Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã chính thức được phê duyệt với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành quan trọng của đất nước.
Theo đó, dòng xe tải nhỏ, xe khách 10 chỗ trở lên và xe chở người đến 9 chỗ kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân thuộc nhóm sản phẩm ưu tiên.
Mục tiêu đặt ra, ngành công nghiệp ô tô sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe này và phấn đấu trở thành nhà cung cấp kinh kiện, phụ tùng, một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Nhiều chính sách, ưu đãi để phát triển công nghiệp ô tô.[/i]
Dự kiến xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%; đến năm 2025, chiếm 65% và đến năm 2030 chiếm 70% tổng nhu cầu nội địa. Xe trên 10 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 90% và đến 2030 chiếm 92%. Xe ô tô tải đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 78% và đến năm 2030 chiếm 80%...
Cùng với đó, xuất khẩu đạt 20.000 chiếc vào năm 2020, 37.000 chiếc vào năm 2025 và 90.000 chiếc vào 2035.
Về tỷ lệ nội địa hóa, đến năm 2020, xe chở người 9 chỗ ngồi đạt 30%-40%, từ 10 chỗ trở lên đạt 35%-45%, xe tải đạt với mức 30% - 40%; đến 2025 xe chở người đến 9 chỗ đạt 40%-45%, trên 10 chỗ đạt 50%-60%, xe tải đạt 45%-55%; đến 2035, xe chở người đến 9 chỗ đạt 55%-60%, trên 10 chỗ đạt 70%-80%, xe tải đạt 70%-75%...
Bản Chiến lược cũng định hướng áp dụng chính sách ưu đãi cao đối với các dự án sản xuất xe, các DN trong nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng.
Theo đó, sẽ siều chỉnh chính sách thuế, phí theo hướng tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô, áp dụng mức thuế thấp đối với các loại xe ưu tiên. Các chính sách này sẽ được ban hành và thực hiện ổn định trong thời gian tối thiểu 10 năm, tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất.
Như vậy, sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng các DN, nhà đầu tư cũng đã biết rõ ràng quan điểm của Chính phủ Việt Nam về phát triển ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn mới. Tuy nhiên muốn đầu tư vào ngành công nghiệp này thì vẫn còn phải chờ đợi nhiều chính sách cụ thể sẽ ban hành trong thời gian tới.
Nhiều DN ô tô cho biết họ quan tâm nhất đến các ưu đãi trong sản xuất xe chở người dưới 9 chỗ, vì phân khúc này sẽ có nhu cầu cao trong thời gian từ 2025 trở đi, khi Việt Nam bước vào thời kỳ ôtô hóa (Motorization).
Tuy nhiên, thời gian dỡ bỏ hàng rào thuế quan với ô tô đang đến gần, chỉ còn 4 năm nữa thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước Asean về Việt Nam giảm xuống còn 0%.
Nếu các ưu đãi không đủ hấp dẫn thì DN sẽ không thể đầu tư vào sản xuất mà chuyển hướng sang nhập khẩu xe nguyên chiếc về phân phối.
Một quan chức Bộ Công thương cho biết, đã đề xuất 1 số ưu đãi cụ thể để các cơ quan chức năng xem xét, chẳng hạn như các dự án sản xuất ô tô và linh kiện như động cơ, hộp số, cụm truyền động, dập thân vỏ xe... được hưởng các ưu đãi đối với loại dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, được vay vốn với lãi suất thấp.
Ngoài những ưu đãi trên, với dòng xe chở người đến 9 chỗ, có dung tich xi lanh từ 1.5L trở xuống Bộ Công thương còn được đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể từ 1.2L-1.5L được giảm 10% và dưới 1.2L được giảm 15% so với mức hiện nay là 45%.
Cùng với đó là thay đổi, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá trị hóa đơn nhập khẩu bộ linh kiện chứ không đánh trên giá xe như hiện nay.
Theo quan chức này, nếu như chính sách trên nhận được sự đồng thuận cao và trở thành hiện thực, có hiệu lực từ 2015 thì trong 4 năm tới, xe sản xuất lắp ráp trong nước nhận được ưu đãi khá cao so với xe nhập khẩu nguyên chiếc về thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và hoàn toàn cạnh tranh được với xe nhập khẩu.
Với các ưu đãi này xe trong nước sẽ có điều kiện giảm giá và quy mô thị trường sẽ tăng lên nhanh, đây là cơ hội cho các DN.
Sau 2018, ưu đãi về thuế không còn, nhưng xe nhập khẩu được dự báo cũng khó có thể thâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, bởi các đề xuất xây dựng hàng rào phi thuế quan như quy định tiểu chuẩn ngặt nghèo đối với các đại lý nhập khẩu về năng lực tài chính, kho bãi, hệ thống bảo hành, bảo trì, cấp quota, nâng giá tính thuế, chỉ cho 2-4 cảng biển được phép nhập khẩu xe nguyên chiếc...
Trong khi đó, xe trong nước đã có 4 năm ưu đãi lớn, nếu đầu tư mạnh mẽ, xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển, hy vọng sẽ cạnh tranh tốt với xe nhập khẩu.
Theo một số nguồn tin, cuối tháng 8 tới, Bản Quy hoạch về phát triển công nghiệp ô tô với những quy định cụ thể hơn sẽ được Chính phủ ban hành và nhiều DN đang hy vọng vào quy hoạch lần này.
Theo Trần Thủy (Vietnamnet)
Theo đó, dòng xe tải nhỏ, xe khách 10 chỗ trở lên và xe chở người đến 9 chỗ kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân thuộc nhóm sản phẩm ưu tiên.
Mục tiêu đặt ra, ngành công nghiệp ô tô sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe này và phấn đấu trở thành nhà cung cấp kinh kiện, phụ tùng, một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Dự kiến xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%; đến năm 2025, chiếm 65% và đến năm 2030 chiếm 70% tổng nhu cầu nội địa. Xe trên 10 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 90% và đến 2030 chiếm 92%. Xe ô tô tải đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 78% và đến năm 2030 chiếm 80%...
Cùng với đó, xuất khẩu đạt 20.000 chiếc vào năm 2020, 37.000 chiếc vào năm 2025 và 90.000 chiếc vào 2035.
Về tỷ lệ nội địa hóa, đến năm 2020, xe chở người 9 chỗ ngồi đạt 30%-40%, từ 10 chỗ trở lên đạt 35%-45%, xe tải đạt với mức 30% - 40%; đến 2025 xe chở người đến 9 chỗ đạt 40%-45%, trên 10 chỗ đạt 50%-60%, xe tải đạt 45%-55%; đến 2035, xe chở người đến 9 chỗ đạt 55%-60%, trên 10 chỗ đạt 70%-80%, xe tải đạt 70%-75%...
Bản Chiến lược cũng định hướng áp dụng chính sách ưu đãi cao đối với các dự án sản xuất xe, các DN trong nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng.
Theo đó, sẽ siều chỉnh chính sách thuế, phí theo hướng tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô, áp dụng mức thuế thấp đối với các loại xe ưu tiên. Các chính sách này sẽ được ban hành và thực hiện ổn định trong thời gian tối thiểu 10 năm, tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất.
Như vậy, sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng các DN, nhà đầu tư cũng đã biết rõ ràng quan điểm của Chính phủ Việt Nam về phát triển ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn mới. Tuy nhiên muốn đầu tư vào ngành công nghiệp này thì vẫn còn phải chờ đợi nhiều chính sách cụ thể sẽ ban hành trong thời gian tới.
Nhiều DN ô tô cho biết họ quan tâm nhất đến các ưu đãi trong sản xuất xe chở người dưới 9 chỗ, vì phân khúc này sẽ có nhu cầu cao trong thời gian từ 2025 trở đi, khi Việt Nam bước vào thời kỳ ôtô hóa (Motorization).
Tuy nhiên, thời gian dỡ bỏ hàng rào thuế quan với ô tô đang đến gần, chỉ còn 4 năm nữa thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước Asean về Việt Nam giảm xuống còn 0%.
Nếu các ưu đãi không đủ hấp dẫn thì DN sẽ không thể đầu tư vào sản xuất mà chuyển hướng sang nhập khẩu xe nguyên chiếc về phân phối.
Một quan chức Bộ Công thương cho biết, đã đề xuất 1 số ưu đãi cụ thể để các cơ quan chức năng xem xét, chẳng hạn như các dự án sản xuất ô tô và linh kiện như động cơ, hộp số, cụm truyền động, dập thân vỏ xe... được hưởng các ưu đãi đối với loại dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, được vay vốn với lãi suất thấp.
Ngoài những ưu đãi trên, với dòng xe chở người đến 9 chỗ, có dung tich xi lanh từ 1.5L trở xuống Bộ Công thương còn được đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể từ 1.2L-1.5L được giảm 10% và dưới 1.2L được giảm 15% so với mức hiện nay là 45%.
Cùng với đó là thay đổi, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá trị hóa đơn nhập khẩu bộ linh kiện chứ không đánh trên giá xe như hiện nay.
Theo quan chức này, nếu như chính sách trên nhận được sự đồng thuận cao và trở thành hiện thực, có hiệu lực từ 2015 thì trong 4 năm tới, xe sản xuất lắp ráp trong nước nhận được ưu đãi khá cao so với xe nhập khẩu nguyên chiếc về thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và hoàn toàn cạnh tranh được với xe nhập khẩu.
Với các ưu đãi này xe trong nước sẽ có điều kiện giảm giá và quy mô thị trường sẽ tăng lên nhanh, đây là cơ hội cho các DN.
Sau 2018, ưu đãi về thuế không còn, nhưng xe nhập khẩu được dự báo cũng khó có thể thâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, bởi các đề xuất xây dựng hàng rào phi thuế quan như quy định tiểu chuẩn ngặt nghèo đối với các đại lý nhập khẩu về năng lực tài chính, kho bãi, hệ thống bảo hành, bảo trì, cấp quota, nâng giá tính thuế, chỉ cho 2-4 cảng biển được phép nhập khẩu xe nguyên chiếc...
Trong khi đó, xe trong nước đã có 4 năm ưu đãi lớn, nếu đầu tư mạnh mẽ, xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển, hy vọng sẽ cạnh tranh tốt với xe nhập khẩu.
Theo một số nguồn tin, cuối tháng 8 tới, Bản Quy hoạch về phát triển công nghiệp ô tô với những quy định cụ thể hơn sẽ được Chính phủ ban hành và nhiều DN đang hy vọng vào quy hoạch lần này.
Theo Trần Thủy (Vietnamnet)