lehung-autodaily
Administrator
Chị Kim Q., sống tại thành phố Portland, bang Oregon (Mỹ) từng được mời tham gia vào đường dây giả dạng hồi hương để đưa xe sang từ Mỹ về Việt Nam với thù lao 8.000 USD.>> Chuẩn bị thu hồi xe ngoại giao ngoài luồngTrả 8.000 USD để giả hồ sơTheo lời chị Q., biết gia đình chị đang cần một số tiền lớn cho việc kinh doanh, ông H.S (gốc Việt, sinh sống ở Úc) gọi điện nói chị đưa thông tin để làm hồ sơ hồi hương. Ông S. căn dặn kỹ, nếu vừa từ Việt Nam qua và chưa có quốc tịch thì chỉ cần hộ chiếu (do phía Việt Nam) cấp và “thẻ xanh”. Sau khi hoàn tất hồ sơ, nhân viên của một công ty có địa chỉ tại TP.HCM sẽ liên hệ và mua vé máy bay cho chị Q. về Việt Nam trong vòng 4 tuần. Đến sân bay Tân Sơn Nhất, chị Q. sẽ được “người của công ty” tạm ứng 2.000 USD. Sau 4 tuần, nếu xe sang được đưa về Việt Nam an toàn, công ty sẽ đưa nốt cho chị 6.000 USD còn lại.Tuy nhiên, sau khi gọi điện thoại về cho người thân ở Việt Nam tham khảo, chị đã từ bỏ ý định tham gia vào đường dây đưa xe sang về Việt Nam qua ngả hồi hương vì Công an Việt Nam đang điều tra một vụ án có liên quan.Chị Q. không phải trường hợp duy nhất được “mượn danh” Việt kiều hồi hương để đưa xe sang nhập khẩu về Việt Nam. Trước đó, Cục Chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan cũng đã nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trong việc Việt kiều đưa tài sản về nước, khi nhiều người có thu nhập không cao nhưng về nước mang theo xe trị giá hàng trăm nghìn USD, thậm chí cả triệu USD. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an cũng đã đề nghị Tổng cục Hải quan cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan, để làm rõ việc hàng chục ô tô có dấu hiệu nhập lậu vào Việt Nam dưới dạng tài sản của Việt kiều hồi hương.Trước đó, Chi cục Hải quan TP.HCM, Đồng Nai, Hà Nội cũng đã gửi báo cáo lên Tổng cục Hải quan đặt nghi vấn trước nhiều hồ sơ nhập khẩu xe sang theo dạng Việt kiều hồi hương. Điểm chung của các hồ sơ có “vấn đề” này là hộ chiếu nước ngoài hoặc thẻ cư trú tại nước ngoài được cấp trước khi hồi hương chỉ một thời gian ngắn, thủ tục đăng ký hộ khẩu được hoàn tất sau khi nhập cảnh về Việt Nam trong thời gian rất ngắn, trong khi quê quán một nơi nhập hộ khẩu về một nơi. Đặc biệt, ô tô nhập khẩu về hầu như rất mới (thời điểm đăng ký xe trước khi về nước chỉ khoảng 1 - 2 tháng), và xe có giá trị rất lớn (vượt quá thu nhập của các Việt kiều hồi hương).Ồ ạt nhập xe siêu sangTheo Thông tư 118/2009 của Bộ Tài chính, Việt kiều hồi hương được nhập khẩu một ô tô cá nhân đang sử dụng. Chiếc xe này sẽ được miễn thuế nhập khẩu (tại điểm c khoản 1 điều 12 Nghị định số 87/2010 của Chính phủ) và được miễn thuế giá trị gia tăng (theo điểm d khoản 19 điều 4 Thông tư 06/2012 của Bộ Tài chính). Lợi ích quá lớn về mặt kinh tế này, cộng với tình trạng nhập khẩu xe cũ bị siết chặt theo Thông tư 20 của Bộ Công thương, đã khiến xe sang và siêu sang về nước theo diện Việt kiều hồi hương tăng vọt. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2012, số xe được cấp phép nhập khẩu theo diện “hồi hương” đã tăng lên đến hơn 70 chiếc, gấp 4,7 lần năm 2011 và gấp gần 6 lần năm 2010. Nhiều loại xe sang và siêu sang đã được nhập về Việt Nam theo dạng “hồi hương”. Ảnh: Đào Ngọc Thạch - Ngọc ThắngĐược biết, 90% xe ô tô nhập khẩu theo diện Việt kiều về nước định cư hiện nay đều là xe hạng sang và siêu sang của Lexus, Porsche, BMW, Audi, Land Rover... Thậm chí, những loại xe siêu sang thuộc hàng khủng trên thế giới như Bugatti Veyron, Bentley Continental Flying Spur... cũng đã về nước theo diện “hồi hương”. Dòng xe sang luôn có mức giá trên trời là Rolls-Royce hầu hết các phiên bản đã có mặt tại Việt Nam như Rolls-Royce cổ Silver Shadow, Ghost, Phantom, Drophead, Phantom Rồng... Nhưng theo giới sành xe, trong số khoảng 70 chiếc Rolls-Royce có mặt tại Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 2 chiếc được nhập khẩu chính hãng, còn lại đều nhập khẩu không chính hãng, trong đó có đường “hồi hương”.Đầu năm 2012, siêu xe được mệnh danh “ông hoàng tốc độ” Bugatti Veyron đã được đưa về TP.HCM theo diện Việt kiều hồi hương. Với diện nhập khẩu này, chiếc siêu xe đời 2008 (giá bán tại Mỹ khoảng 800.000 USD) chỉ phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 45-60% (khoảng 480.000 USD), và né được cả thuế nhập khẩu xe cũ và thuế giá trị gia tăng (khoảng 128.000 USD).Trong khi những loại xe sang đã qua sử dụng này nếu nhập khẩu “chính ngạch” có thể phải chịu thuế nhập khẩu xe cũ vượt mốc 100% (gồm thuế tuyệt đối với các mức từ 5.000 - 15.000 USD cộng giá tính thuế ô tô cũ nhập khẩu nhân với mức thuế suất thuế nhập khẩu xe cùng loại chưa qua sử dụng).Không chỉ dòng xe siêu sang, nhiều loại xe sang khác “hồi hương” cũng được rao bán tràn lan trên các trang mua bán xe như Land Rover 2013 LR V8 giá 2,5 tỉ đồng, Land Rover Autobiography 2012 giá 2,6 tỉ đồng... Hay một chiếc Lexus GX 570 “hồi hương” cũng được rao với giá 2 tỉ đồng, trong khi giá một chiếc tương tự nhập khẩu nguyên chiếc giá trên 200.000 USD (hơn 4 tỉ đồng).Với thực trạng này, việc lợi dụng chính sách ưu đãi cho Việt kiều hồi hương để lách luật, trốn thuế là chắc chắn.Nhiều chiêu lách luậtTheo một người am hiểu trong giới kinh doanh xe chính hãng, dưới sức ép của Thông tư 20, giới nhập khẩu xe cũ đã áp dụng nhiều chiêu tinh vi để lách luật đưa xe sang và siêu sang về Việt Nam. Theo quy định, Việt kiều hồi hương được mang một xe đang sử dụng về, nhưng với 5 cảng nhập khẩu, có Việt kiều đã đăng ký 5 hộ khẩu tại 5 tỉnh thành khác nhau để được nhập 5 xe về. Theo ông này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh chỉ cấp đúng thủ tục với một xe, nhưng do các tỉnh thành không liên thông nhiều về việc đăng ký thường trú, nên với việc đăng ký 5 địa chỉ thường trú khác nhau, mỗi người hồi hương đã mang theo tới 5 chiếc xe.Hoặc một chiêu phổ biến hơn là thuê người giả hồi hương, giả làm thủ tục hồi hương (hồi hương nhưng không về VN sinh sống vì vẫn có 2 quốc tịch) để mang xe về. Cũng theo ông này, việc nhập khẩu dưới hình thức trên đã gian lận cả tỉ đến vài tỉ đồng tiền thuế mỗi xe. “Hiện tại, mới có 4 hãng có đại diện chính thức tại Việt Nam là Audi, BMW, Mercedes - Benz và Land Rover, sắp tới là Lexus (được phép nhập khẩu chính thức theo Thông tư 20). Các xe sang, siêu sang khác đều được nhập khẩu về Việt Nam bằng con đường không chính thức, thậm chí là buôn lậu”.Theo Thanh Niên