Dân mua ô tô, chính quyền không mừng mà lo

lehung-autodaily

Administrator
Giàu đột ngột sau khi được nhận tiền đền bù từ dự án thủy điện Thượng Kon Tum nhiều hộ dân tộc Xê đăng đã mua ô tô...>> Xuyên Việt bằng Honda 67 để gây quỹ từ thiệnGiàu đột ngột sau khi được nhận tiền đền bù từ dự án thủy điện Thượng Kon Tum, nhiều hộ dân tộc Xê đăng, ở làng Vi Rin, xã Đắc Tăng, huyện Kon Plông đã bỏ tiền mua ô tô để phục vụ việc đi lại và phát triển sản xuất, kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên do việc mua sắm được người dân quyết định một cách vội vã và ngẫu hứng nên câu chuyện đã trở thành vấn đề xã hội đáng quan tâm ở Kon Tum.Từ thành phố Kon Tum, vượt gần 100km đường đất, chúng tôi đến Đắc Tăng, xã nghèo thuộc huyện nghèo diện 30a Kon Plông của tỉnh Kon Tum. Làng Vi Rin nhỏ bé với 34 hộ dân người Xê đăng sẽ mãi bình yên giữa đại ngàn, và ít người biết tới nếu những nông dân hiền lành, mộc mạc ở đây không gây sốc cho thiên hạ bằng việc rủ nhau mua ô tô. Anh A Do, người mới nhất gia nhập “câu lạc bộ” ô tô của làng giới thiệu với chúng tôi về “con” U Oát mới tậu của mình: “Xe này thằng em nó mới mua, một trăm triệu cả sửa là một trăm mốt. Mua để làm rẫy, chở cây củi và đi chơi. Họ chở hàng, một lần đi chở được một triệu, hai triệu gì đấy”.Con gà ganh nhau tiếng gáy, lại sẵn có số tiền đền bù khổng lồ trong tay, bỗng chốc có thể làm được cái việc nằm mơ còn không thấy, người dân Vi Rin vung tay mua sắm.Từ năm 2012 đến nay, dân trong làng đã sắm gần 10 chiếc ô tô các loại. Trong đó có 4 xe U Oát, 4 xe từ 4 đến 7 chỗ ngồi, một máy đào đất và một xe tải hiệu Kamaz. Ngoài ra, còn những xe máy tay ga đời mới, tủ lạnh, tivi, điện thoại là những thứ “chả đáng kể làm gì”.Anh A Kây Nao, Phó trưởng thôn Vi Rin cho biết: làng có 34 hộ, thì 30 hộ được thủy điện đền bù số tiền gần 30 tỷ đồng. Hộ nhiều nhất được 2 tỷ 800 triệu đồng, hộ ít cũng tròm trèm cả trăm triệu. Có tiền, mua ô tô đi, tiện hơn xe máy nhiều: “Họ có vài ba, bốn trăm mua chiếc xe ô tô để đi. Để làm ăn, phương tiện chở bà con lúc đi làm đổi công với nhau, tiện hơn đi xe Honda”Một vấn đề rất đáng quan tâm ở “làng ô tô”, đó là việc hầu hết các hộ dân đều mua xe cũ, đắt hơn nhiều so với giá thực tế xe cùng loại ngoài thị trường và không sang tên, đổi chủ.Tai hại hơn còn có những xe không biển kiểm soát, xe mới mua về đã bị hư hỏng không sử dụng được. Phải chăng cùng với quyết định ngẫu hứng từ phía người dân, đã có những đối tượng cò mồi, dụ dỗ người dân mua xe để trục lợi từ sự thật thà và thiếu hiểu biết.Về trách nhiệm của địa phương, trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Thanh Phong, Bí thư Đảng ủy xã Đắc Tăng, huyện Kon Plông cho biết: từ trước khi dự án thủy điện trả tiền đền bù, chính quyền xã đã lường trước việc người dân sẽ chi tiêu phung phí số tiền này nên đã triển khai một số biện pháp cụ thể.“Ủy ban xã đã xuống tận nơi vận động bà con sử dụng tiền hợp lý. Các ngân hàng trên địa bàn cũng phối hợp huy động tiền. Nhờ công tác vận động, số lượng huy động được tương đối lớn, chiếm đến 80% số tiền được đền bù của bà con”- ông Bùi Thanh Phong nói.Tuyên truyền, vận động kết quả là thế nhưng do nhận thức của người dân còn hạn chế, lại chưa có quy định nào cho phép kiểm soát việc rút tiền của người dân từ ngân hàng nên chính quyền địa phương giờ cũng đành bó tay.Việc người dân làng Vi Rin mua ô tô để phục vụ việc đi lại, phát triển sản xuất kinh doanh của gia đình cũng là điều chính đáng. Thế nhưng tìm hiểu sâu thì thấy, phần lớn số hộ mua ô tô đều quyết định một cách vội vã và ngẫu hứng. Dù cũng biết điều khiển, song chưa mấy người có giấy phép lái xe. Kiến thức về Luật giao thông đường bộ rất mù mờ.Không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra khi những chiếc ô tô này “cõng” theo nhiều người lăn bánh trên đường. Đáng ngại hơn là việc tại làng Vi Rin đã xuất hiện tình trạng người dân sử dụng số ô tô, máy móc này để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép./.Theo Khoa Điềm/VOV-Tây Nguyên
 
Back
Top