Ford tăng mạnh thị phần
Kết thúc tháng 5, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn của hãng xe Mỹ tại thị trường Việt Nam giai đoạn đầu 2014 đã đạt 4.292 chiếc, tăng 51% so với cùng kỳ 2013. Qua đó, Ford đã nhanh chóng mở rộng thị phần của mình trong mảng thị trường do khối doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) chi phối lên mức 9,7%. Cùng quãng thời gian này năm ngoái, thị phần của Ford chiếm khoảng 7,1%.
Đà tăng trưởng ấn tượng cũng đã chính thức đưa Ford trở thành hãng xe lớn thứ 2 tại thị trường ôtô Việt Nam nếu không xét đến phân khúc xe tải, chỉ sau duy nhất “đại gia” Toyota.
Xét trên từng mẫu xe thì Ranger vẫn đáng chú ý nhất. Báo cáo của VAMA cho biết, tổng lượng xe Ranger bán ra 5 tháng đầu năm đạt 1.348 chiếc, tăng đến 164% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khoảng 6 tháng trở lại đây, Ranger liên tiếp thống trị phân khúc xe bán tải tại thị trường Việt Nam với các mức sản lượng áp đảo so với mọi đối thủ. Dự kiến ngay trong tháng này, Ranger sẽ có thêm một phiên bản mới là Wildtrak 3.2L và đây chính là chiếc bán tải cao cấp nhất tại thị trường Việt Nam.
Nhiều hãng xe đã có những cú đột phá mạnh mẽ tại thị trường ôtô Việt Nam giai đoạn đầu năm 2014.[/i]
Cú đột phá của Toyota Vios
Chỉ sau hơn 2 tháng có mặt trên thị trường, mẫu xe sedan cỡ nhỏ Vios mới đã lập tức trở thành cái tên “hot” nhất trong “gia đình” Toyota. Thông tin từ liên doanh ôtô Nhật Bản cho biết, đến nay đã có hơn 4.300 hợp đồng bán xe Vios thế hệ mới được ký với khách hàng, lượng xe đã giao cũng đạt con số ấn tượng 1.826 chiếc.
Chỉ tính riêng tháng 5/2014 đã có 706 chiếc Vios thế hệ mới được bán ra thị trường, vượt khá xa mục tiêu sản lượng 600 chiếc/tháng đặt ra khi mới xuất hiện, đồng thời cũng vượt mặt luôn 2 mẫu xe đàn anh vốn lâu nay thay nhau chiếm giữ ngôi vị số 1 về sản lượng là Fortuner và Innova. Trong tháng 5, lượng xe Fortuner bán ra đạt 664 chiếc và Innova đạt 509 chiếc.
Theo báo cáo của VAMA, trong 5 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng bán hàng của Toyota đạt 13.230 chiếc, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 5/2014, mức sản lượng bán hàng của hãng xe Nhật Bản đạt 2.802 chiếc. Trong đó, thị trường phía Bắc tiêu thụ 1.353 chiếc (chiếm 48%), thị trường miền Trung tiêu thụ 297 chiếc (chiếm 11%) và thị trường miền Nam tiêu thụ 1.152 chiếc (chiếm 41%).
Trường Hải “tạm chiếm” vị trí số 1
Tham vọng qua mặt Toyota để trở thành hãng ôtô chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam được đưa ra tại đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) hồi tháng 3 đã (tạm thời) trở thành hiện thực sau khi kết thúc giai đoạn 5 tháng đầu năm.
Chi tiết hơn, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn 5 tháng của Thaco đã đạt con số 14.362 chiếc, chiếm 32,5% thị phần VAMA. Trong khi đó, mức thị phần của Toyota cùng giai đoạn là 30%.
Tuy nhiên, việc Thaco đang cùng lúc nắm giữ đến 5 thương hiệu, trong đó chỉ duy nhất thương hiệu Peugeot là đang “chỉm nghỉm” trên thị trường, nên việc “vượt mặt” Toyota cũng không có gì khó hiểu.
Cú tăng trưởng ấn tượng mà Thaco có được phần lớn đến từ thành công của 2 thương hiệu Kia và Mazda. Thống kê của VAMA cho chiết, đã có 4.023 chiếc xe Kia được Thaco bán ra trong 5 tháng đầu năm, tăng 37% so với cùng kỳ 2013; Mazda còn ấn tượng hơn khi đạt tỷ lệ tăng trưởng đến 201% với lượng xe bán ra 2.933 chiếc.
Honda “nhảy sào”
Tăng trưởng kỷ lục 200%, Honda Việt Nam chẳng khác nào vừa thực hiện một cú “nhảy sào” trong lĩnh vực ôtô ở giai đoạn đầu năm 2014. Đây cũng là giai đoạn tăng nóng nhất của Honda kể từ khi tham gia thị trường ôtô Việt Nam.
Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn 5 tháng đầu năm của Honda ôtô đạt 2.731 chiếc, cao gấp 3 lần so với con số 909 chiếc của giai đoạn này năm ngoái. Mức sản lượng này cũng chính thức kéo Honda trở lại vị thế là một trong những thương hiệu ôtô lớn nhất Việt Nam với tỷ lệ thị phần 6,2%, đứng thứ 5 trong số các thương hiệu ôtô du lịch thuộc các hãng sản xuất trong khối VAMA.
Lực đẩy quan trọng nhất cho cú nhảy ngoạn mục của hãng xe Nhật Bản chính là mẫu xe cỡ nhỏ City. Ngay sau khi ra mắt hồi tháng 6 năm ngoái, City đã lập tức làm nóng thị trường, trở thành mẫu xe cỡ nhỏ bán chạy thứ 2 sau Toyota Vios. 5 tháng đầu năm nay, lượng xe City bán ra đạt 1.284 chiếc. Mức sản lượng này đã giúp City lọt vào nhóm những mẫu xe bán chạy nhất thị trường ôtô Việt Nam giai đoạn đầu năm.
Tương tự Ford, sự thay đổi đột phá về thiết kế và công nghệ có thể xem là một chìa khóa thành công cho Honda. Nếu như trước đây, mẫu xe đa dụng 5 chỗ ngồi CR-V thương rơi vào nhóm ế ẩm nhất thì ngay sau khi có phiên bản mới, CR-V lập tức trở thành “hàng hót” trên thị trường. Theo báo cáo của VAMA, tổng lượng xe CR-V bán ra trong 5 tháng đầu năm nay đạt 1.002 chiếc, tăng 200% so với cùng kỳ 2013.
Khuấy đảo thị trường xe sang
Không ai khác, chính là Mercedes-Benz. Khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường xe hơi hạng sang tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và bùng nổ với sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu mới và đình đám.
Điểm khác biệt của thương hiệu mang logo sao 3 cánh là vị thế của hãng xe sang duy nhất lắp ráp tại Việt Nam. Lợi thế này đang là yếu tố chính để Mercedes-Benz nhấn mạnh vào chiến lược đa dạng sản phẩm và hạ giá thành.
Đầu năm, đại diện hãng xe đến từ nước Đức đã công bố một kế hoạch gây sốc là sẽ tung ra tổng cộng 18 mẫu xe mới ngay trong năm 2014. Trong đó đáng chú ý là sự xuất hiện ngay sau đó của dòng xe S-Class lắp ráp trong nước (CKD). Chiếc S500L và S400L đã tạo điểm nhấn trên thị trường với mức giá bán lẻ 4,639 tỷ đồng và 3,48 tỷ đồng, thấp hơn gần 1 tỷ đồng so với các đối thủ nhập khẩu nguyên chiếc. Đây thực sự là một lợi thế không hề nhỏ để dù là xe dạng CKD, S-Class hiện vẫn đang rơi vào cảnh cháy hàng.
Tính đến hết tháng 5/2014, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn của Mercedes-Benz Việt Nam đạt 866 chiếc, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Với một thương hiệu xe sang, mức sản lượng này được đánh giá là đáng để mơ ước.
Theo An Nhi (VnEconomy)
Kết thúc tháng 5, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn của hãng xe Mỹ tại thị trường Việt Nam giai đoạn đầu 2014 đã đạt 4.292 chiếc, tăng 51% so với cùng kỳ 2013. Qua đó, Ford đã nhanh chóng mở rộng thị phần của mình trong mảng thị trường do khối doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) chi phối lên mức 9,7%. Cùng quãng thời gian này năm ngoái, thị phần của Ford chiếm khoảng 7,1%.
Đà tăng trưởng ấn tượng cũng đã chính thức đưa Ford trở thành hãng xe lớn thứ 2 tại thị trường ôtô Việt Nam nếu không xét đến phân khúc xe tải, chỉ sau duy nhất “đại gia” Toyota.
Xét trên từng mẫu xe thì Ranger vẫn đáng chú ý nhất. Báo cáo của VAMA cho biết, tổng lượng xe Ranger bán ra 5 tháng đầu năm đạt 1.348 chiếc, tăng đến 164% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khoảng 6 tháng trở lại đây, Ranger liên tiếp thống trị phân khúc xe bán tải tại thị trường Việt Nam với các mức sản lượng áp đảo so với mọi đối thủ. Dự kiến ngay trong tháng này, Ranger sẽ có thêm một phiên bản mới là Wildtrak 3.2L và đây chính là chiếc bán tải cao cấp nhất tại thị trường Việt Nam.
Cú đột phá của Toyota Vios
Chỉ sau hơn 2 tháng có mặt trên thị trường, mẫu xe sedan cỡ nhỏ Vios mới đã lập tức trở thành cái tên “hot” nhất trong “gia đình” Toyota. Thông tin từ liên doanh ôtô Nhật Bản cho biết, đến nay đã có hơn 4.300 hợp đồng bán xe Vios thế hệ mới được ký với khách hàng, lượng xe đã giao cũng đạt con số ấn tượng 1.826 chiếc.
Chỉ tính riêng tháng 5/2014 đã có 706 chiếc Vios thế hệ mới được bán ra thị trường, vượt khá xa mục tiêu sản lượng 600 chiếc/tháng đặt ra khi mới xuất hiện, đồng thời cũng vượt mặt luôn 2 mẫu xe đàn anh vốn lâu nay thay nhau chiếm giữ ngôi vị số 1 về sản lượng là Fortuner và Innova. Trong tháng 5, lượng xe Fortuner bán ra đạt 664 chiếc và Innova đạt 509 chiếc.
Theo báo cáo của VAMA, trong 5 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng bán hàng của Toyota đạt 13.230 chiếc, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 5/2014, mức sản lượng bán hàng của hãng xe Nhật Bản đạt 2.802 chiếc. Trong đó, thị trường phía Bắc tiêu thụ 1.353 chiếc (chiếm 48%), thị trường miền Trung tiêu thụ 297 chiếc (chiếm 11%) và thị trường miền Nam tiêu thụ 1.152 chiếc (chiếm 41%).
Trường Hải “tạm chiếm” vị trí số 1
Tham vọng qua mặt Toyota để trở thành hãng ôtô chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam được đưa ra tại đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) hồi tháng 3 đã (tạm thời) trở thành hiện thực sau khi kết thúc giai đoạn 5 tháng đầu năm.
Chi tiết hơn, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn 5 tháng của Thaco đã đạt con số 14.362 chiếc, chiếm 32,5% thị phần VAMA. Trong khi đó, mức thị phần của Toyota cùng giai đoạn là 30%.
Tuy nhiên, việc Thaco đang cùng lúc nắm giữ đến 5 thương hiệu, trong đó chỉ duy nhất thương hiệu Peugeot là đang “chỉm nghỉm” trên thị trường, nên việc “vượt mặt” Toyota cũng không có gì khó hiểu.
Cú tăng trưởng ấn tượng mà Thaco có được phần lớn đến từ thành công của 2 thương hiệu Kia và Mazda. Thống kê của VAMA cho chiết, đã có 4.023 chiếc xe Kia được Thaco bán ra trong 5 tháng đầu năm, tăng 37% so với cùng kỳ 2013; Mazda còn ấn tượng hơn khi đạt tỷ lệ tăng trưởng đến 201% với lượng xe bán ra 2.933 chiếc.
Honda “nhảy sào”
Tăng trưởng kỷ lục 200%, Honda Việt Nam chẳng khác nào vừa thực hiện một cú “nhảy sào” trong lĩnh vực ôtô ở giai đoạn đầu năm 2014. Đây cũng là giai đoạn tăng nóng nhất của Honda kể từ khi tham gia thị trường ôtô Việt Nam.
Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn 5 tháng đầu năm của Honda ôtô đạt 2.731 chiếc, cao gấp 3 lần so với con số 909 chiếc của giai đoạn này năm ngoái. Mức sản lượng này cũng chính thức kéo Honda trở lại vị thế là một trong những thương hiệu ôtô lớn nhất Việt Nam với tỷ lệ thị phần 6,2%, đứng thứ 5 trong số các thương hiệu ôtô du lịch thuộc các hãng sản xuất trong khối VAMA.
Lực đẩy quan trọng nhất cho cú nhảy ngoạn mục của hãng xe Nhật Bản chính là mẫu xe cỡ nhỏ City. Ngay sau khi ra mắt hồi tháng 6 năm ngoái, City đã lập tức làm nóng thị trường, trở thành mẫu xe cỡ nhỏ bán chạy thứ 2 sau Toyota Vios. 5 tháng đầu năm nay, lượng xe City bán ra đạt 1.284 chiếc. Mức sản lượng này đã giúp City lọt vào nhóm những mẫu xe bán chạy nhất thị trường ôtô Việt Nam giai đoạn đầu năm.
Tương tự Ford, sự thay đổi đột phá về thiết kế và công nghệ có thể xem là một chìa khóa thành công cho Honda. Nếu như trước đây, mẫu xe đa dụng 5 chỗ ngồi CR-V thương rơi vào nhóm ế ẩm nhất thì ngay sau khi có phiên bản mới, CR-V lập tức trở thành “hàng hót” trên thị trường. Theo báo cáo của VAMA, tổng lượng xe CR-V bán ra trong 5 tháng đầu năm nay đạt 1.002 chiếc, tăng 200% so với cùng kỳ 2013.
Khuấy đảo thị trường xe sang
Không ai khác, chính là Mercedes-Benz. Khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường xe hơi hạng sang tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và bùng nổ với sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu mới và đình đám.
Điểm khác biệt của thương hiệu mang logo sao 3 cánh là vị thế của hãng xe sang duy nhất lắp ráp tại Việt Nam. Lợi thế này đang là yếu tố chính để Mercedes-Benz nhấn mạnh vào chiến lược đa dạng sản phẩm và hạ giá thành.
Đầu năm, đại diện hãng xe đến từ nước Đức đã công bố một kế hoạch gây sốc là sẽ tung ra tổng cộng 18 mẫu xe mới ngay trong năm 2014. Trong đó đáng chú ý là sự xuất hiện ngay sau đó của dòng xe S-Class lắp ráp trong nước (CKD). Chiếc S500L và S400L đã tạo điểm nhấn trên thị trường với mức giá bán lẻ 4,639 tỷ đồng và 3,48 tỷ đồng, thấp hơn gần 1 tỷ đồng so với các đối thủ nhập khẩu nguyên chiếc. Đây thực sự là một lợi thế không hề nhỏ để dù là xe dạng CKD, S-Class hiện vẫn đang rơi vào cảnh cháy hàng.
Tính đến hết tháng 5/2014, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn của Mercedes-Benz Việt Nam đạt 866 chiếc, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Với một thương hiệu xe sang, mức sản lượng này được đánh giá là đáng để mơ ước.
Theo An Nhi (VnEconomy)