Bài toán siêu hóc búa dành cho Mary Barra

Tiểu Long

Chuyên gia
Nhưng ai cùng hiểu rằng, muốn thay đổi GM, muốn người khổng lồ của nước Mỹ tạo ra lợi thế thực sự trước Toyota, Volkswagen… cần một thế hệ lãnh đạo mới, trẻ hơn và năng động hơn. Và người được trao toàn bộ kỳ vọng đó chính là Mary Barra.
Như vậy là thời điểm cuối năm 2013 đã tới, thời điểm General Motors chính thức khép lại một chương trong lịch sử phát triển 5 năm của hãng xe giàu truyền thống nhất Bắc Mỹ, không phải bằng những con số ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận, mà có lẽ ăn sâu ám ảnh nhất trong lòng nhiều người chính là giai đoạn hãng phải tuyên bố phá sản và nhận sự cứu trợ hoàn toàn từ chính phủ.
autodaily%20mary%20barra.jpg
Mary Barra gánh vác trọng trách lớn tại GM[/i]
Năm 2014 đang tới rất gần. Và đã bây giờ là “thời cơ” của Mary Barra - người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một hãng xe mang quy mô toàn cầu, thừa kế một tập đoàn từ sở hữu nhà nước, với một bảng cân đối kế toán có vẻ vững chắc hơn trước và một chiến lược kinh doanh rõ ràng hơn tại châu Âu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những mặt tích cực của vấn đề. Không ai nghĩ rằng chỉ có hoa hồng và thảm đỏ đang chờ đợi bà Barra.
Bài toán hóc búa mà Barra, nữ kỹ sư 51 tuổi với thâm niên kinh nghiệm về phát triển sản phẩm sẽ phải giải quyết là làm thế nào để GM không còn cũ kỹ và già nua như trước, làm thế nào để trẻ hóa một hãng xe lớn mà lâu nay thị trường vẫn mặc định rằng quá trì trệ. Và trước mắt là 3 kế hoạch trọng điểm: (1) tiếp tục chiến lược phát triển thương hiệu Chevrolet tại châu Âu, (2) kết thúc hoạt động sản xuất của các nhà máy tại Australia vì chi phí quá cao và (3) cải thiện tình hình kinh doanh tại châu Á Thái Bình Dương.
Trước khi về hưu, CEO Akerson đã dành nốt nhiệm kỳ ba năm cuối cùng của mình, cộng với những nỗ lực yếu ớt nhằm triệt tiêu tệ quan liêu tại GM và đem lại sức sống mới cho hãng. Nhưng ai cùng hiểu rằng, muốn thay đổi GM, muốn người khổng lồ của nước Mỹ tạo ra lợi thế thực sự trước Toyota, Volkswagen… cần một thế hệ lãnh đạo mới, trẻ hơn và năng động hơn. Và người được trao toàn bộ kỳ vọng đó chính là Mary Barra.
autodaily%20ceo%20gm.jpg
Bà Mary Barra quyết tâm cải tổ GM[/i]
Trên thực tế, bối cảnh hiện nay được xem là rất thuận lợi cho Barra. Nhu cầu mua sắm xe hơi tại thị trường Bắc Mỹ đang hồi phục tích cực nhất kể từ năm 2007 với nguồn lợi nhuận tập trung vào các dòng xe trẻ hóa, nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu.Và nếu nói một cách công bằng thì GM đã từng rất thành công, thậm chí là không có đối thủ ở Bắc Mỹ cách đây khoảng gần chục năm bằng cách làm thị trường theo kiểu riêng, chặt chẽ và hiệu quả. Nếu biết cách khai thác thế mạnh của bản thân và không đi theo lối mòn của hệ tư tưởng, thì chắc chắn rằng không một ai dám đánh giá thấp tiềm lực của GM.
Nhưng một lần nữa, hãy quay trở lại các “vấn đề” của GM. Công nghiệp xe hơi là một ngành có xu hướng ổn định vai trò của người lãnh đạo, người quản lý điều hành doanh nghiệp bởi chu kỳ sản phẩm tương đối dài. Trong khi đó vấn đề của GM lại chính là sự bất ổn. Barra là vị giám đốc điều hành thứ 5 của hãng trong vòng 5 năm trở lại đây, và ngoài ra còn đang phải tìm một giám đốc tài chính mới – vị CFO thứ 3 trong vòng 3 năm gần đây khi giám đốc tài chính đương nhiệm - Dan Ammann, 41 tuổi, thừa nhận mình bị quá tải với vai trò hồi sinh GM. Chưa kể, hãng vừa thay đổi liên tiếp giám đốc marketing cho 2 thương hiệu con cưng là Chevrolet và Cadillac bằng 2 gương mặt mới toe.
Barra là sự lựa chọn gây bất ngờ nhất cho cộng đồng các nhà lãnh đạo xe hơi toàn cầu khi được GM khẳng định bà sẽ là CEO của hãng bắt đầu từ tháng 1 năm 2014. Sự kiện này không chỉ gây bắt ngờ bởi Dan Akerson chính thức quyết định về hưu, mà còn bởi Barra đã phá vỡ thế thống trị của nam giới trong lịch sử ngành này, và bất ngờ hơn nữa khi bà leo lên vị trí cao nhất của 1 tập đoàn xe hơi hiện được đánh giá là lớn nhất thế giới.
Autodaily đã từng có bài giới thiệu về Mary Barra với tiểu sử khá ấn tượng khi là con gái của một công nhân trong nhà máy xe hơi Pontiac của GM, học ngành kỹ sư cơ khí điện và lấy bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh năm 1990. Có thể nói cuộc đời của Barra có duyên nợ với GM. Bà gia nhập phòng động cơ của nhà máy Pontiac GM năm 18 tuổi với tư cách một kỹ sư kiểm tra mui xe và các tâm chắn bùn trên mẫu Grand Pix theo một chương trình đã thỏa thuận trước, trong đó GM sẽ lo học phí đại học của Barra và đổi lại bà phải quay trở lại làm việc trong nhà máy của hãng sau khi tốt nghiệp. Barra đã cống hiến gần như toàn bộ cuộc đời cũng như sự nghiệp của mình bên trong các nhà máy của GM. Bởi vậy, bà không chỉ có tình yêu sâu sắc dành cho GM, mà còn là một trong những người hiểu rõ GM nhất.
Phan Liên (TTTĐ)
 
Back
Top