Trong tờ trình mới nhất dự thảo Nghị quyết các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong Covid-19 do Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì soạn thảo, Bộ Tài chính không đồng tình giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 5% cho các nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ.
Bộ này lý giải đây là thuế gián thu, người tiêu dùng là đối tượng phải nộp thuế. Còn với doanh nghiệp, toàn bộ VAT đầu vào được khấu trừ với thuế giá trị gia tăng đầu ra khi xác định số thuế phải nộp, nên không ảnh hưởng đến chi phí.
Tiếp thu ý kiến trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa quy định theo hướng cho phép hoãn nộp VAT đến tháng 9 với nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành chịu ảnh hưởng của dịch.
Tương tự, Bộ Tài chính không đồng ý giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã trong năm 2020 do nội dung này trùng với một số chính sách dự kiến áp dụng. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ lại đề xuất này để có cơ sở cho Chính phủ quyết nghị phương hướng thực hiện cụ thể, sau đó giao lại cho Bộ Tài chính tiếp tục rà soát.
Về việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 cũng không được Bộ Tài chính đồng ý vì nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
Bộ Tài chính chỉ chấp thuận giảm 50% thuế bảo vệ môi trường vớinhiên liệu bay để cứu ngành hàng không vì ngành này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Với ngành vận tải khác, Bộ Tài chính cho rằng Luật Bảo vệ môi trường không quy định việc miễn, giảm thuế Bảo vệ môi trường nên không đưa vào dự thảo Nghị quyết. Chưa kể, giá xăng dầu hiện đã giảm mạnh.
Trong bối cảnh các Bộ có nhiều quan điểm khác nhau với chính sách miễn giảm thuế, phí, một lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết những nội dung trên đang được thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Với nội dung nằm trong thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng sẽ quyết định. Còn những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ cho ý kiến trước khi trình.
"Sau khi Nghị quyết của Chính phủ được ban hành, Bộ Tài chính và các cơ quan trực thuộc sẽ triển khai các công việc liên quan theo thẩm quyền", vị này chia sẻ với VnExpress.
Trước đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và một số hiệp hội đã đề xuất giảm VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng, kích cầu cho các ngành trong và sau dịch.
Theo các doanh nghiệp, việc phải chịu mức thuế 10% và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn thuế sẽ gây nhiều khó khăn và khó thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
Theo Báo điện tử VnExpress.net
Bộ này lý giải đây là thuế gián thu, người tiêu dùng là đối tượng phải nộp thuế. Còn với doanh nghiệp, toàn bộ VAT đầu vào được khấu trừ với thuế giá trị gia tăng đầu ra khi xác định số thuế phải nộp, nên không ảnh hưởng đến chi phí.
Tiếp thu ý kiến trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa quy định theo hướng cho phép hoãn nộp VAT đến tháng 9 với nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành chịu ảnh hưởng của dịch.
Tương tự, Bộ Tài chính không đồng ý giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã trong năm 2020 do nội dung này trùng với một số chính sách dự kiến áp dụng. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ lại đề xuất này để có cơ sở cho Chính phủ quyết nghị phương hướng thực hiện cụ thể, sau đó giao lại cho Bộ Tài chính tiếp tục rà soát.
Về việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 cũng không được Bộ Tài chính đồng ý vì nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
Bộ Tài chính chỉ chấp thuận giảm 50% thuế bảo vệ môi trường vớinhiên liệu bay để cứu ngành hàng không vì ngành này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Với ngành vận tải khác, Bộ Tài chính cho rằng Luật Bảo vệ môi trường không quy định việc miễn, giảm thuế Bảo vệ môi trường nên không đưa vào dự thảo Nghị quyết. Chưa kể, giá xăng dầu hiện đã giảm mạnh.
Trong bối cảnh các Bộ có nhiều quan điểm khác nhau với chính sách miễn giảm thuế, phí, một lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết những nội dung trên đang được thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Với nội dung nằm trong thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng sẽ quyết định. Còn những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ cho ý kiến trước khi trình.
"Sau khi Nghị quyết của Chính phủ được ban hành, Bộ Tài chính và các cơ quan trực thuộc sẽ triển khai các công việc liên quan theo thẩm quyền", vị này chia sẻ với VnExpress.
Trước đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và một số hiệp hội đã đề xuất giảm VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng, kích cầu cho các ngành trong và sau dịch.
Theo các doanh nghiệp, việc phải chịu mức thuế 10% và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn thuế sẽ gây nhiều khó khăn và khó thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
Theo Báo điện tử VnExpress.net