4 ngộ nhận về thị trường ôtô

lehung-autodaily

Administrator
Thị trường ôtô luôn có những diễn biến khó lường và phức tạp. Vừa qua, với nhiều thông tin và kết quả đánh giá mới, các chuyên gia đã phân tích 4 ngộ nhận sai lầm về thị trường ôtô:Ngộ nhận số 1: Khi nền kinh tế Mỹ gặp suy thoái, những hãng xe ở Detroit sẽ bị khủng hoảng.Trong nhiều năm qua, tưởng như chính những hãng xe Detroit đã góp phần làm nền kinh tế Mỹ lâm vào cảnh suy thoái. Cầu thị trường về ôtô là một thước đo gần như chuẩn xác về lòng tin của khách hàng, và quyết định mua xe thường là rất chắc chắn. Khi xảy ra suy thoái, doanh số bán xe sẽ có chiều hướng giảm mạnh.Tuy nhiên, tình hình hiện nay không diễn ra như vậy. Mặc dù GDP tăng trưởng chậm, thất nghiệp gia tăng, nhưng ôtô lại trở thành mặt hàng được tiêu thụ mạnh. Tổng lượng xe tiêu thụ được tính đến hết tháng 9 vừa qua đã gần với mốc dự kiến của cả năm là 15 triệu chiếc. Tốc độ tăng trưởng này là cao nhất kể từ đầu năm 2008. Liệu có thể lý giải được điều này?Tom Libby, người đứng đầu bộ phận phân tích dự báo của công ty R.L. Polk, cho rằng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ôtô đang ngày càng trở nên tách biệt khỏi tình hình chung của cả nền kinh tế Mỹ. Nguyên nhân được ông giải thích như sau: "Đó là do thị trường ôtô Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn biến của nền kinh tế thế giới, cũng như từ hoạt động của các hãng xe toàn cầu."Để minh chứng, Libby đã chỉ ra sự tăng trưởng của các nhà sản xuất ôtô nước ngoài tham gia thị trường Mỹ có được là bởi các yếu tố không liên quan đến nền kinh tế Mỹ: Toyota và Honda - phục hồi từ thảm họa sóng thần ở Nhật năm ngoái; một Volkswagen hồi sinh mạnh mẽ trên thị trường Mỹ; và liên minh Hyundai-Kia mặc dù lâm vào tình trạng thiếu hàng sản xuất do gặp vấn đề với nhân công, vẫn đạt mức tăng trưởng hàng tháng với 2 con số.Ông kết luận: "Ở một số nơi, xu hướng tiêu dùng khu vực Bắc Mỹ có ảnh hưởng quyết định tới động thái của cả ngành công nghiệp ôtô Mỹ, còn tại những nơi khác, lại phụ thuộc vào các yếu tố mang tính toàn cầu. Chỉ cần quan sát kỹ chiến lược của các hãng xe và động thái của nền kinh tế toàn cầu, là ta có thể lý giải được những nguyên nhân sâu xa dẫn kết kết quả như hiện nay."Ngộ nhận số 2: Thế giới đang cạn dầu.Nhiều năm qua, việc dầu là một nguồn tài nguyên hữu hạn mà thế giới sẽ sớm cạn kiệt, là điều đã được thừa nhận rộng rãi. Một lý thuyết cổ vũ cho nhận định trên là "đỉnh dầu." Tại một số thời điểm, sản lượng dầu toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất và sau đó suy giảm dần, gây nên tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Có vài dự đoán bi quan rằng mốc "đỉnh dầu" đã hoặc chuẩn bị xuất hiện.Thực tế, theo báo cáo mới nhất của Viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia Anh, tên thường gọi là Chatham House, thì việc cạn kiệt dầu mỏ sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa, và các quan niệm về "đỉnh dầu" có vẻ như là sai lầm. Điều thế giới đang phải đối mặt không phải là sự hữu hạn của tài nguyên dầu mỏ, mà đơn thuần chỉ là cần đẩy nhanh tốc độ khai thác và chế biến dầu thành nguyên liệu dự trữ phục vụ cho sản xuất.Có một thực tế đáng ngạc nhiên là chính vì giá cao hơn và công nghệ tốt hơn, mà chúng ta tiếp tục tìm kiếm thêm dầu mỏ. Báo cáo cho biết từ năm 1980 đến 2011, thế giới đã sản xuất hơn 100 tỷ thùng dầu, số lượng được coi là hơn cả trữ lượng dầu dự kiến tồn tại trong lòng đất.Hơn nữa, ngay cả với việc không phát hiện thêm mỏ dầu mới, thì nguồn cung hiện tại vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu dầu trong 54 năm tới với mức giá không đổi. Trên thực tế, ngành công nghiệp dầu khí có thể tồn tại lâu dài bởi sẽ có thêm nhiều dầu được tìm thấy trong các mỏ hiện nay, và thêm những phát minh mới, rồi lượng tiêu thụ xăng dầu sẽ giảm khi giá cả tăng.Phân tích mới này có ý nghĩa rất lớn cho ngành công nghiệp ôtô toàn cầu, vốn dĩ đang chạy đua để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về tiêu thụ nhiên liệu. Bỏ qua những vấn đề về biến đổi khí hậu, nếu trữ lượng dầu là đáp ứng đủ cho tương lai, thì tại sao lại biến những công nghệ tiết kiệm nhiên liệu giá hàng ngàn đôla trên mỗi chiếc xe trở thành gánh nặng cho các công ty và người tiêu dùng?Ngộ nhận số 3: Người tiêu dùng Mỹ sẽ không bao giờ mua những chiếc xe loại nhỏ.Đó là suy nghĩ thường thấy bởi người Mỹ có vóc dáng trung bình thuộc hàng to cao so với thế giới. Nhưng thực tế không phải vậy. Xe cỡ nhỏ đang bán rất chạy, và đó không phải chỉ vì giá nhiên liệu đang tăng.Jesse Toprak, một chuyên gia phân tích của TrueCar.com cho biết: "Theo thường lệ thì ôtô loại nhỏ được mua bởi những người không đủ khả năng tài chính để có lựa chọn khác. Tình hình bây giờ đã khác hẳn. Chúng tôi thấy nhiều người lựa chọn xe loại nhỏ bởi họ thấy chúng đáng để mắt hơn."Những cỗ xe nhỏ trở nên hấp dẫn hơn cũng bởi chất lượng của chúng ngày càng tốt lên. Các hãng xe Nhật đã buộc những công ty Mỹ phải nâng cao chất lượng và thêm vào các tính năng như túi khí và radio vệ tinh, trong khi các hãng xe châu Âu đã chứng minh rằng những cỗ xe nhỏ như Mini Cooper và BMW 1-series có thể được đưa ra thị trường với giá cao.Trong số 20 mẫu xe bán chạy nhất tháng 9 thì có tới 10 chiếc thuộc loại có kích cỡ nhỏ, được sản xuất bởi 8 hãng khác nhau, trong đó nổi bật nhất là Chevrolet Cruze, Ford Escape và Toyota Corolla. Trên hết, thị phần của xe loại nhỏ đã chiếm tới 20% của toàn thị trường, kết quả tốt nhất trong 20 năm qua.Ngộ nhận số 4: Các hãng xe sẽ chịu tổn thất khi không đa dạng hóa thị trường.Với việc doanh số bán hàng khu vực Bắc Mỹ tăng trưởng chậm chạp và châu Âu còn chìm trong suy thoái, những ông lớn của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu đang nhanh chóng mở rộng việc kinh doanh tại các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil.Điều đó đã đưa Ford vào thế bất lợi trước các nhà đầu tư bởi hãng đã chậm chân ở thị trường Trung Quốc và vẫn còn tập trung nhiều vào thị trường Bắc Mỹ. Trên thực tế, ước tính khoảng 100% lợi nhuận của Ford đến từ một sản phẩm được bán chủ yếu ở Mỹ: dòng xe bán tải F-series.Chuyên gia phân tích kỳ cựu Adam Jonas của công ty Morgan Stanley đã xác nhận những thông tin này và coi đó là chiến lược đúng đắn của Ford, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong một báo cáo mới, ông đã chỉ ra rằng Ford đang thiệt hại khoảng 1 tỷ USD mỗi năm ở châu Âu và không có lợi nhuận ở Nam Mỹ và Trung Quốc.  Cuối cùng, ông kết luận: "Không nghi ngờ gì, vấn đề tăng sản lượng sẽ vẫn là động lực chính cho ngành công nghiệp ôtô toàn cầu, nhưng trong ngắn hạn cần quan tâm cả tới chất lượng và lợi nhuận của sự tăng trưởng đó."Trong khi đó, ông đang nhìn thấy một sự cải thiện đáng kể trong nhu cầu thị trường về xe bán tải để phục vụ việc xây dựng và vận chuyển. Thay vì bi quan khi Ford đang phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, thì hãy xem cổ phiếu Ford như là một khoản đầu tư tiềm năng.Ngọc Tuấn (TTTĐ)
 
Back
Top