất nhiều thời gian bên nhau cùng khám phá chiếc xe Corvette của gia đình. Cho đến lúc Ruben có đủ tiền để sắm cho bản thân một chiếc riêng, hai cha con Ruben vẫn tiếp tục được giữ nguyên thói quen cũ, chỉ thay đổi đối tượng nghiên cứu.
Đến một chàng sinh viên cơ khí
Ruben học ngành cơ khí như một sự lựa chọn tất yếu và tốt nghiệp năm 1992. Bất chấp những khó khăn trong quá trình tìm việc lúc bấy giờ, ông vẫn quyết định gửi sơ yếu lý lịch của mình đến Mazda. Và không biết may mắn đã mỉm cười với Ruben hay với Mazda khi cánh cửa năm ấy đã mở rộng chào đón chàng trai dành nhiều đam mê và hoài bão cuộc đời cho xe cộ.
Và 24 năm dưới mái nhà Mazda
Cho đến thời điểm này, Ruben đã có 24 năm cống hiến cho sự thành công và thịnh vượng của Mazda. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông đã góp sức mình cho sự ra đời của tất cả những mẫu xe mà Mazda đã từng bán ra tại Bắc Mỹ.
Để lý giải cho sự trung thành và nhiệt huyết này, Ruben cho biết: “Mazda mang đến không khí gia đình hơn nhiều công ty khác. Tôi được làm việc với những đồng nghiệp tốt và chúng tôi có một chuỗi các sản phẩm giá trị. Mỗi chiếc xe chúng tôi tạo ra đều mang đến những cảm giác tự hào khác nhau.”
Điều này có thể được lý giải theo một cách khác, đó là khi một cá nhân dành cả cuộc đời mình làm việc cho một công ty như Mazda, cá nhân đó sẽ trở thành một phần của nền văn hóa và bị chính nền văn hóa ấy tác động trở lại”.
Mazda – Ruben – và triết lý thiết kế “2 trong 1”
Dù không thực sự là một người đam mê xe cộ, song chiếc ôtô vẫn là một khoản mua sắm đáng kể và đầy cảm xúc với hầu hết mọi người. Việc nhiều người phải di chuyển trên xe hơi của họ trong nhiều giờ đồng hồ đã không còn là điều lạ lẫm đối với cuộc sống ngày nay.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Ruben đã trở thành một phần của sự thay đối mạnh mẽ và mang tính đột phá trong phương pháp chế tạo một chiếc xe hơi Mazda.[/i]
Ruben tin rằng, thời gian nói trên cần trở thành một trải nghiệm thú vị bằng việc tạo nên một chiếc xe có khả năng kết nối với con người, khiến cuộc sống của họ tốt hơn nhờ mang đến nhiều dạng cảm xúc tích cực như vui mừng, tự tin, sung sướng, tự hào.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Ruben đã trở thành một phần của sự thay đối mạnh mẽ và mang tính đột phá trong phương pháp chế tạo một chiếc xe hơi Mazda. Ông đã dẫn dắt triết lý thiết kế lấy con người là trọng tâm của hãng, trong đó cảm nhận của tài xế là điểm mấu chốt xuyên suốt quá trình phát triển.
Theo Ruben, Mazda đã áp dụng triết lý trên vào hai vấn đề. Thứ nhất là cách mà một chiếc xe vận hành và thứ hai là cách mà chiếc xe phù hợp với khách hàng. Cả hai điểm trên đều xuất phát từ cùng một mục tiêu, đó là tạo ra một mối quan hệ tốt nhất, trực quan nhất giữa chiếc xe và tài xế. Để liên hệ cho điều này, Ruben có nhắc đến một ý tưởng khác đã từng được Mazda sử dụng trong thập niên 80 của thế kỷ trước có tên gọi “Jinba Ittai” hay “Chiếc xe và con người là một”.
Theo hồi tưởng của Rubben, khái niệm “2 trong 1” (chiếc xe và tài xế là 1) là một cảm giác chủ quan. Tuy nhiên, ông và các cộng sự của mình đã làm việc cật lực để khiến cho khái niệm này trở thành một yếu tố khách quan và dễ định lượng hơn. Họ tưởng tượng lại quá trình phát triển của một chiếc xe truyền thống và xem xét sự nhạy cảm của con người để khởi đầu cho việc thiết lập các mục tiêu.
Đối với Ruben, việc tạo nên những chiếc xe tuyệt vời cũng ý nghĩa như việc hiểu được cách khách hàng cảm nhận được sự tuyệt vời của những chiếc xe đó. “Điều này đúng với mọi chiếc xe chúng tôi tạo nên, từ MX-5 cho đến MX-9”, Ruben cho biết.
Kết quả của những đam mê và cố gắng không mệt mỏi từ Ruben bao gồm nhiều tiến bộ, bao gồm công nghệ SKYACTIV của Mazda, có khả năng cải thiện hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu trong khi vẫn đảm bảo được nguyên lý đặt con người làm trọng tâm.
Sau 24 năm trên cương vị một kỹ sư cơ khi, Ruben đã có những trải lòng cụ thể dành cho các kỹ sư tham vọng. Ông khuyên các kỹ sư trẻ cần chắc chắn đạt được cả hiểu biết về lý thuyết cũng như thực tiễn. Trong con mắt của Ruben, dù là được làm việc trên một mẫu xe đi đường mình thường hay một dự án xe đua tầm cỡ, đừng bao giờ chối từ bất cứ cơ hội nào đang gõ cửa. Bởi theo ông, đam mê mới thực sự là yếu tố quan trọng hàng đầu.
diep_pn (Forum.autodaily.vn)
Từ một cậu bé đam mê xe hơi
“Có một vài điều thúc đẩy tôi, và tất cả chúng đều có chung một điểm xuất phát”, Rubben giải thích. “Từ trải nghiệm và quá khứ của mình, tôi biết cách tạo ra một chiếc xe hơi có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống.”
Tình yêu của Ruben đối với ô tô và xe động cơ được di truyền từ người cha. Khi Ruben còn là một đứa trẻ, họ đã dành rất nhiều thời gian bên nhau cùng khám phá chiếc xe Corvette của gia đình. Cho đến lúc Ruben có đủ tiền để sắm cho bản thân một chiếc riêng, hai cha con Ruben vẫn tiếp tục được giữ nguyên thói quen cũ, chỉ thay đổi đối tượng nghiên cứu.
Đến một chàng sinh viên cơ khí
Ruben học ngành cơ khí như một sự lựa chọn tất yếu và tốt nghiệp năm 1992. Bất chấp những khó khăn trong quá trình tìm việc lúc bấy giờ, ông vẫn quyết định gửi sơ yếu lý lịch của mình đến Mazda. Và không biết may mắn đã mỉm cười với Ruben hay với Mazda khi cánh cửa năm ấy đã mở rộng chào đón chàng trai dành nhiều đam mê và hoài bão cuộc đời cho xe cộ.
Và 24 năm dưới mái nhà Mazda
Cho đến thời điểm này, Ruben đã có 24 năm cống hiến cho sự thành công và thịnh vượng của Mazda. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông đã góp sức mình cho sự ra đời của tất cả những mẫu xe mà Mazda đã từng bán ra tại Bắc Mỹ.
Để lý giải cho sự trung thành và nhiệt huyết này, Ruben cho biết: “Mazda mang đến không khí gia đình hơn nhiều công ty khác. Tôi được làm việc với những đồng nghiệp tốt và chúng tôi có một chuỗi các sản phẩm giá trị. Mỗi chiếc xe chúng tôi tạo ra đều mang đến những cảm giác tự hào khác nhau.”
Điều này có thể được lý giải theo một cách khác, đó là khi một cá nhân dành cả cuộc đời mình làm việc cho một công ty như Mazda, cá nhân đó sẽ trở thành một phần của nền văn hóa và bị chính nền văn hóa ấy tác động trở lại”.
Mazda – Ruben – và triết lý thiết kế “2 trong 1”
Dù không thực sự là một người đam mê xe cộ, song chiếc ôtô vẫn là một khoản mua sắm đáng kể và đầy cảm xúc với hầu hết mọi người. Việc nhiều người phải di chuyển trên xe hơi của họ trong nhiều giờ đồng hồ đã không còn là điều lạ lẫm đối với cuộc sống ngày nay.
Ruben tin rằng, thời gian nói trên cần trở thành một trải nghiệm thú vị bằng việc tạo nên một chiếc xe có khả năng kết nối với con người, khiến cuộc sống của họ tốt hơn nhờ mang đến nhiều dạng cảm xúc tích cực như vui mừng, tự tin, sung sướng, tự hào.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Ruben đã trở thành một phần của sự thay đối mạnh mẽ và mang tính đột phá trong phương pháp chế tạo một chiếc xe hơi Mazda. Ông đã dẫn dắt triết lý thiết kế lấy con người là trọng tâm của hãng, trong đó cảm nhận của tài xế là điểm mấu chốt xuyên suốt quá trình phát triển.
Theo Ruben, Mazda đã áp dụng triết lý trên vào hai vấn đề. Thứ nhất là cách mà một chiếc xe vận hành và thứ hai là cách mà chiếc xe phù hợp với khách hàng. Cả hai điểm trên đều xuất phát từ cùng một mục tiêu, đó là tạo ra một mối quan hệ tốt nhất, trực quan nhất giữa chiếc xe và tài xế. Để liên hệ cho điều này, Ruben có nhắc đến một ý tưởng khác đã từng được Mazda sử dụng trong thập niên 80 của thế kỷ trước có tên gọi “Jinba Ittai” hay “Chiếc xe và con người là một”.
Theo hồi tưởng của Rubben, khái niệm “2 trong 1” (chiếc xe và tài xế là 1) là một cảm giác chủ quan. Tuy nhiên, ông và các cộng sự của mình đã làm việc cật lực để khiến cho khái niệm này trở thành một yếu tố khách quan và dễ định lượng hơn. Họ tưởng tượng lại quá trình phát triển của một chiếc xe truyền thống và xem xét sự nhạy cảm của con người để khởi đầu cho việc thiết lập các mục tiêu.
Đối với Ruben, việc tạo nên những chiếc xe tuyệt vời cũng ý nghĩa như việc hiểu được cách khách hàng cảm nhận được sự tuyệt vời của những chiếc xe đó. “Điều này đúng với mọi chiếc xe chúng tôi tạo nên, từ MX-5 cho đến MX-9”, Ruben cho biết.
Kết quả của những đam mê và cố gắng không mệt mỏi từ Ruben bao gồm nhiều tiến bộ, bao gồm công nghệ SKYACTIV của Mazda, có khả năng cải thiện hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu trong khi vẫn đảm bảo được nguyên lý đặt con người làm trọng tâm.
Sau 24 năm trên cương vị một kỹ sư cơ khi, Ruben đã có những trải lòng cụ thể dành cho các kỹ sư tham vọng. Ông khuyên các kỹ sư trẻ cần chắc chắn đạt được cả hiểu biết về lý thuyết cũng như thực tiễn. Trong con mắt của Ruben, dù là được làm việc trên một mẫu xe đi đường mình thường hay một dự án xe đua tầm cỡ, đừng bao giờ chối từ bất cứ cơ hội nào đang gõ cửa. Bởi theo ông, đam mê mới thực sự là yếu tố quan trọng hàng đầu.
diep_pn (Forum.autodaily.vn)