Công thức liên minh bền vững của Carlos Ghosn

Tiểu Long

Chuyên gia
Về nguyên tắc, đối với các công ty nhỏ, mục đích của việc liên minh là để mở rộng quy mô, trong khi những tập đoàn lớn mong muốn tìm thị trường thích hợp cũng như vùng lãnh thổ mới.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp liên minh sớm tan vỡ do những bất đồng quan điểm và không tìm được tiếng nói chung.
Với kinh nghiệm 15 năm quản lý thành công hợp tác giữa hai hãng xe hàng đầu Renault-Nissan, Carlos Ghosn đã đưa ra 6 quy tắc để tạo dựng một liên minh bền vững.
carlos-ghosn-1.jpg
Carlos Ghosn thành công khi tạo dựng được liên minh Renault-Nissan bền vững.[/i]
Bắt đầu với sự tôn trọng và thái độ cởi mở
Quy tắc đầu tiên mà Carlos Ghosn đưa ra là tôn trọng lẫn nhau. Duy trì thái độ rằng “mọi thứ phải đưa ra để thảo luận”. Mỗi khi đề xuất một dự án, bạn phải đưa ra một nghiên cứu khải thi và sử dụng dữ liệu khách quan để xác định xem liệu có tiếp tục triển khai hay không.
Tìm điểm tương đồng
Nếu không có chung nhiện vụ, tầm nhìn thì sẽ rất khó gắn kết được với nhau. Do đó, Carlos Ghosn chia sẻ sự cần thiết của việc tìm những điểm tương đồng khi thiết lập liên minh.
Tập trung vào các dự án
Mọi người không muốn chia sẻ thông tin với các đối thủ cạnh tranh. Thật không công bằng để làm việc hoặc dẫn dắt một nhóm người từ những công ty khác nhau với ngôn ngữ khác nhau, vùng miền khác nhau cũng như mục tiêu hoạt động khác nhau. Để vượt qua những trở ngại này, luôn tập trung vào các dự án thực tế với lộ trình cụ thể. Hãy nhớ rằng mục tiêu chính: tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn cho khách hàng của bạn.
Kỷ luật
Các quan chức chấp cao trong khối liên minh gặp mặt mỗi tháng một lần. Trong khi đó, các tiểu ban gặp mặt thường xuyên hơn còn những đội dự án thì trao đổi hàng ngày. Thường xuyên thực hiệp họp trực tuyến bằng hình thức video nhưng cũng cần sắp xếp tổ chức họp ở trụ sở của mỗi công ty, điều này cho phép mọi người hiểu và đánh giá cao văn hóa của nhau.
Nhấn mạnh vào các dự án cùng có lợi
Sau khi đưa ra một dự án, cần phải thực hiện nghiêm ngặt và minh bạch những nghiên cứu khải thi. Nếu xác định cả hai công ty hưởng lợi từ dự án thì sẽ triển khai ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu chỉ một bên có lợi thì tốt nhất là nên dừng dự án và tìm kiếm cơ hội tiếp theo.
Quan trọng nhất, tránh các dự án có lợi cho một bên
Nếu một bên buộc chạy các dự án mà có thể gây hại cho bên kia, thì sự hợp tác sẽ dần chấm dứt. Các nhà tâm lý học gọi đây là "phân cực âm", một hiện tượng trong đó bộ nhớ khó chịu mạnh hơn nhiều so với bộ nhớ tích cực. Đôi khi, người kinh doanh quên bản chất tự nhiên này và có thể dẫn đến thảm họa. 
Hoàng Tùng (TTTĐ)
 
Back
Top