baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), cho hay, với số tiền thu được nếu bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, sau khi trả hết nợ cho ngân hàng (250 tỷ đồng) thì vẫn dư 1.150 tỷ đồng. Số tiền này đem gửi ngân hàng, tính đến nay, chắc cũng lên đến gần 2.000 tỷ đồng.
Nhưng lúc đó ông quyết định nói không vì nhà đầu tư nước ngoài chỉ muốn lắp ráp và nhập xe nguyên chiếc để bán, còn ông thì muốn làm ra những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa tăng dần.
“Bằng kiến thức, kinh nghiệm và sự học hỏi, tôi nghĩ rằng, Việt Nam nhất định làm được ô tô, nhưng phải chịu đựng những thách thức, khó khăn hơn các nước nhiều lần bởi vốn của DN ta còn nhỏ, công nghệ phải nhập khẩu” - thư viết.
Kỹ sư Bùi Ngọc Huyên giới thiệu về mẫu xe du lịch thương hiệu Việt chuẩn bị được Vinaxuki tung ra thị trường vào cuối năm 2010.
Theo ông Huyên, làm ô tô khó khăn, nhiều người không muốn đầu tư. Cụ thể, Vinaxuki 5 năm qua đã trải qua khốn khó, thiếu thốn về tài chính, không vay được vốn dài hạn, không được hưởng ưu đãi nào, hoàn toàn phải vay vốn với lãi suất thương mại từ 17-22% và trong 30 tháng ròng vừa qua DN không được ngân hàng cho vay.
Tuy nhiên, đến nay, ông Huyên khẳng định rằng, đã nội địa hóa được những mẫu ô tô với mức từ 45% đến trên 50% và đang chờ kiểm định.
“Nếu Chính phủ có chiến lược, chính sách, quy hoạch phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các DN ô tô Việt Nam thì sản xuất ô tô sẽ phát triển. Tôi thấy ngành công nghiệp ô tô cần phải quy hoạch rõ ràng, cụ thể hơn để nâng cao dần mức nội địa hóa”, ông Huyên cho biết.
Để nội địa hóa thì có tới 94% công việc là tập trung vào sản xuất các loại phụ tùng. Nhìn tổng thể thì một chiếc ô tô rất phức tạp, có đến trên 20.000 chi tiết khác nhau và sử dụng nhiều công nghệ về cơ khí và luyện kim hiện đại, nhưng Việt Nam có thể mua công nghệ tiên tiến của nước ngoài về làm được.
Muốn nội địa hóa một chiếc ô tô được 50% chỉ cần đầu tư các công nghệ để làm thân vỏ xe trước. Tiếp đến là cụm phụ tùng động cơ và hộp số, ngay từ lúc xây dựng phải đảm bảo mức tối thiểu là 100.000 động cơ/năm.
Tổng chi phí cho nhà máy sản xuất thân vỏ xe, theo tính toán vào khoảng 230 triệu USD và nhà máy sản xuất động cơ hộp số khoảng 120 triệu USD. Đây không phải là số vốn lớn so với đầu tư các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, theo ông Huyên, muốn phát triển được công nghiệp ô tô, thì Chính phủ cần hỗ trợ các DN, cụ thể là được vay vốn dài hạn với lãi suất hợp lý, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, mua công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài... bằng những chính sách, biện pháp cụ thể, tránh tình trạng các văn bản được thảo ra quá chung chung, DN khó khăn đề nghị cũng không ai giải quyết.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt, nên giảm cho các mẫu xe gắn động cơ dưới 1.5L và đánh dựa trên hóa đơn bộ linh kiện nhập khẩu chứ không phải trên giá bán như hiện nay, vì có như vậy mới khuyến khích DN nội địa hóa. Ưu tiên dùng xe có thương hiệu nội, quy định về sử dụng xe công theo hướng tiết kiệm và khuyến kích sản xuất trong nước.
Theo Trần Thủy (Vietnamnet)
Nhưng lúc đó ông quyết định nói không vì nhà đầu tư nước ngoài chỉ muốn lắp ráp và nhập xe nguyên chiếc để bán, còn ông thì muốn làm ra những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa tăng dần.
“Bằng kiến thức, kinh nghiệm và sự học hỏi, tôi nghĩ rằng, Việt Nam nhất định làm được ô tô, nhưng phải chịu đựng những thách thức, khó khăn hơn các nước nhiều lần bởi vốn của DN ta còn nhỏ, công nghệ phải nhập khẩu” - thư viết.
Kỹ sư Bùi Ngọc Huyên giới thiệu về mẫu xe du lịch thương hiệu Việt chuẩn bị được Vinaxuki tung ra thị trường vào cuối năm 2010.
Theo ông Huyên, làm ô tô khó khăn, nhiều người không muốn đầu tư. Cụ thể, Vinaxuki 5 năm qua đã trải qua khốn khó, thiếu thốn về tài chính, không vay được vốn dài hạn, không được hưởng ưu đãi nào, hoàn toàn phải vay vốn với lãi suất thương mại từ 17-22% và trong 30 tháng ròng vừa qua DN không được ngân hàng cho vay.
Tuy nhiên, đến nay, ông Huyên khẳng định rằng, đã nội địa hóa được những mẫu ô tô với mức từ 45% đến trên 50% và đang chờ kiểm định.
“Nếu Chính phủ có chiến lược, chính sách, quy hoạch phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các DN ô tô Việt Nam thì sản xuất ô tô sẽ phát triển. Tôi thấy ngành công nghiệp ô tô cần phải quy hoạch rõ ràng, cụ thể hơn để nâng cao dần mức nội địa hóa”, ông Huyên cho biết.
Để nội địa hóa thì có tới 94% công việc là tập trung vào sản xuất các loại phụ tùng. Nhìn tổng thể thì một chiếc ô tô rất phức tạp, có đến trên 20.000 chi tiết khác nhau và sử dụng nhiều công nghệ về cơ khí và luyện kim hiện đại, nhưng Việt Nam có thể mua công nghệ tiên tiến của nước ngoài về làm được.
Muốn nội địa hóa một chiếc ô tô được 50% chỉ cần đầu tư các công nghệ để làm thân vỏ xe trước. Tiếp đến là cụm phụ tùng động cơ và hộp số, ngay từ lúc xây dựng phải đảm bảo mức tối thiểu là 100.000 động cơ/năm.
Tổng chi phí cho nhà máy sản xuất thân vỏ xe, theo tính toán vào khoảng 230 triệu USD và nhà máy sản xuất động cơ hộp số khoảng 120 triệu USD. Đây không phải là số vốn lớn so với đầu tư các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, theo ông Huyên, muốn phát triển được công nghiệp ô tô, thì Chính phủ cần hỗ trợ các DN, cụ thể là được vay vốn dài hạn với lãi suất hợp lý, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, mua công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài... bằng những chính sách, biện pháp cụ thể, tránh tình trạng các văn bản được thảo ra quá chung chung, DN khó khăn đề nghị cũng không ai giải quyết.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt, nên giảm cho các mẫu xe gắn động cơ dưới 1.5L và đánh dựa trên hóa đơn bộ linh kiện nhập khẩu chứ không phải trên giá bán như hiện nay, vì có như vậy mới khuyến khích DN nội địa hóa. Ưu tiên dùng xe có thương hiệu nội, quy định về sử dụng xe công theo hướng tiết kiệm và khuyến kích sản xuất trong nước.
Theo Trần Thủy (Vietnamnet)