lehung-autodaily
Administrator
Nhu cầu tiêu dùng bị thắt chặt trước khó khăn của kinh tế, cũng như sự gia tăng của các loại phí, lệ phí khiến doanh số bán xe của các thành viên VAMA sụt giảm chưa từng thấy. Đáng buồn hơn, có những mẫu xe không bán nổi quá 10 chiếc trong một tháng.>> Thị trường xe trong nước tháng 8: Vẫn bế tắcHãy cùng điểm mặt 5 mẫu xe có doanh số dưới 10 chiếc trong tháng 8 tại thị trường Việt Nam:1. Suzuki Grand VitaraDoanh số tháng 8: 3 chiếcGiá: 887,8 triệu đồngCó mặt tại Việt Nam từ tháng 8/2011, Grand Vitara được Suzuki giới thiệu ra thị trường dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật. "Xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản" là một yếu tố khá hấp dẫn đối với khách mua ôtô tại Việt Nam. Tuy nhiên, có vẻ như chỉ từng đó vẫn chưa đủ để xe Suzuki Grand Vitara phiên bản mới ghi điểm trong con mắt người tiêu dùng Việt trong suốt 1 năm qua.Sự trở lại của Grand Vitara tại Việt Nam khiến những khách hàng khó tính không khỏi phải thất vọng khi chỉ có một phiên bản duy nhất với trang bị nội thất khá sơ sài.Doanh số bán hàng 4 chiếc (vào tháng 7/2012) và 3 chiếc (vào tháng 8 vừa qua) cho thấy khách hàng không mấy mặn mà với chiếc xe từng được sản xuất và ngừng lắp ráp tại Việt Nam hồi năm 2008.2. Mitsubishi ZingerDoanh số tháng 8: 6 chiếcGiá: 642 – 674 triệu đồngLần đầu tiên được giới thiệu tới thị trường Việt Nam vào năm 2008, Mitsubishi Zinger nhắm đến các đối thủ như Toyota Innova và Chevrolet Captiva. Ban đầu, Vinastar chỉ phân phối Mitsubishi Zinger phiên bản số sàn tại thị trường Việt Nam với giá vào thời điểm đó là 25.400 USD. Mãi đến nửa cuối năm 2009, phiên bản số tự động của Zinger mới đổ bộ thị trường Việt Nam với giá bán 33.300 USD. Được biết, hiện nay có khoảng 2.500 chiếc Mitsubishi Zinger đang lưu hành tại Việt Nam.Cùng với thời gian, mẫu MPV Zinger của Mitsubishi có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam như KIA Carens, Nissan Livina hay Chevrolet Vivant... Cái bóng quá lớn của đối thủ Innnova cộng với việc Zinger không có nhiều thay đổi trong suốt một thời gian dài đã khiến chiếc xe của Mitsubishi có phần lép vế so với mẫu xe của Toyota. Thêm vào đó, việc Zinger bị triệu hồi 2.543 xe hồi tháng 2 tại Việt Nam lại càng khiến người tiêu dùng quay lưng với chiếc xe này.Thống kê của VAMA cho thấy, trong 3 tháng trở lại đây, Zinger có doanh số không vượt qua con số 10 chiếc xe đến tay khách hàng trong một tháng. Cụ thể, tháng 6/2012, Vinastar chỉ bán được 1 chiếc Zinger, tháng 7 (9 chiếc) và tháng 8 bán được 6 chiếc.3. Chevrolet CaptivaDoanh số tháng 8: 8 chiếcGiá: 880 triệu đồngChevrolet Captiva xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2006 và hứa hẹn trở thành đối thủ nặng ký cho các mẫu xe cùng phân khúc lúc đó như Toyota RAV 4, Honda CRV, Huyndai Tucson... Chiếc xe từng có thời làm mưa làm gió trên thị trường hồi 2007-2008. Nhưng sau đó mẫu xe này dần xuống dốc và hiện không còn nằm trong tầm ngắm của khách hàng Việt Nam.Chất lượng sản phẩm, giá trị bán lại không cao là hai lí do khiến Captiva của Vidamco (trước kia) và GM Việt Nam (hiện nay) bị hụt hơi so với các đối thủ.Theo báo cáo của VAMA, tháng 6/2012, GM Việt Nam chỉ bán được vỏn vẹn 3 chiếc Captiva, tháng 8 vừa qua khá hơn với 8 chiếc được bán ra. Đó là doanh số thấp kỷ lục mà hẳn là GM Việt Nam không hề muốn nhắc tới.4. Mitsubishi TritonDoanh số tháng 8: 10 chiếcGiá: 588 – 642 triệu đồngThêm một mẫu xe phổ dụng nữa của Mitsubishi lọt vào danh sách những chiếc xe có doanh số bán không quá 10 chiếc/tháng. Hãng xe Nhật Bản này còn có một mẫu khác gần như bị rơi vào quên lãng là Mitsubishi Grandis. Tháng 6/2012, đúng 1 chiếc Grandis được bán ra và hai tháng gần đây thì không thấy VAMA thống kê doanh số của mẫu xe này.Tung ra thị trường Việt Nam mẫu Mitsubishi Triton hoàn toàn mới, Vina Star chính thức tấn công phân khúc xe bán tải từ cuối năm 2008. Thực tế, mẫu pick-up của Mitsubishi đã thu được những thành công ngoài mong đợi. Nó xuất hiện như một chiếc xe bán tải đa năng với kiểu dáng mềm mại, nội thất tiện nghi, vận hành ổn định.Trong một thời gian dài Triton luôn là chiếc xe bán tải được ưa chuộng trên thị trường thì đến nay, dưới sự xuất hiện của quá nhiều đối thủ, chiếc xe đang mất dần vị thế. Thêm vào đó, nếu Ranger của Ford, Navarra của Nissan, BT-50 của Mazda liên tục được làm mới và cải tiến về kiểu dáng thì dường như Triton đang “dậm chân tại chỗ”.Những con số trong tháng 8 cho thấy, chỉ có 10 chiếc Triton đến tay người dùng gồm bản GL (4 chiếc), GLS AT (4 chiếc) và GLS MT (2 chiếc).5. Honda AccordDoanh số tháng 8: 10 chiếcGiá: 1,435 tỷ đồngỞ Việt Nam, cái tên Honda Accord đã được nhiều người biết đến từ những năm 90. Nó cũng được liệt vào xe hạng sang thời ấy. Nhưng, mãi cho đến những năm 2011, Honda Việt Nam mới chính thức đưa thương hiệu Accord vào Việt Nam với phiên bản 3.5, và đầu tháng 9/2011 là phiên bản Accord 2.4L.Tới Việt Nam, Accord chưa đủ sức hấp dẫn để cạnh tranh nổi với mẫu xe đình đám Toyota Camry. Từ những năm 1999, Toyota đã giới thiệu sản phẩm Camry. Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường và qua 4 thế hệ phát triển tại Việt Nam, Camry đã tạo được một khoảng cách quá lớn với Accord xét về cả doanh số và thương hiệu trong lòng khách hàng. Giá luôn cao hơn các đối thủ cùng phân khúc cũng là lí do khiến Accord không “lấy lòng” được người tiêu dùng Việt.Theo số liệu thống kê từ VAMA, trong tháng 7/2012, Honda chỉ bán được 4 chiếc Accord, tháng 8 “nhỉnh” hơn với 10 chiếc. Trong khi đó, doanh số của Toyota Camry trong tháng 7 là 160 chiếc, tháng 8 là 213 chiếc (các phiên bản).Kết luậnSự sụt giảm doanh số thấp chưa từng có của những mẫu xe kể trên, ngoài những nguyên nhân nội tại của nó, còn là những nguyên nhân chung và khách quan. Yếu tố đầu tiên là sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng bị thắt chặt trước khó khăn của kinh tế. Kế đến là các loại thuế, phí liên tục tăng. Việc tăng mức nộp phí trước bạ, áp dụng phí phương tiện cá nhân, phí hạn chế đi lại giờ cao điểm… làm giảm sức mua xe ôtô nói chung.Thế Đạt (TTTĐ)