lehung-autodaily
Administrator
Hyundai Casper được đặt tên theo một kỹ thuật trong môn trượt ván, ở đây ngụ ý để biểu thị sự “thay đổi hướng” của hãng xe Hàn.
Tại Hàn Quốc, chiếc SUV cỡ nhỏ này sẽ được cung cấp hai lựa chọn động cơ gồm xăng hút khí tự nhiên 1.0 lít MPI và xăng tăng áp T-GDI 1.0 lít. Động cơ sau tạo ra 100 mã lực và mô-men xoắn 172 Nm giống trên i10 N Line.
Ảnh thực tế Hyundai Casper tại Hàn Quốc
Với việc định vị là mẫu SUV nhỏ nhất gia đình, Casper nhỏ hơn đáng kể so với kích thước dài 4.036 mm, rộng 1.770 mm, cao 1.565 mm và chiều dài cơ sở 2.520 mm của Venue. Dựa trên nền tảng K1 (đang được sử dụng cho Hyundai i10), Casper có chiều dài tổng thể 3.595mm, chiều dài cơ sở 2.400mm, rộng 1.595mm và chiều cao 1.575mm.
Hyundai Casper sở hữu phong cách thiết kế trẻ trung và năng động, đi kèm với những điểm nhấn thú vị và thân xe nhỏ gọn. Thiết kế mặt trước của Casper trông khá độc đáo, đèn xi-nhan phía trên, đèn LED chiếu sáng ban ngày hình tròn ở phía dưới, lưới tản nhiệt họa tiết tham số tương lai và tấm chống trượt rộng.
Hyundai Casper sở hữu thiết kế trông rất trẻ trung và năng động
Phần hông xe nhấn mạnh sự năng động của xe với chắn bùn đồ sộ và khoảng sáng gầm cao. Ngoài ra, tay nắm cửa sau được thiết kế kiểu ẩn vào phần kính cửa sổ tạo thêm ấn tượng về sự tinh tế và gọn gàng cho xe.
Thiết kế đuôi xe của Hyundai Casper
Vòng ra phía sau, xe được trang bị cụm đèn hậu với thiết kế tương đồng với lưới tản nhiệt phía trước nhấn mạnh cảm giác tương lai và đèn xi-nhan hình tròn tương tự ở phía trước tạo sự đồng nhất.
Theo trang Hindustan Times, Casper 2022 sẽ gia nhập thị trường Ấn Độ, nơi mẫu xe này cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc bao gồm Tata Punch, Renault Kwid vàSuzuki Ignis. Đối với thị trường Ấn Độ, Hyundai cũng có thể cung cấp Casper với động cơ xăng hút khí tự nhiên 1,2 lít 4 xi-lanh, tạo ra công suất 87 mã lực và 120 Nm như trên Hyundai i10 Nios.
Casper cũng được đồn đoán là sẽ nhận một phiên bản chạy điện vào năm 2023. Hyundai chưa công bố thông tin về nội thất cũng như giá bán cơ sở của Casper hoàn toàn mới.
Trang Nguyễn (Forum.autodaily.vn)
Ảnh: Thekoreancarblog
Tại Hàn Quốc, chiếc SUV cỡ nhỏ này sẽ được cung cấp hai lựa chọn động cơ gồm xăng hút khí tự nhiên 1.0 lít MPI và xăng tăng áp T-GDI 1.0 lít. Động cơ sau tạo ra 100 mã lực và mô-men xoắn 172 Nm giống trên i10 N Line.
Ảnh thực tế Hyundai Casper tại Hàn Quốc
Với việc định vị là mẫu SUV nhỏ nhất gia đình, Casper nhỏ hơn đáng kể so với kích thước dài 4.036 mm, rộng 1.770 mm, cao 1.565 mm và chiều dài cơ sở 2.520 mm của Venue. Dựa trên nền tảng K1 (đang được sử dụng cho Hyundai i10), Casper có chiều dài tổng thể 3.595mm, chiều dài cơ sở 2.400mm, rộng 1.595mm và chiều cao 1.575mm.
Hyundai Casper sở hữu phong cách thiết kế trẻ trung và năng động, đi kèm với những điểm nhấn thú vị và thân xe nhỏ gọn. Thiết kế mặt trước của Casper trông khá độc đáo, đèn xi-nhan phía trên, đèn LED chiếu sáng ban ngày hình tròn ở phía dưới, lưới tản nhiệt họa tiết tham số tương lai và tấm chống trượt rộng.
Hyundai Casper sở hữu thiết kế trông rất trẻ trung và năng động
Phần hông xe nhấn mạnh sự năng động của xe với chắn bùn đồ sộ và khoảng sáng gầm cao. Ngoài ra, tay nắm cửa sau được thiết kế kiểu ẩn vào phần kính cửa sổ tạo thêm ấn tượng về sự tinh tế và gọn gàng cho xe.
Thiết kế đuôi xe của Hyundai Casper
Vòng ra phía sau, xe được trang bị cụm đèn hậu với thiết kế tương đồng với lưới tản nhiệt phía trước nhấn mạnh cảm giác tương lai và đèn xi-nhan hình tròn tương tự ở phía trước tạo sự đồng nhất.
Theo trang Hindustan Times, Casper 2022 sẽ gia nhập thị trường Ấn Độ, nơi mẫu xe này cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc bao gồm Tata Punch, Renault Kwid vàSuzuki Ignis. Đối với thị trường Ấn Độ, Hyundai cũng có thể cung cấp Casper với động cơ xăng hút khí tự nhiên 1,2 lít 4 xi-lanh, tạo ra công suất 87 mã lực và 120 Nm như trên Hyundai i10 Nios.
Casper cũng được đồn đoán là sẽ nhận một phiên bản chạy điện vào năm 2023. Hyundai chưa công bố thông tin về nội thất cũng như giá bán cơ sở của Casper hoàn toàn mới.
Trang Nguyễn (Forum.autodaily.vn)
Ảnh: Thekoreancarblog