baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Tái sinh xe chết
Thường những người đầu tư gara để làm dịch vụ sửa chữa, mông má ô tô nhằm thu lợi, nhưng anh Nguyễn Hải Phong ở Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) bỏ ra hàng trăm triệu đồng mở xưởng chỉ để độ xe chơi Tết. Anh là người chơi xe cổ có tiếng tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận.
Khu nhà xưởng rộng chừng 500 m2, được thiết kế đơn giản. Tại đây cũng có một khu nấu ăn và 2 phòng vừa là phòng khách, vừa là phòng ngủ, để những người đam mê xe cổ có chỗ nấu ăn và ngủ nghỉ tại trận.
Tới xưởng, khách có thể sơn sửa, gò hàn chiếc xe của mình theo sở thích, anh Phong chỉ đứng ra hướng dẫn như một kỹ thuật viên. Anh Phong không lấy tiền công, có chăng chỉ tính tiền mua sơn, tiền tôn… Nếu ai tự mua đồ về tự độ thì không phải trả bất cứ khoản nào. Chính vì thế, xưởng của anh Phong dù mới mở đã thu hút được hàng trăm ô tô, xe máy của những người đam mê xe cổ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, một số người đam mê xe cổ còn ở lại gara của anh Phong cả tháng trời, chỉ để xem hình hài chiếc xe của mình sống lại từng ngày. Anh Nguyễn Tuấn An ở lại xưởng 3 tháng trời, nhăm nhăm săn cần gạt nước từ những chiếc xe được lôi về xưởng, nhằm ráp vào xe của mình cho đồng bộ.
Đầu tháng 12/2013, một người bạn của anh Phong tên Minh đi qua thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), thấy 1 chiếc xe Ford bán tải đời 62 vùi trong bãi than, nên mách cho anh An. Lúc đó đã chập choạng tối, lập tức, anh An lên đường tới Cẩm Phả và mua chiếc xe cho bằng được, rồi thuê xe cứu hộ chở về tới Hà Nội. Lúc đó là gần 2 giờ sáng. Chiếc xe này bị vùi trong bãi than sau đợt truy quét than thổ phỉ của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh vào năm 2008.
"Xưởng đang độ hoàn thiện 10 chiếc hàng độc như Cadillac đời 61, Ford đời 62, Celica đời 72, Volga, Lada đời 65, Mercedes đời 61 (Đức)... Cùng với đó là bộ sưu tập xe máy cổ như Mobylette đời 1952, Gazelle đời 1955... để chào đón năm mới 2014."
Dỡ chiếc xe lấm lem than, anh An chỉ lấy mỗi bộ cần gạt nước. Chiếc cần gạt này không phải là loại dùng để gạt nước kính, mà là gạt nước cho bộ đèn chiếu sáng. Anh An nói đã mua đến 5 chiếc xe, bởi với những xe có tuổi đời vài chục, hoặc cả thế kỷ, không dễ mua nguyên chiếc mà phải lùng từng bộ phận, từng phụ kiện rồi ráp chúng lại với nhau.
Phần lớn những chiếc xe cổ này đã được thay rất nhiều thứ, mà mua 1-2 chi tiết, không ai chịu bán. Vì vậy, anh An phải mua nhiều chiếc để nhặt nhạnh đồ đạc ráp 1 chiếc xe cho đủ. Đã chơi xe cổ thì phải “độc”, phải tìm cho được từ chiếc cần gạt nước, cụm dây điện rồi đèn nguyên bản.
Những xe hết đát đó chỉ là đống sắt vụn bán theo cân, giá khoảng 10 - 20 triệu đồng, nhưng nếu tính về công sức và gom được những chiếc xe đó ráp đủ 1 chiếc theo ý muốn, mông má lại thì giá ngang ngửa xe mới hạng trung, anh An nói.
Tương tự, anh Nguyễn Hữu Dũng, một người “nghiền” ô tô cổ cũng có mặt tại gara, nói, vừa qua tậu chiếc Mercedes đời 61. Chỉ vì 1 cụm dây điện bị chuột cắn, mà anh phải bay vào TPHCM, rồi bắt xe đi Bình Dương để mua 1 cụm dây điện nguyên bản giá 300.000 đồng. Nếu tính cả công đi, về (mất 2 ngày) cùng khoản vé máy bay đi lại, chi phí lên tới gần chục triệu đồng.
Những người chơi xe cổ thường bảo vệ nhau và coi trọng sự trung thực, lên án mọi biểu hiện trục lợi. Và chơi xe cổ không sợ bị trộm cắp, vì các chi tiết nhỏ trong xe đã được chụp hình, ghi lại số sê ri, nếu bị mất, chủ nhân sẽ thông tin ngay trên forum. Chính vì thế những kẻ trộm cắp có lấy cũng không thể bán được cho ai.
Thông qua diễn đàn chơi xe cổ, các thành viên giúp đỡ nhau trong thực tế. Vừa qua, một thành viên tên Hùng, sinh sống tại TPHCM, không may có con nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo, các thành viên đã vận động, giúp đỡ gia đình tiền đi lại và viện phí chữa trị cho cháu bé, anh Dũng nói.
Mối tình từ chiếc xe chắp vá
Không chỉ là chỗ chơi xe, gara xe cũ còn là nơi kết nối tình yêu cho những người chung niềm đam mê. Anh Nguyễn Hải Phong cho biết, từ khi mở xưởng tới nay, tháng nào cũng có đôi khá trùng nhau giữa người mua và người bán. Có lúc bên mua là nam, có lúc bên mua là nữ, bên này cần mua chiếc xe để lấy linh kiện ráp vào xe của mình, bên kia bán xe vì xe thiếu linh kiện mà không tìm được.
Thế rồi họ thỏa thuận, tháo đồ, ráp vào xe. Thấy ổn là họ rủ nhau đi thử và rồi cả hai cùng “mất tích” vài ngày mới thấy trở lại xưởng. “Khi quay lại khoe ảnh, chúng tôi mới ngã ngửa biết rằng, họ đã có những ngày trăng mật đầy thú vị với chiếc xe thời Napoleon của mình”- Anh Phong kể
Không chỉ thế, nhiều người còn kiếm cớ rằng, gần khu vực gara không có quán cà phê, hay quán ăn, nên họ xách gạo tới xưởng cùng thổi cơm chung trong những ngày khôi phục xe cổ. Chị Đỗ Thị Khánh ở Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) gần 30 tuổi, khá nhanh nhẹn, xinh xắn, nhưng vẫn chưa một mối tình vắt vai.
Chị chia sẻ: “Có lẽ vì suốt ngày lúi húi với mớ cà-lê, tô vít, săm - lốp… chăm chút cho những chiếc xe cổ mà cánh đàn ông không dám cưa cẩm gì”. Nhiều khi bạn bè rủ đi chơi, nhưng vì đang chăm chút cho xe, nên chị Khánh từ chối. Từ hôm có xưởng của anh Phong, chị Khánh có chỗ đến để chia sẻ sở thích và gặp được người cùng quan điểm là anh Nguyễn Đăng Tuấn (Hà Đông, Hà Nội).
Chị Khánh hồ hởi nói: “Anh Tuấn giống như Adam đi tìm lại chiếc xương sườn của mình và nay đã gặp được. Chiếc xe của tôi như 1 linh kiện giống như rẻ xương sườn Eva hoàn thiện vào chiếc xe và con người anh Tuấn”.
Giống như trường hợp anh Tuấn, chị Khánh, anh Nguyễn Mạnh Linh (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) và chị Ngô Thị Hoài (Bác Cổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cả tháng nay, kết thúc giờ làm việc là chạy ngay đến gara của anh Phong.
Lúc thì mang mấy bắp ngô, lúc thì củ khoai, nhưng khi cả hai cùng tận hưởng những thứ “cao lương” ấy, họ cảm thấy gần gũi nhau hơn là ngồi tại quán cà phê. Dự kiến khi hoàn thiện chiếc xe, họ sẽ biến nó thành chiếc xe dâu chào đón năm mới.
"Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Quốc Bình, Giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 2905V - Hà Nội (Cục Đăng kiểm Việt Nam), cho biết: Hiện dòng xe du lịch từ 9 chỗ trở xuống chưa có quy định về thời hạn sử dụng. Đối với những chiếc xe cũ khi độ lại cần phải có hồ sơ gốc cụ thể, và cần đưa xe tới Trung tâm đăng kiểm mới đánh giá cụ thể được.
Cơ bản, những chiếc xe độ lại cần phải giữ được kích thước và hình dáng của xe. Đối với dòng xe sedan thì không thể độ thành dòng xe SUY và ngược lại, hoặc cụm đèn hình vuông thì không thể độ thành hình tròn. Về tiêu chuẩn kỹ thuật, đã có văn bản cụ thể cho từng chi tiết của xe. Nếu đảm bảo các yêu cầu, xe độ, xe cũ vẫn có thể đăng kiểm và lưu thông được, ông Bình nói".
Theo Minh Đức (tienphong.vn)
Thường những người đầu tư gara để làm dịch vụ sửa chữa, mông má ô tô nhằm thu lợi, nhưng anh Nguyễn Hải Phong ở Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) bỏ ra hàng trăm triệu đồng mở xưởng chỉ để độ xe chơi Tết. Anh là người chơi xe cổ có tiếng tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận.
Khu nhà xưởng rộng chừng 500 m2, được thiết kế đơn giản. Tại đây cũng có một khu nấu ăn và 2 phòng vừa là phòng khách, vừa là phòng ngủ, để những người đam mê xe cổ có chỗ nấu ăn và ngủ nghỉ tại trận.
Tới xưởng, khách có thể sơn sửa, gò hàn chiếc xe của mình theo sở thích, anh Phong chỉ đứng ra hướng dẫn như một kỹ thuật viên. Anh Phong không lấy tiền công, có chăng chỉ tính tiền mua sơn, tiền tôn… Nếu ai tự mua đồ về tự độ thì không phải trả bất cứ khoản nào. Chính vì thế, xưởng của anh Phong dù mới mở đã thu hút được hàng trăm ô tô, xe máy của những người đam mê xe cổ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, một số người đam mê xe cổ còn ở lại gara của anh Phong cả tháng trời, chỉ để xem hình hài chiếc xe của mình sống lại từng ngày. Anh Nguyễn Tuấn An ở lại xưởng 3 tháng trời, nhăm nhăm săn cần gạt nước từ những chiếc xe được lôi về xưởng, nhằm ráp vào xe của mình cho đồng bộ.
Đầu tháng 12/2013, một người bạn của anh Phong tên Minh đi qua thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), thấy 1 chiếc xe Ford bán tải đời 62 vùi trong bãi than, nên mách cho anh An. Lúc đó đã chập choạng tối, lập tức, anh An lên đường tới Cẩm Phả và mua chiếc xe cho bằng được, rồi thuê xe cứu hộ chở về tới Hà Nội. Lúc đó là gần 2 giờ sáng. Chiếc xe này bị vùi trong bãi than sau đợt truy quét than thổ phỉ của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh vào năm 2008.
"Xưởng đang độ hoàn thiện 10 chiếc hàng độc như Cadillac đời 61, Ford đời 62, Celica đời 72, Volga, Lada đời 65, Mercedes đời 61 (Đức)... Cùng với đó là bộ sưu tập xe máy cổ như Mobylette đời 1952, Gazelle đời 1955... để chào đón năm mới 2014."
Dỡ chiếc xe lấm lem than, anh An chỉ lấy mỗi bộ cần gạt nước. Chiếc cần gạt này không phải là loại dùng để gạt nước kính, mà là gạt nước cho bộ đèn chiếu sáng. Anh An nói đã mua đến 5 chiếc xe, bởi với những xe có tuổi đời vài chục, hoặc cả thế kỷ, không dễ mua nguyên chiếc mà phải lùng từng bộ phận, từng phụ kiện rồi ráp chúng lại với nhau.
Phần lớn những chiếc xe cổ này đã được thay rất nhiều thứ, mà mua 1-2 chi tiết, không ai chịu bán. Vì vậy, anh An phải mua nhiều chiếc để nhặt nhạnh đồ đạc ráp 1 chiếc xe cho đủ. Đã chơi xe cổ thì phải “độc”, phải tìm cho được từ chiếc cần gạt nước, cụm dây điện rồi đèn nguyên bản.
Những xe hết đát đó chỉ là đống sắt vụn bán theo cân, giá khoảng 10 - 20 triệu đồng, nhưng nếu tính về công sức và gom được những chiếc xe đó ráp đủ 1 chiếc theo ý muốn, mông má lại thì giá ngang ngửa xe mới hạng trung, anh An nói.
Tương tự, anh Nguyễn Hữu Dũng, một người “nghiền” ô tô cổ cũng có mặt tại gara, nói, vừa qua tậu chiếc Mercedes đời 61. Chỉ vì 1 cụm dây điện bị chuột cắn, mà anh phải bay vào TPHCM, rồi bắt xe đi Bình Dương để mua 1 cụm dây điện nguyên bản giá 300.000 đồng. Nếu tính cả công đi, về (mất 2 ngày) cùng khoản vé máy bay đi lại, chi phí lên tới gần chục triệu đồng.
Những người chơi xe cổ thường bảo vệ nhau và coi trọng sự trung thực, lên án mọi biểu hiện trục lợi. Và chơi xe cổ không sợ bị trộm cắp, vì các chi tiết nhỏ trong xe đã được chụp hình, ghi lại số sê ri, nếu bị mất, chủ nhân sẽ thông tin ngay trên forum. Chính vì thế những kẻ trộm cắp có lấy cũng không thể bán được cho ai.
Thông qua diễn đàn chơi xe cổ, các thành viên giúp đỡ nhau trong thực tế. Vừa qua, một thành viên tên Hùng, sinh sống tại TPHCM, không may có con nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo, các thành viên đã vận động, giúp đỡ gia đình tiền đi lại và viện phí chữa trị cho cháu bé, anh Dũng nói.
Mối tình từ chiếc xe chắp vá
Không chỉ là chỗ chơi xe, gara xe cũ còn là nơi kết nối tình yêu cho những người chung niềm đam mê. Anh Nguyễn Hải Phong cho biết, từ khi mở xưởng tới nay, tháng nào cũng có đôi khá trùng nhau giữa người mua và người bán. Có lúc bên mua là nam, có lúc bên mua là nữ, bên này cần mua chiếc xe để lấy linh kiện ráp vào xe của mình, bên kia bán xe vì xe thiếu linh kiện mà không tìm được.
Thế rồi họ thỏa thuận, tháo đồ, ráp vào xe. Thấy ổn là họ rủ nhau đi thử và rồi cả hai cùng “mất tích” vài ngày mới thấy trở lại xưởng. “Khi quay lại khoe ảnh, chúng tôi mới ngã ngửa biết rằng, họ đã có những ngày trăng mật đầy thú vị với chiếc xe thời Napoleon của mình”- Anh Phong kể
Không chỉ thế, nhiều người còn kiếm cớ rằng, gần khu vực gara không có quán cà phê, hay quán ăn, nên họ xách gạo tới xưởng cùng thổi cơm chung trong những ngày khôi phục xe cổ. Chị Đỗ Thị Khánh ở Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) gần 30 tuổi, khá nhanh nhẹn, xinh xắn, nhưng vẫn chưa một mối tình vắt vai.
Chị chia sẻ: “Có lẽ vì suốt ngày lúi húi với mớ cà-lê, tô vít, săm - lốp… chăm chút cho những chiếc xe cổ mà cánh đàn ông không dám cưa cẩm gì”. Nhiều khi bạn bè rủ đi chơi, nhưng vì đang chăm chút cho xe, nên chị Khánh từ chối. Từ hôm có xưởng của anh Phong, chị Khánh có chỗ đến để chia sẻ sở thích và gặp được người cùng quan điểm là anh Nguyễn Đăng Tuấn (Hà Đông, Hà Nội).
Chị Khánh hồ hởi nói: “Anh Tuấn giống như Adam đi tìm lại chiếc xương sườn của mình và nay đã gặp được. Chiếc xe của tôi như 1 linh kiện giống như rẻ xương sườn Eva hoàn thiện vào chiếc xe và con người anh Tuấn”.
Giống như trường hợp anh Tuấn, chị Khánh, anh Nguyễn Mạnh Linh (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) và chị Ngô Thị Hoài (Bác Cổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cả tháng nay, kết thúc giờ làm việc là chạy ngay đến gara của anh Phong.
Lúc thì mang mấy bắp ngô, lúc thì củ khoai, nhưng khi cả hai cùng tận hưởng những thứ “cao lương” ấy, họ cảm thấy gần gũi nhau hơn là ngồi tại quán cà phê. Dự kiến khi hoàn thiện chiếc xe, họ sẽ biến nó thành chiếc xe dâu chào đón năm mới.
"Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Quốc Bình, Giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 2905V - Hà Nội (Cục Đăng kiểm Việt Nam), cho biết: Hiện dòng xe du lịch từ 9 chỗ trở xuống chưa có quy định về thời hạn sử dụng. Đối với những chiếc xe cũ khi độ lại cần phải có hồ sơ gốc cụ thể, và cần đưa xe tới Trung tâm đăng kiểm mới đánh giá cụ thể được.
Cơ bản, những chiếc xe độ lại cần phải giữ được kích thước và hình dáng của xe. Đối với dòng xe sedan thì không thể độ thành dòng xe SUY và ngược lại, hoặc cụm đèn hình vuông thì không thể độ thành hình tròn. Về tiêu chuẩn kỹ thuật, đã có văn bản cụ thể cho từng chi tiết của xe. Nếu đảm bảo các yêu cầu, xe độ, xe cũ vẫn có thể đăng kiểm và lưu thông được, ông Bình nói".
Theo Minh Đức (tienphong.vn)