lehung-autodaily
Administrator
Hãng xe Hàn Quốc vừa trình làng công nghệ mới có tên gọi Active Air Skirt (AAS - tạm dịch là hệ thống mở cản gió chủ động), giúp chiếc xe đi nhanh hơn và xa hơn.
Hệ thống triển khai bộ phận chia gió ở phía lốp dưới gầm xe giúp giảm thiểu nhiễu loạn không khí do bánh xe gây xe. Hệ thống này được kích hoạt khi xe vượt quá tốc độ 80 km/h và tự động thu lại khi giảm tốc độ dưới 70 km/h. Khi thử nghiệm trên Genesis GV60, ASS đã giúp giảm hệ số cản gió (Cd) xuống 0,008, cải thiện khí động học thêm 2,8%.
Trên hết, Hyundai cho biết AAS cũng sẽ hữu ích khi xe di chuyển ở tốc độ cao hơn. Hệ thống này cũng làm tăng lực ép xuống và hoạt động ở tốc độ trên 200 km/h. Nói chung, hầu hết các xe đua đều có một số chi tiết trên thân xe giúp giảm nhiễu loạn ngay phía trước lốp xe. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có vẻ như Hyundai có kế hoạch sử dụng AAS trên một số loại xe nhất định.
Sun Hyung Cho, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm phát triển thân vỏ khi di chuyển tại tập đoàn ô tô Hyundai cho biết: “Công nghệ này dự kiến sẽ có tác động lớn hơn đến các mẫu xe như SUV vốn khó cải thiện hiệu suất khí động học. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng cải thiện hiệu suất lái và độ ổn định của xe điện thông qua những cải tiến về khí động học.”
Lợi ích gia tăng là rất quan trọng trong thị trường xe điện vì mọi thương hiệu đều muốn mở rộng phạm vi hoạt động càng nhiều càng tốt. Công nghệ ASS không quá ngạc nhiên đối với những người chú ý đến các công nghệ mà Hyundai sử dụng trên dòng xe điện của mình. Ioniq 6 đã sử dụng các cánh gió chủ động, rèm che gió bánh xe, bộ giảm khe hở bánh xe và cánh lướt gió phía sau, tất cả đều nhằm mục đích giảm hệ số cản.
Hiện tại, AAS chỉ đang được phát triển. Hãng đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế ở cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Hyundai cho biết họ có kế hoạch “xem xét việc sản xuất hàng loạt sau khi kiểm tra độ bền và hiệu suất”.
Sơn Phạm (Forum.autodaily.vn)
Hệ thống triển khai bộ phận chia gió ở phía lốp dưới gầm xe giúp giảm thiểu nhiễu loạn không khí do bánh xe gây xe. Hệ thống này được kích hoạt khi xe vượt quá tốc độ 80 km/h và tự động thu lại khi giảm tốc độ dưới 70 km/h. Khi thử nghiệm trên Genesis GV60, ASS đã giúp giảm hệ số cản gió (Cd) xuống 0,008, cải thiện khí động học thêm 2,8%.
Trên hết, Hyundai cho biết AAS cũng sẽ hữu ích khi xe di chuyển ở tốc độ cao hơn. Hệ thống này cũng làm tăng lực ép xuống và hoạt động ở tốc độ trên 200 km/h. Nói chung, hầu hết các xe đua đều có một số chi tiết trên thân xe giúp giảm nhiễu loạn ngay phía trước lốp xe. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có vẻ như Hyundai có kế hoạch sử dụng AAS trên một số loại xe nhất định.
Sun Hyung Cho, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm phát triển thân vỏ khi di chuyển tại tập đoàn ô tô Hyundai cho biết: “Công nghệ này dự kiến sẽ có tác động lớn hơn đến các mẫu xe như SUV vốn khó cải thiện hiệu suất khí động học. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng cải thiện hiệu suất lái và độ ổn định của xe điện thông qua những cải tiến về khí động học.”
Hiện tại, AAS chỉ đang được phát triển. Hãng đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế ở cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Hyundai cho biết họ có kế hoạch “xem xét việc sản xuất hàng loạt sau khi kiểm tra độ bền và hiệu suất”.
Sơn Phạm (Forum.autodaily.vn)