Theo Văn phòng Chính phủ, hiện nay, thị trường ôtô Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, xu hướng ôtô hóa bắt đầu diễn ra và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực, thu nhập của người dân từng bước được nâng cao, hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, người dân có nhu cầu lớn trong việc sử dụng và sở hữu ôtô, trong khi tỉ lệ sở hữu ôtô hiện còn thấp…
Phó thủ tướng yêu cầu tổ chức ngay các đoàn đi khảo sát, kiểm tra thực tế để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp ôtô (nếu có).[/i]
Do đó, yêu cầu đặt ra là phải từng bước đáp ứng nhu cầu ôtô của thị trường, đồng thời phải bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và đảm bảo tốc độ gia tăng phương tiện phù hợp với hệ thống hạ tầng; thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, nhất là yêu cầu tăng tỉ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp phụ trợ, tập trung tạo ra ô tô thương hiệu Việt Nam; thực hiện tốt các cam kết hội nhập, hợp tác quốc tế; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Hiện nay, xu hướng tăng thêm các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ ôtô ngày càng rõ rệt, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị công nghiệp ôtô theo hướng tập trung cho thị trường nội địa, lấy tiêu chuẩn khu vực, quốc tế làm mục tiêu cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Đã xuất hiện những doanh nghiệp có tiềm lực, đầu tư lớn, bài bản, quyết tâm tạo ra thương hiệu ôtô Việt Nam. Đây là những bước phát triển rất tích cực của ngành công nghiệp ôtô thời gian qua.
Chính phủ khẳng định quan điểm đối xử với các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước - ngoài nước mà cùng hướng đến mục tiêu chung là phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sau một thời gian có hiệu lực, nhiều chính sách, quy định tiến bộ, phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển ôtô tại Việt Nam của Nghị định 116 và Thông tư 03 đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến phản ánh về một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện liên quan đến sản xuất, nhập khẩu ôtô.
Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động tìm hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu một cách nghiêm túc để ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách về phát triển công nghiệp ôtô.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt; đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ôtô; cũng như tiếp tục đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ, chủ trì hoặc đồng chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện các vấn đề sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hiện hành, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đồng thời nghiên cứu hoàn thiện các chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến phát triển ngành công nghiệp ôtô và tăng cường kiểm soát chất lượng ôtô ở Việt Nam.
- Kiểm soát nhập khẩu ôtô trong nội khối ASEAN theo Hiệp định Thương mại và hàng hóa ASEAN (ATIGA), đảm bảo đáp ứng nghiêm các điều kiện được hưởng thuế suất bằng 0%.
- Tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, các tổ chức, cá nhân liên quan để nghiên cứu, giải trình, nếu cần thiết thì kiến nghị để hoàn thiện Nghị định 116 và Thông tư 03, đáp ứng các yêu cầu về công bằng, minh bạch, và cạnh tranh theo những cam kết và thông lệ quốc tế, đảm bảo phát triển ngành công nghiệp ôtô đúng Chiến lược đã đề ra.
- Tổ chức ngay các đoàn đi khảo sát, kiểm tra thực tế để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (nếu có).
Ngoài ra, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì sớm trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội về những chính sách thuế liên quan đến việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Các nhà sản xuất lắp ráp ôtô cần quan tâm hơn nữa tới phát triển công nghiệp hỗ trợ, tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực ôtô, tạo ra ôtô thương hiệu Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện Nghị định 116 và Thông tư 03, nếu gặp vấn đề vướng mắc, các doanh nghiệp gửi ý kiến về Bộ Giao thông Vận tải hoặc Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền, các vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Theo Song Hà (VnEconony)
Do đó, yêu cầu đặt ra là phải từng bước đáp ứng nhu cầu ôtô của thị trường, đồng thời phải bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và đảm bảo tốc độ gia tăng phương tiện phù hợp với hệ thống hạ tầng; thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, nhất là yêu cầu tăng tỉ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp phụ trợ, tập trung tạo ra ô tô thương hiệu Việt Nam; thực hiện tốt các cam kết hội nhập, hợp tác quốc tế; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Hiện nay, xu hướng tăng thêm các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ ôtô ngày càng rõ rệt, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị công nghiệp ôtô theo hướng tập trung cho thị trường nội địa, lấy tiêu chuẩn khu vực, quốc tế làm mục tiêu cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Đã xuất hiện những doanh nghiệp có tiềm lực, đầu tư lớn, bài bản, quyết tâm tạo ra thương hiệu ôtô Việt Nam. Đây là những bước phát triển rất tích cực của ngành công nghiệp ôtô thời gian qua.
Chính phủ khẳng định quan điểm đối xử với các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước - ngoài nước mà cùng hướng đến mục tiêu chung là phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sau một thời gian có hiệu lực, nhiều chính sách, quy định tiến bộ, phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển ôtô tại Việt Nam của Nghị định 116 và Thông tư 03 đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến phản ánh về một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện liên quan đến sản xuất, nhập khẩu ôtô.
Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động tìm hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu một cách nghiêm túc để ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách về phát triển công nghiệp ôtô.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt; đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ôtô; cũng như tiếp tục đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ, chủ trì hoặc đồng chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện các vấn đề sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hiện hành, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đồng thời nghiên cứu hoàn thiện các chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến phát triển ngành công nghiệp ôtô và tăng cường kiểm soát chất lượng ôtô ở Việt Nam.
- Kiểm soát nhập khẩu ôtô trong nội khối ASEAN theo Hiệp định Thương mại và hàng hóa ASEAN (ATIGA), đảm bảo đáp ứng nghiêm các điều kiện được hưởng thuế suất bằng 0%.
- Tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, các tổ chức, cá nhân liên quan để nghiên cứu, giải trình, nếu cần thiết thì kiến nghị để hoàn thiện Nghị định 116 và Thông tư 03, đáp ứng các yêu cầu về công bằng, minh bạch, và cạnh tranh theo những cam kết và thông lệ quốc tế, đảm bảo phát triển ngành công nghiệp ôtô đúng Chiến lược đã đề ra.
- Tổ chức ngay các đoàn đi khảo sát, kiểm tra thực tế để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (nếu có).
Ngoài ra, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì sớm trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội về những chính sách thuế liên quan đến việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Các nhà sản xuất lắp ráp ôtô cần quan tâm hơn nữa tới phát triển công nghiệp hỗ trợ, tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực ôtô, tạo ra ôtô thương hiệu Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện Nghị định 116 và Thông tư 03, nếu gặp vấn đề vướng mắc, các doanh nghiệp gửi ý kiến về Bộ Giao thông Vận tải hoặc Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền, các vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Theo Song Hà (VnEconony)