thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Gian nan vào nghề
Airbrush - nghệ thuật trang trí bằng cách phun sơn lên bề mặt các vật dụng (trong đó có ôtô, xe máy) đã trở nên phổ biến trên thế giới. Bộ môn nghệ thuật này cũng đã du nhập vào Việt Nam cách đây cả chục năm, với nhiều người thợ tài hoa. Nguyễn Văn Cường, chàng trai người Hà Nội sinh năm 1985 là một trong số đó.
Người thợ tài hoa Nguyễn Văn Cường[/i]
Theo Cường, để nhiều bạn trẻ biết đến và quyết định “thay áo” cho chiếc xe của mình như hiện tại đó là cả một quá trình. Vì hầu hết họ vẫn chưa tin hoàn toàn vào bàn tay của người thợ Việt, vẫn chưa dám phá cách, thể hiện cá tính của họ trên những chiếc xe máy “hiền lành” thông thường.
Bắt đầu biết, tham gia cùng anh em từ năm 2004, Cường – khi đó còn là cậu sinh viên của trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ may và thiết kế thời trang I, lúc đầu chỉ là đến tìm hiểu về cách vẽ Airbrush. Sau anh thấy hay, đam mê và theo đuổi đến bây giờ.
Để thành công như ngày hôm nay, những người thợ như Cường phải tìm tòi, học hỏi rất nhiều[/i]
“Nghe mấy anh đi sang nước ngoài kể, loại hình nghệ thuật này rất phát triển và phổ biến, đặc biệt là ở Mỹ và một số nước châu Âu. Xe cộ họ trang trí rất nhiều. Các anh gợi ý là ai biết vẽ thì tụ tập lại rồi cùng phát triển nó xem như thế nào. Sau đó, càng làm, đơn đặt hàng càng nhiều, nhất là ở trong Nam, nên nhóm của bọn mình chuyển hẳn vào Sài Gòn mở dịch vụ sơn Airbrush trên xe” – Cường tâm sự.
“Bước đầu cũng rất gian nan, nhìn tác phẩm lên khuôn của các bạn nước ngoài ai thấy cũng mê, cũng nói là mình làm được. Nhưng công đoạn làm ra sao, dụng cụ làm thế nào, sơn bằng chất liệu gì thì phải tìm hiểu chán chê” – Cường kể.
Theo Cường, dụng cụ vẽ quan trọng nhất là cây súng phun sơn. Súng phun này phải nhập từ nước ngoài về theo đợt đặt hàng, mà đặt hàng ai lúc đó cũng là cả vấn đề. Những dụng cụ hỗ trợ khác thì nhóm Cường tự tìm vật dụng có sẵn ở Việt Nam mình na ná như thế, chế cháo và áp dụng vào làm.
Dụng cụ vẽ quan trọng nhất là cây súng phun sơn[/i]
Sau cả chục năm tìm tòi, sưu tầm mẫu, cải tiến dụng cụ, đến nay, những thợ vẽ như Cường đã có nhiều đơn đặt hàng hơn, tác phẩm của họ cũng trở nên chuyên nghiệp, tinh tế hơn và được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ chơi xe.
“Thổi hồn” cho xe
Không vô hồn như thông thường, những chiếc xe máy khi được sơn phủ Airbrush trở nên cá tính, dị biệt hơn. Nó thể hiện cái ý tưởng, tinh thần của chủ nhân chiếc xe. Đó có thể là vẻ dữ dằn của một chú hổ, chút thần thánh, truyền kỳ của những hình ảnh thiên thần, rồng phượng, chim ưng. Hay đó còn là sự điệu đà nữ tính với những sắc hoa, những đường cong cơ thể đẹp đến tuyệt mỹ…
Những tác phẩm Airbrush thể hiện cái ý tưởng, tinh thần của chủ nhân chiếc xe[/i]
Theo Cường, để có một bức tranh đẹp người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn từ làm nền, tạo bề mặt phẳng, sơn lót, phủ màu nền, vẽ và phun sơn bóng.
Ở những khu vực trang trí chưa đạt độ phẳng cần thiết, người thợ sử dụng hỗn hợp gồm chất bả và chất đông cứng đã được trộn đều để định hình lại bề mặt. Thao tác hoàn toàn bằng tay nên người thực hiện cần hình dung trước biên dạng của bề mặt là cong, phẳng hay sắc cạnh. Dù không phải công đoạn quyết định nhưng việc bả tốt sẽ giúp quá trình làm nhẵn được thực hiện nhanh hơn.
Các công đoạn khác nhau của một tác phẩm[/i]
Chờ cho lớp bả khô, thợ tiếp tục mài nhẵn. Ban đầu là sử dụng giấy nhám có hạt to để mài phá làm nhẵn sơ bộ, rồi mài lại bằng giấy nhám mịn hơn. Cần mẫn và tỉ mỉ, thợ vừa mài vừa dùng tay và mắt để cảm nhận độ nhẵn bóng.
Để tăng độ bền của lớp sơn màu, bề mặt cần được sơn lót trước khi phủ màu nền. Không dùng bút chì hay cọ vẽ để dựng hình, người thợ sử dụng trực tiếp súng phun sơn vẽ lên bề mặt cong của bình xăng, yếm xe hay chắn bùn. Tùy thuộc vào diện tích vẽ và kích thước của hình mẫu mà người vẽ tính toán tỷ lệ dựng hình theo kinh nghiệm.
Dưới tác dụng của áp lực khí nén, dung dịch sơn bị xé tơi thành các hạt nhỏ theo luồng khí bám lên bề mặt chi tiết. Để thực hiện công việc vẽ được nhanh, dễ dàng, thợ sử dụng khuôn khoét theo các khối hình muốn vẽ, để che đi những khu vực không muốn sơn bám vào.
Nguyễn Văn Cường chia sẻ, có lẽ nếu các công đoạn chỉ dừng ở đó thì mọi thợ vẽ đều như nhau. Theo người thợ nhiều năm trong nghề này thì công đoạn dùng bút Airbrush mô tả chi tiết sẽ quyết định tới vẻ đẹp của bức tranh. Để làm nổi các nét vẽ, tạo hiệu ứng 3D thì người vẽ phải đặc biệt chú ý tới chế độ sáng tối. Công đoạn phun bóng tạo ra lớp phủ ngoài bảo vệ bức tranh, tạo cảm giác về độ sâu của bức vẽ. Cuối cùng là việc dùng máy đánh bóng để loại bỏ tất cả các tỳ vết trên bề mặt.
"Thay áo" cho xe là cả một quá trình đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và không thể thiếu con mắt nghệ thuật[/i]
Cường cho biết, thời gian thông thường để “thay áo” cho một chiếc xe máy mất khoảng từ 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, có những chiếc xe yêu cầu sự tỉ mỉ với những họa tiết nhỏ và tinh tế như một chiếc chooper độ mà Cường vừa nhận làm cần tới 1 tháng để hoàn thiện.
Sơn phủ Airbrush lên xe thường không có giá cố định mà tùy thuộc vào hình vẽ khách hàng yêu cầu. Xe tay ga khoảng 3 đến 5 triệu/chiếc. Trên môtô phân khối lớn, yêu cầu cao hơn, chất lượng sơn ngoại nhập, giá thành 7 đến 8 triệu đồng/chiếc. Thậm chí có những xe vẽ nhiều họa tiết khó, cần sự tỉ mỉ mất nhiều công sức thì giá thành có thể lên đến 20 đến 30 triệu đồng/xe.
Mỗi tác phẩm hoàn thành, giao cho khách hàng là một niềm vui của Cường[/i]
Đến nay, Cường không thống kê nổi mình đã “thay áo” cho bao nhiêu chiếc xe máy và ôtô. Chỉ biết rằng, mỗi tác phẩm hoàn thành, giao cho khách hàng là một niềm vui của anh. Và đó cũng là động lực để anh tiếp tục đam mê với nghề.
Xem video Nguyễn Văn Cường chia sẻ về nghệ thuật vẽ Airbrush trên xe:
Thế Đạt - Tới Nguyễn (TTTĐ)
Airbrush - nghệ thuật trang trí bằng cách phun sơn lên bề mặt các vật dụng (trong đó có ôtô, xe máy) đã trở nên phổ biến trên thế giới. Bộ môn nghệ thuật này cũng đã du nhập vào Việt Nam cách đây cả chục năm, với nhiều người thợ tài hoa. Nguyễn Văn Cường, chàng trai người Hà Nội sinh năm 1985 là một trong số đó.
Theo Cường, để nhiều bạn trẻ biết đến và quyết định “thay áo” cho chiếc xe của mình như hiện tại đó là cả một quá trình. Vì hầu hết họ vẫn chưa tin hoàn toàn vào bàn tay của người thợ Việt, vẫn chưa dám phá cách, thể hiện cá tính của họ trên những chiếc xe máy “hiền lành” thông thường.
Bắt đầu biết, tham gia cùng anh em từ năm 2004, Cường – khi đó còn là cậu sinh viên của trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ may và thiết kế thời trang I, lúc đầu chỉ là đến tìm hiểu về cách vẽ Airbrush. Sau anh thấy hay, đam mê và theo đuổi đến bây giờ.
“Nghe mấy anh đi sang nước ngoài kể, loại hình nghệ thuật này rất phát triển và phổ biến, đặc biệt là ở Mỹ và một số nước châu Âu. Xe cộ họ trang trí rất nhiều. Các anh gợi ý là ai biết vẽ thì tụ tập lại rồi cùng phát triển nó xem như thế nào. Sau đó, càng làm, đơn đặt hàng càng nhiều, nhất là ở trong Nam, nên nhóm của bọn mình chuyển hẳn vào Sài Gòn mở dịch vụ sơn Airbrush trên xe” – Cường tâm sự.
“Bước đầu cũng rất gian nan, nhìn tác phẩm lên khuôn của các bạn nước ngoài ai thấy cũng mê, cũng nói là mình làm được. Nhưng công đoạn làm ra sao, dụng cụ làm thế nào, sơn bằng chất liệu gì thì phải tìm hiểu chán chê” – Cường kể.
Theo Cường, dụng cụ vẽ quan trọng nhất là cây súng phun sơn. Súng phun này phải nhập từ nước ngoài về theo đợt đặt hàng, mà đặt hàng ai lúc đó cũng là cả vấn đề. Những dụng cụ hỗ trợ khác thì nhóm Cường tự tìm vật dụng có sẵn ở Việt Nam mình na ná như thế, chế cháo và áp dụng vào làm.
Sau cả chục năm tìm tòi, sưu tầm mẫu, cải tiến dụng cụ, đến nay, những thợ vẽ như Cường đã có nhiều đơn đặt hàng hơn, tác phẩm của họ cũng trở nên chuyên nghiệp, tinh tế hơn và được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ chơi xe.
“Thổi hồn” cho xe
Không vô hồn như thông thường, những chiếc xe máy khi được sơn phủ Airbrush trở nên cá tính, dị biệt hơn. Nó thể hiện cái ý tưởng, tinh thần của chủ nhân chiếc xe. Đó có thể là vẻ dữ dằn của một chú hổ, chút thần thánh, truyền kỳ của những hình ảnh thiên thần, rồng phượng, chim ưng. Hay đó còn là sự điệu đà nữ tính với những sắc hoa, những đường cong cơ thể đẹp đến tuyệt mỹ…
Theo Cường, để có một bức tranh đẹp người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn từ làm nền, tạo bề mặt phẳng, sơn lót, phủ màu nền, vẽ và phun sơn bóng.
Ở những khu vực trang trí chưa đạt độ phẳng cần thiết, người thợ sử dụng hỗn hợp gồm chất bả và chất đông cứng đã được trộn đều để định hình lại bề mặt. Thao tác hoàn toàn bằng tay nên người thực hiện cần hình dung trước biên dạng của bề mặt là cong, phẳng hay sắc cạnh. Dù không phải công đoạn quyết định nhưng việc bả tốt sẽ giúp quá trình làm nhẵn được thực hiện nhanh hơn.
Chờ cho lớp bả khô, thợ tiếp tục mài nhẵn. Ban đầu là sử dụng giấy nhám có hạt to để mài phá làm nhẵn sơ bộ, rồi mài lại bằng giấy nhám mịn hơn. Cần mẫn và tỉ mỉ, thợ vừa mài vừa dùng tay và mắt để cảm nhận độ nhẵn bóng.
Để tăng độ bền của lớp sơn màu, bề mặt cần được sơn lót trước khi phủ màu nền. Không dùng bút chì hay cọ vẽ để dựng hình, người thợ sử dụng trực tiếp súng phun sơn vẽ lên bề mặt cong của bình xăng, yếm xe hay chắn bùn. Tùy thuộc vào diện tích vẽ và kích thước của hình mẫu mà người vẽ tính toán tỷ lệ dựng hình theo kinh nghiệm.
Dưới tác dụng của áp lực khí nén, dung dịch sơn bị xé tơi thành các hạt nhỏ theo luồng khí bám lên bề mặt chi tiết. Để thực hiện công việc vẽ được nhanh, dễ dàng, thợ sử dụng khuôn khoét theo các khối hình muốn vẽ, để che đi những khu vực không muốn sơn bám vào.
Nguyễn Văn Cường chia sẻ, có lẽ nếu các công đoạn chỉ dừng ở đó thì mọi thợ vẽ đều như nhau. Theo người thợ nhiều năm trong nghề này thì công đoạn dùng bút Airbrush mô tả chi tiết sẽ quyết định tới vẻ đẹp của bức tranh. Để làm nổi các nét vẽ, tạo hiệu ứng 3D thì người vẽ phải đặc biệt chú ý tới chế độ sáng tối. Công đoạn phun bóng tạo ra lớp phủ ngoài bảo vệ bức tranh, tạo cảm giác về độ sâu của bức vẽ. Cuối cùng là việc dùng máy đánh bóng để loại bỏ tất cả các tỳ vết trên bề mặt.
Cường cho biết, thời gian thông thường để “thay áo” cho một chiếc xe máy mất khoảng từ 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, có những chiếc xe yêu cầu sự tỉ mỉ với những họa tiết nhỏ và tinh tế như một chiếc chooper độ mà Cường vừa nhận làm cần tới 1 tháng để hoàn thiện.
Sơn phủ Airbrush lên xe thường không có giá cố định mà tùy thuộc vào hình vẽ khách hàng yêu cầu. Xe tay ga khoảng 3 đến 5 triệu/chiếc. Trên môtô phân khối lớn, yêu cầu cao hơn, chất lượng sơn ngoại nhập, giá thành 7 đến 8 triệu đồng/chiếc. Thậm chí có những xe vẽ nhiều họa tiết khó, cần sự tỉ mỉ mất nhiều công sức thì giá thành có thể lên đến 20 đến 30 triệu đồng/xe.
Đến nay, Cường không thống kê nổi mình đã “thay áo” cho bao nhiêu chiếc xe máy và ôtô. Chỉ biết rằng, mỗi tác phẩm hoàn thành, giao cho khách hàng là một niềm vui của anh. Và đó cũng là động lực để anh tiếp tục đam mê với nghề.
Xem video Nguyễn Văn Cường chia sẻ về nghệ thuật vẽ Airbrush trên xe: