thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Quân đội ta thành lập từ 1944. Những năm đầu vận tải lương thực, vũ khí chủ yếu bằng sức người và gia súc như trâu, bò, ngựa. Các đại đoàn hàng đầu 308 và 312 cũng trong hoàn cảnh đó. Năm 1949, trong chiến dịch biên giới ta chiếm được của quân Pháp một vài chiếc ôtô. Bác Hồ và các tướng lĩnh thống nhất phân cho Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 hai chiếc đầu tiên.
Ông Nguyễn Trọng Hùng thời đó là chiến sỹ của tiểu đội hậu cần thuộc Đại đoàn bộ 312. Nhiệm vụ của người lính trẻ là dùng ngựa thồ hàng hoá, vũ khí theo kế hoạch của Đại đoàn. Hàng ngày ông phải chăn dắt một tiểu đội ngựa hơn chục con, nuôi và chăm sóc chúng cho béo khoẻ để thồ hàng tốt. Ông vốn là con của một nhà tư sản chuyên nuôi ngựa đua có tiếng ở sân Quần Ngựa, nên đã được tin tưởng giao nhiệm vụ này.
Ông Nguyễn Trọng Hùng thời đó là chiến sỹ của tiểu đội hậu cần thuộc Đại đoàn bộ 312 (Ảnh minh họa)[/i]
Đó là cơ duyên để ông trở thành người lính lái xe đầu tiên của Đại đoàn 312. Khi Đại đoàn được giao chiếc xe đó, chỉ huy gọi ông lên giao nhiệm vụ: “Cậu đang làm chiến sỹ hậu cần sử dụng ngựa. Từ nay cơ hội của Đại đoàn là bỏ ngựa dùng xe. Cậu được giao nhiệm vụ phải lái được chiếc xe này để tiếp tục gánh vác công tác hậu cần. Cậu là người có kiến thức nên Đại đoàn tin tưởng cậu sẽ khám phá và chinh phục được nó”.
Ôtô với các chiến sỹ ta thời đó là chiến lợi phẩm quí giá và là mặt hàng xa xỉ. Nhưng chúng vẫn chỉ là những chiếc xe chạy bằng hơi nước đương thời mà thôi. Thầy dạy huấn luyện lái xe không có, tài liệu cũng không. Vậy là người chiến sỹ được giao nhiệm vụ phải tự mày mò. Với kiến thức và có khả năng suy luận, phán đoán, chiến sỹ Nguyễn Trọng Hùng cũng đã tìm ra nguyên lý hoạt động của xe. Ngày trước gia đình ông cũng từng có chiếc xe Chevrolet, nên đã giúp cho ông phần nào mau chóng làm quen với xe chiến lợi phẩm. Công việc của lái xe mỗi khi vận hành trước hết là phải nhóm lò than đun nước – một thao tác quan trọng. Sau khi nước sôi ít phút, mới cho xe chạy được. Dĩ nhiên làm chủ được côn, số cũng là một công lao đáng kể của người lính tự mày mò.
Ngày đó đã làm gì có dịch vụ sửa chữa đầy đủ như về sau. Mỗi khi gặp pan như xe xịt lốp, xe không nổ máy v.v… là toát hết mồ hôi. Nhưng tinh thần của người lính cách mạng luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách đã giúp ông khắc phục rất nhiều pan gay cấn. Nếu xe hết hơi, ông cho nhồi rơm căng đầy lốp xe. Xe lốp rơm cũng chạy được, tuy không bằng lốp đầy hơi.
Các chiến sỹ lái xe Điện Biên như ông Hùng phải tự mày mò lái và sửa xe (Ảnh minh họa)[/i]
Ông nhớ nhất là một lần xe bị thủng nồi hơi. Vết thủng chỉ bằng cái đầu tăm, nhưng nó đã vô hiệu hoá cả chiếc xe. Việc xảy ra trong đêm ở Trạm Tấu (Yên Bái) giữa đêm hôm khuya khoắt trong thời gian ta đang chuẩn bị đánh trận Điện Biên. Chưa có lý thuyết nào hướng dẫn xử lý sự cố này, chưa có dịch vụ khắc phục sẵn có. Bắt buộc ông phải tìm ra lối thoát. Ông liên tưởng ra kiến thức tổ tiên đã dùng phân trâu và mật để xây thành luỹ. Hiểu được sức mạnh của chất kết dính này nên ông nghĩ là phải thử xem sao. Vậy là giữa đêm hôm khuya khoắt, vắng vẻ ông đã lần mò tới nhà dân để tìm phân trâu. Ngày đó cứ thấy bộ đội là người ta quí mến, bao bọc. Một gia đình nghe chuyện đã nhiệt tình giúp ông lấy phân trâu và mật để trộn khắc phục sự cố của xe. Không ngờ ít phút sau xe lại nố máy ròn tan, giúp ông hoàn thành nhiệm vụ chở hàng ra mặt trận.
Sau ngày hoà bình, ông còn lái chiếc xe này cho tới năm 1958. Chiếc xe đã từng lăn bánh trên các con đường ra trận và về Thủ đô đi giữa các con phố thanh bình. Sau này ông Nguyễn Trọng Hùng được điều về Đoàn 68 (sau gọi là Đoàn 70) – đơn vị được thành lập năm 1968 thuộc Cục Quản lý Xe máy Tổng cục Hậu cần (sau Cục này được chuyển về Tổng cục Kỹ thuật). Đơn vị của ông có nhiệm vụ bổ sung xe cho chiến trường Miền Nam thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng III là “Miền Nam càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng”. Đoàn 68-70 đã lập nên chiến công to lớn - đưa được gần 6 vạn ôtô vượt qua những trọng điểm lửa an toàn vào Nam, góp phần làm nên Chiến thắng 30-4 lịch sử.
Ông Nguyễn Trọng Hùng (giữa) được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (Ảnh nhân vật cung cấp)[/i]
Ông Nguyễn Trọng Hùng nay vừa tròn 81 tuổi, nghỉ hưu tại số 105, ngõ 285, Phố Đội Cấn, Q. Ba Đình, Hà Nội. Rời quân ngũ ông đã bỏ công đi tìm được nhiều mộ chí và hài cốt của người thân và đồng đội. Do vậy, nhiều người biết chuyện đã trầm trồ nhận xét do ông làm được nhiều việc có nghĩa mà các vong linh đồng đội đã phù hộ cho ông sống vui, sống khoẻ như hôm nay.
Trăng Thu (TTTĐ)
Ông Nguyễn Trọng Hùng thời đó là chiến sỹ của tiểu đội hậu cần thuộc Đại đoàn bộ 312. Nhiệm vụ của người lính trẻ là dùng ngựa thồ hàng hoá, vũ khí theo kế hoạch của Đại đoàn. Hàng ngày ông phải chăn dắt một tiểu đội ngựa hơn chục con, nuôi và chăm sóc chúng cho béo khoẻ để thồ hàng tốt. Ông vốn là con của một nhà tư sản chuyên nuôi ngựa đua có tiếng ở sân Quần Ngựa, nên đã được tin tưởng giao nhiệm vụ này.
Đó là cơ duyên để ông trở thành người lính lái xe đầu tiên của Đại đoàn 312. Khi Đại đoàn được giao chiếc xe đó, chỉ huy gọi ông lên giao nhiệm vụ: “Cậu đang làm chiến sỹ hậu cần sử dụng ngựa. Từ nay cơ hội của Đại đoàn là bỏ ngựa dùng xe. Cậu được giao nhiệm vụ phải lái được chiếc xe này để tiếp tục gánh vác công tác hậu cần. Cậu là người có kiến thức nên Đại đoàn tin tưởng cậu sẽ khám phá và chinh phục được nó”.
Ôtô với các chiến sỹ ta thời đó là chiến lợi phẩm quí giá và là mặt hàng xa xỉ. Nhưng chúng vẫn chỉ là những chiếc xe chạy bằng hơi nước đương thời mà thôi. Thầy dạy huấn luyện lái xe không có, tài liệu cũng không. Vậy là người chiến sỹ được giao nhiệm vụ phải tự mày mò. Với kiến thức và có khả năng suy luận, phán đoán, chiến sỹ Nguyễn Trọng Hùng cũng đã tìm ra nguyên lý hoạt động của xe. Ngày trước gia đình ông cũng từng có chiếc xe Chevrolet, nên đã giúp cho ông phần nào mau chóng làm quen với xe chiến lợi phẩm. Công việc của lái xe mỗi khi vận hành trước hết là phải nhóm lò than đun nước – một thao tác quan trọng. Sau khi nước sôi ít phút, mới cho xe chạy được. Dĩ nhiên làm chủ được côn, số cũng là một công lao đáng kể của người lính tự mày mò.
Ngày đó đã làm gì có dịch vụ sửa chữa đầy đủ như về sau. Mỗi khi gặp pan như xe xịt lốp, xe không nổ máy v.v… là toát hết mồ hôi. Nhưng tinh thần của người lính cách mạng luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách đã giúp ông khắc phục rất nhiều pan gay cấn. Nếu xe hết hơi, ông cho nhồi rơm căng đầy lốp xe. Xe lốp rơm cũng chạy được, tuy không bằng lốp đầy hơi.
Ông nhớ nhất là một lần xe bị thủng nồi hơi. Vết thủng chỉ bằng cái đầu tăm, nhưng nó đã vô hiệu hoá cả chiếc xe. Việc xảy ra trong đêm ở Trạm Tấu (Yên Bái) giữa đêm hôm khuya khoắt trong thời gian ta đang chuẩn bị đánh trận Điện Biên. Chưa có lý thuyết nào hướng dẫn xử lý sự cố này, chưa có dịch vụ khắc phục sẵn có. Bắt buộc ông phải tìm ra lối thoát. Ông liên tưởng ra kiến thức tổ tiên đã dùng phân trâu và mật để xây thành luỹ. Hiểu được sức mạnh của chất kết dính này nên ông nghĩ là phải thử xem sao. Vậy là giữa đêm hôm khuya khoắt, vắng vẻ ông đã lần mò tới nhà dân để tìm phân trâu. Ngày đó cứ thấy bộ đội là người ta quí mến, bao bọc. Một gia đình nghe chuyện đã nhiệt tình giúp ông lấy phân trâu và mật để trộn khắc phục sự cố của xe. Không ngờ ít phút sau xe lại nố máy ròn tan, giúp ông hoàn thành nhiệm vụ chở hàng ra mặt trận.
Sau ngày hoà bình, ông còn lái chiếc xe này cho tới năm 1958. Chiếc xe đã từng lăn bánh trên các con đường ra trận và về Thủ đô đi giữa các con phố thanh bình. Sau này ông Nguyễn Trọng Hùng được điều về Đoàn 68 (sau gọi là Đoàn 70) – đơn vị được thành lập năm 1968 thuộc Cục Quản lý Xe máy Tổng cục Hậu cần (sau Cục này được chuyển về Tổng cục Kỹ thuật). Đơn vị của ông có nhiệm vụ bổ sung xe cho chiến trường Miền Nam thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng III là “Miền Nam càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng”. Đoàn 68-70 đã lập nên chiến công to lớn - đưa được gần 6 vạn ôtô vượt qua những trọng điểm lửa an toàn vào Nam, góp phần làm nên Chiến thắng 30-4 lịch sử.
Ông Nguyễn Trọng Hùng nay vừa tròn 81 tuổi, nghỉ hưu tại số 105, ngõ 285, Phố Đội Cấn, Q. Ba Đình, Hà Nội. Rời quân ngũ ông đã bỏ công đi tìm được nhiều mộ chí và hài cốt của người thân và đồng đội. Do vậy, nhiều người biết chuyện đã trầm trồ nhận xét do ông làm được nhiều việc có nghĩa mà các vong linh đồng đội đã phù hộ cho ông sống vui, sống khoẻ như hôm nay.
Trăng Thu (TTTĐ)