Nhu cầu vẫn cao
Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong năm tài khóa 2018 (tính từ tháng 1/4/2017 đến tháng 31/3/2018), doanh số bán của 5 DN thành viên đạt hơn 3,3 triệu xe máy, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu là Honda Việt Nam với 2,38 triệu xe được bán ra, tiếp theo là Yamaha Việt Nam hơn 800.000 xe, còn lại là của ba thương hiệu SYM, Piaggio và Suzuki.
Cũng theo VAMM, doanh số bán hàng trong quý 1/2018 của 5 doanh nghiệp đạt 803.204 xe các loại, tăng 2% so với cùng kỳ 2017. Như vậy, bình quân mỗi tháng các doanh nghiệp tiêu thụ gần 270.000 xe máy.
Doanh số bán xe máy tại Việt Nam vẫn tăng trưởng.[/i]
VAMM dự báo năm tài khóa 2019 (từ 1/4/2018-31/3/2019), doanh số bán xe máy của 5 doanh nghiệp thành viên thấp nhất cũng đạt 3,3 triệu xe, tương đương với năm 2018. Nếu giữ mức tăng trưởng 4% thì sẽ đạt trên 3,4 triệu xe.
Dù không có tăng trưởng thì thị trường xe máy Việt Nam cũng đạt con số khoảng 3,5 triệu xe/năm, nếu tính cả số lượng xe máy nhập khẩu và xe máy của các DN 100% vốn trong nước.
Giới chuyên môn đánh giá, người dân đã quá quen với việc sử dụng xe gắn máy làm phương tiện đi lại và xe gắn máy trở thành đặc thù của Việt Nam nói chung. Tại các thành phố lớn, nơi giao thông công cộng chưa phát triển và có nhiều ngõ ngách nhỏ như Hà Nội, TP.HCM thì số lượng xe máy dày đặc.
Hà Nội hiện có khoảng 5,2 triệu xe máy, với mức tăng trưởng hàng năm hơn 6%, dự báo đến 2020 sẽ có 6,1 triệu xe, 2025 có 7 triệu xe và năm 2030 là 7,5 triệu xe. TP.HCM hiện có khoảng 7,5 triệu xe và với đà tăng trưởng trên 5% mỗi năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 8,2 triệu xe, năm 2025 đạt hơn 10 triệu xe,...
Nhu cầu về xe máy tại Việt Nam chưa thể bão hòa, đó là nhận định của các DN, bởi dân số tăng và số người trưởng thành hàng năm nhiều, nên nhu cầu về phương tiện đi lại cần lớn. Trong khi đó, xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân hiện nay, với nhiều ưu điểm như phù hợp với điều kiện hạ tầng và xã hội, có mức giá vừa phải, cơ động, thích ứng với các loại đường khác nhau...
Đặc biệt, nhu cầu về xe tay ga đang tăng cao, trong khi xe số lại giảm dần. Người Việt Nam ngày càng có thu nhập cao hơn. Đời sống khấm khá khiến nhiều người có nhu cầu đổi xe thường xuyên hơn và thường hướng tới những chiếc xe tay ga đắt tiền. Thống kê của VAMM cho thấy, hiện xe tay ga đang chiếm tỷ lệ 60% trong tổng số xe máy tiêu thụ. Tại các đô thị, nhu cầu về xe tay ga vẫn tăng cao, nhiều mẫu xe cung không đủ cầu và luôn trong tình trạng thiếu hàng, giá tăng cao.
Khó ngăn xe máy
Việc gia tăng xe gắn máy đang gây áp lực lên hạ tầng giao thông tại các thành phố lớn. Tại Hà Nội, số lượng xe máy tăng nhanh, trong khi đất dành cho giao thông còn thấp, mới đạt 8,65%, đã tạo áp lực lớn đến kết cấu hạ tầng giao thông, làm gia tăng tình trạng ùn tắc và ô nhiễm môi trường. TP.HCM cũng trong tình trạng tương tự.
Xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu và khó có thể thay thế.[/i]
Hà Nội và TP.HCM đang lên kế hoạch cấm xe máy vì cho rằng đó là thủ phạm gây tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và tắc đường. Tuy nhiên, để thực hiện không hề dễ dàng.
Chẳng hạn tại Hà Nội, theo kế hoạch, sẽ dừng hoạt động xe máy vào năm 2030. Khi đó, hệ thống vận tải công cộng phải đáp ứng được từ 35-40% nhu cầu đi lại của người dân. Để đáp ứng nhu cầu này, theo Sở GTVT Hà Nội, cần 3.500 xe buýt, với 220-250 tuyến; 9 đoạn tuyến đường sắt đô thị, trong đó tàu điện 1 ray có 3 tuyến. Hiện Hà Nội mới có duy nhất xe buýt, đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình xây dựng. Liệu 12 năm nữa, kế hoạch phát triển vận tải công cộng có hoàn thành? Đặc biệt, với 9 đoạn tuyến đường sắt đô thị, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, khó đáp ứng.
Cho dù có đảm bảo đến năm 2030, vận tải hành khách công cộng sẽ đáp ứng từ 35-40% nhu cầu, thì Sở GTVT vẫn phải thừa nhận, vận tải cá nhân chiếm 60-65%. Câu hỏi đặt ra, con số 60-65% vận tải cá nhân là những phương tiện gì, nếu không còn xe máy?
Vì vậy, nhiều nhận định cho rằng, hàng chục năm nữa, xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu và khó có thể thay thế, vì tính kinh tế và sự tiện lợi của nó, nhất là tại các thành phố.
Trong khi đó, giá xe máy đã tăng khoảng 50% thời gian qua và sẽ tăng thêm 50% nữa. Tới năm 2020 những chiếc xe tay ga có giá từ 60-90 triệu đồng sẽ phổ biến. Lý giải điều này, các DN cho rằng, do thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đang tăng, dẫn tới nhu cầu nâng cấp phương tiện trở nên cấp thiết. Khách hàng sẽ quan tâm hơn tới công nghệ, chất lượng, khả năng an toàn...
Các phiên bản xe máy càng về sau, càng được trang bị thêm nhiều công nghệ mới, nâng công suất động cơ, thay đổi về thiết kế kiểu dáng... Như vậy, đương nhiên giá của những mẫu xe này sẽ tăng.
Để tăng lợi nhuận thì tăng giá là một giải pháp. Tất nhiên, để có lý do tăng giá chính đáng, các DN phải nhanh chóng ra mắt phiên bản mới, với những nâng cấp và trang bị mới.
Theo ý kiến từ một DN xe máy, lợi nhuận trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xe máy vẫn luôn ở mức từ 15-20%. Chỉ riêng Honda Việt Nam năm tài chính 2018 có lợi nhuận ước tính vượt 1 tỷ USD, chủ yếu do xe máy mang lại. Điều đó cho thấy, đại gia ngoại đã kiếm lãi đậm như thế nào trên thị trường Việt Nam.
Theo Trần Thủy (VietnamNet)
Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong năm tài khóa 2018 (tính từ tháng 1/4/2017 đến tháng 31/3/2018), doanh số bán của 5 DN thành viên đạt hơn 3,3 triệu xe máy, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu là Honda Việt Nam với 2,38 triệu xe được bán ra, tiếp theo là Yamaha Việt Nam hơn 800.000 xe, còn lại là của ba thương hiệu SYM, Piaggio và Suzuki.
Cũng theo VAMM, doanh số bán hàng trong quý 1/2018 của 5 doanh nghiệp đạt 803.204 xe các loại, tăng 2% so với cùng kỳ 2017. Như vậy, bình quân mỗi tháng các doanh nghiệp tiêu thụ gần 270.000 xe máy.
VAMM dự báo năm tài khóa 2019 (từ 1/4/2018-31/3/2019), doanh số bán xe máy của 5 doanh nghiệp thành viên thấp nhất cũng đạt 3,3 triệu xe, tương đương với năm 2018. Nếu giữ mức tăng trưởng 4% thì sẽ đạt trên 3,4 triệu xe.
Dù không có tăng trưởng thì thị trường xe máy Việt Nam cũng đạt con số khoảng 3,5 triệu xe/năm, nếu tính cả số lượng xe máy nhập khẩu và xe máy của các DN 100% vốn trong nước.
Giới chuyên môn đánh giá, người dân đã quá quen với việc sử dụng xe gắn máy làm phương tiện đi lại và xe gắn máy trở thành đặc thù của Việt Nam nói chung. Tại các thành phố lớn, nơi giao thông công cộng chưa phát triển và có nhiều ngõ ngách nhỏ như Hà Nội, TP.HCM thì số lượng xe máy dày đặc.
Hà Nội hiện có khoảng 5,2 triệu xe máy, với mức tăng trưởng hàng năm hơn 6%, dự báo đến 2020 sẽ có 6,1 triệu xe, 2025 có 7 triệu xe và năm 2030 là 7,5 triệu xe. TP.HCM hiện có khoảng 7,5 triệu xe và với đà tăng trưởng trên 5% mỗi năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 8,2 triệu xe, năm 2025 đạt hơn 10 triệu xe,...
Nhu cầu về xe máy tại Việt Nam chưa thể bão hòa, đó là nhận định của các DN, bởi dân số tăng và số người trưởng thành hàng năm nhiều, nên nhu cầu về phương tiện đi lại cần lớn. Trong khi đó, xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân hiện nay, với nhiều ưu điểm như phù hợp với điều kiện hạ tầng và xã hội, có mức giá vừa phải, cơ động, thích ứng với các loại đường khác nhau...
Đặc biệt, nhu cầu về xe tay ga đang tăng cao, trong khi xe số lại giảm dần. Người Việt Nam ngày càng có thu nhập cao hơn. Đời sống khấm khá khiến nhiều người có nhu cầu đổi xe thường xuyên hơn và thường hướng tới những chiếc xe tay ga đắt tiền. Thống kê của VAMM cho thấy, hiện xe tay ga đang chiếm tỷ lệ 60% trong tổng số xe máy tiêu thụ. Tại các đô thị, nhu cầu về xe tay ga vẫn tăng cao, nhiều mẫu xe cung không đủ cầu và luôn trong tình trạng thiếu hàng, giá tăng cao.
Khó ngăn xe máy
Việc gia tăng xe gắn máy đang gây áp lực lên hạ tầng giao thông tại các thành phố lớn. Tại Hà Nội, số lượng xe máy tăng nhanh, trong khi đất dành cho giao thông còn thấp, mới đạt 8,65%, đã tạo áp lực lớn đến kết cấu hạ tầng giao thông, làm gia tăng tình trạng ùn tắc và ô nhiễm môi trường. TP.HCM cũng trong tình trạng tương tự.
Hà Nội và TP.HCM đang lên kế hoạch cấm xe máy vì cho rằng đó là thủ phạm gây tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và tắc đường. Tuy nhiên, để thực hiện không hề dễ dàng.
Chẳng hạn tại Hà Nội, theo kế hoạch, sẽ dừng hoạt động xe máy vào năm 2030. Khi đó, hệ thống vận tải công cộng phải đáp ứng được từ 35-40% nhu cầu đi lại của người dân. Để đáp ứng nhu cầu này, theo Sở GTVT Hà Nội, cần 3.500 xe buýt, với 220-250 tuyến; 9 đoạn tuyến đường sắt đô thị, trong đó tàu điện 1 ray có 3 tuyến. Hiện Hà Nội mới có duy nhất xe buýt, đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình xây dựng. Liệu 12 năm nữa, kế hoạch phát triển vận tải công cộng có hoàn thành? Đặc biệt, với 9 đoạn tuyến đường sắt đô thị, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, khó đáp ứng.
Cho dù có đảm bảo đến năm 2030, vận tải hành khách công cộng sẽ đáp ứng từ 35-40% nhu cầu, thì Sở GTVT vẫn phải thừa nhận, vận tải cá nhân chiếm 60-65%. Câu hỏi đặt ra, con số 60-65% vận tải cá nhân là những phương tiện gì, nếu không còn xe máy?
Vì vậy, nhiều nhận định cho rằng, hàng chục năm nữa, xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu và khó có thể thay thế, vì tính kinh tế và sự tiện lợi của nó, nhất là tại các thành phố.
Trong khi đó, giá xe máy đã tăng khoảng 50% thời gian qua và sẽ tăng thêm 50% nữa. Tới năm 2020 những chiếc xe tay ga có giá từ 60-90 triệu đồng sẽ phổ biến. Lý giải điều này, các DN cho rằng, do thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đang tăng, dẫn tới nhu cầu nâng cấp phương tiện trở nên cấp thiết. Khách hàng sẽ quan tâm hơn tới công nghệ, chất lượng, khả năng an toàn...
Các phiên bản xe máy càng về sau, càng được trang bị thêm nhiều công nghệ mới, nâng công suất động cơ, thay đổi về thiết kế kiểu dáng... Như vậy, đương nhiên giá của những mẫu xe này sẽ tăng.
Để tăng lợi nhuận thì tăng giá là một giải pháp. Tất nhiên, để có lý do tăng giá chính đáng, các DN phải nhanh chóng ra mắt phiên bản mới, với những nâng cấp và trang bị mới.
Theo ý kiến từ một DN xe máy, lợi nhuận trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xe máy vẫn luôn ở mức từ 15-20%. Chỉ riêng Honda Việt Nam năm tài chính 2018 có lợi nhuận ước tính vượt 1 tỷ USD, chủ yếu do xe máy mang lại. Điều đó cho thấy, đại gia ngoại đã kiếm lãi đậm như thế nào trên thị trường Việt Nam.
Theo Trần Thủy (VietnamNet)