Ngày 2: Hành trình khám phá Tây Trường Sơn

Đường đến Cổng Trời
Tiếp tục chương trình photo tour "Hành trình di sản” mang tên "Những chuyến viễn du" khám phá Tây Trường Sơn, lịch trình ngày thứ 2 của chúng tôi là quãng đường dài hơn 100km từ thị trấn miền núi Hương Khê đi cửa khẩu Cha Lo.
H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(6).jpg
Lịch trình ngày thứ 2 của chúng tôi là quãng đường dài hơn 100km từ thị trấn miền núi Hương Khê đi cửa khẩu Cha Lo[/i]
Từ Hương Khê, nếu đi ôtô theo đường mòn Hồ Chí Minh đến Cha Lo mất khoảng 2 tiếng rưỡi. Vì đi với mục đích du khảo và sáng tác ảnh, nên đoàn chúng tôi không chọn cách đi một mạch để đến nơi. Cả đoàn sẽ vừa đi vừa tác nghiệp, rồi hẹn ăn trưa tại thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình).
7h sáng, chiếc Ford Everest dẫn đoàn bắt đầu lăn bánh trong niềm hứng khởi khi di chuyển trên con đường lịch sử. Hai bên đường cây cối cao xanh, suối chảy róc rách, thỉnh thoảng là những cánh đồng lúa đang độ xuân thì, tạo nên một phong cảnh non xanh nước biếc hữu tình.
Chạy dọc theo con đường, tôi mới hiểu vì sao mọi người hào hứng đến thế. Con đường có 2 làn di chuyển với phong cảnh hai bên lúc là những hàng cây cao, lúc là những đồng cỏ trải dài, lúc lại nhà dân đơn sơ, lúc lại là một bên vực, một bên núi.
H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(7).jpg
Chúng tôi cảm thấy yên tâm vì cả Everest mới hay Ranger đều được trang bị những hệ thống an toàn đỉnh cao[/i]
Đường Hồ Chí Minh đoạn này khá vắng vẻ, các phương tiện di chuyển chỉ lác đác một vài chiếc xe máy và ôtô. Tuy vậy, điều khiến những người cầm lái vẫn thường xuyên phải đạp phanh gấp chính là chất lượng mặt đường xấu, động vật hay người dân địa phương bất ngờ qua đường một cách tự nhiên. Thật may là cả Everest mới hay Ranger đều được trang bị những hệ thống an toàn đỉnh cao nên cả đoàn di chuyển an toàn và không gặp bất cứ sự cố nào.
Vừa đi, vừa ghi lại những cảnh đẹp trên đường Trường Sơn Tây, thế nên phải tầm non trưa chúng tôi mới đến ngã ba Khe Ve, rồi từ Khe Ve trở ngược qua thị trấn Đồng Lê nghỉ ngơi ăn trưa. Phía trước chúng tôi còn khoảng 50km đường đèo núi tới cửa khẩu Cha Lo – đó mới là cung đường đáng thưởng lãm trong nhật trình này.

H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(4).jpg
H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(9).jpg


Quả đúng vậy, cung đường dẫn ra cửa khẩu biên giới tuyệt đẹp với núi rừng, vực sâu, đồng cỏ hay những đám mây ôm sát núi. Đoạn đường từ ngã ba Khe Ve lên biên giới màu xanh của rừng keo lai đang dần bao phủ núi đồi. Dưới cái nắng của tiết trời khô hanh vùng biên giới rừng keo lai như càng xanh mướt hơn. Đối với những người cầm lái thì chắc hẳn còn hơn thế nữa bởi họ được “thử tài” với những đoạn đường dốc cao, những pha đổ đèo hay được băng qua những cây cầu bên dưới là vực sâu.
Càng gần Cha Lo đường càng ngoằn ngoèo, nhưng chất lượng mặt đường thì miễn chê, độ rộng của đường cũng khá lớn. Vì thế mà cánh tài xế có phần “mát” chân ga. Đi với tốc độ cao, ôm cua lên dốc, xuống đèo liên tục, cả Ranger và Everest đều thể hiện xuất sắc.
H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(14).jpg
Everest mới thể hiện khả năng vận hành xuất sắc[/i]
Người lái hoàn toàn trải nghiệm được khả năng đánh lái, ôm cua khá chắc chắn của xe. Tất cả đều cảm nhận được sự vượt trội của xe Ford về động cơ, tiếng ồn và khả năng vận hành khác biệt so với những xe cùng phân khúc. Đặc biệt là Everest mới, hệ thống kiểm soát an toàn ổn định điện tử và chống lật được phát huy tối đa. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên lý đo tình trạng đường thực sự và tay lái. Khi xe vào cua, sẽ phân bổ lực lên từng bánh xe, giúp xe có thể cân bằng nhất, khi vào cua quá gấp lực phanh trên từng bánh xe tự động giảm xuống.
Đó là điều khiến chúng tôi cảm thấy yên tâm trong suốt chặng đường khó vừa trải qua để đến đích an toàn.
Cảm xúc miền biên ải
Vừa chạm đất Cha Lo, cả đoàn như vỡ òa bởi một thứ cảm xúc rất đỗi thiêng liêng. Từng địa danh trôi qua khung cửa nhắc nhớ đến một thời kỳ lịch sử hào hùng. Xe ôtô đưa chúng tôi qua các cung đường huyền thoại trên đường 12A này, mỗi tên đất, tên làng như Cổng Trời, Mụ Giạ, Bãi Dinh, Khe Ve, La Trọng, trận địa pháo phòng không của Anh hùng Nguyễn Viết Xuân... gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc trong những ngày cả nước ra trận.
H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(2).jpg
Cổng Trời - một địa điểm chênh vênh trên núi đá cao[/i]
Đoàn chúng tôi ghé thăm Cổng Trời. Một địa điểm chênh vênh trên núi đá cao, có hai khối đá chụm đầu vào nhau, một bên tiếp với vách núi, bên kia nối với vực thẳm. Truyền thuyết kể lại rằng, Cổng Trời xuất hiện minh chứng cho chuyện tình sắt son nhưng không thành đôi của nàng Y Leng và chàng Thông Ma. Hình ảnh hai núi đá cao chênh vênh nằm cạnh nhau cũng là một điểm đến thăm quan Quảng Bình đã từng đi vào biết bao bài báo, bức ảnh nghệ thuật của những người nghệ sĩ tài hoa nhất.
Ở phía dưới hai vách đá chênh vênh tạo thành một cái “cổng chào” khá rộng, cho phép xe tải, xe tăng, … chạy qua dễ dàng. Không biết có phải do nơi đây mây phủ xung quanh, và du khách đến đây như có thể đưa tay để chạm vào, như ranh giới giao hòa giữa trời và đất, như có thể bước đến tận Trời xanh... nên người ta mới đặt cho nơi này cái tên kì bí như vậy.
Hướng theo phía bên giới Việt - Lào, “nơi rừng núi miền Tây Tổ Quốc bừng sáng lung linh một vì sao… em có thấy góc trời biên giới như rực ánh lửa hồng”, cửa khẩu Cha Lo hiện ra nổi bật với cột cờ cao vút, phía trên là lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Sau bao nhiêu năm toàn thắng, kết thúc chiến tranh, di tích Cha Lo – Cổng Trời ngày hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới. Cha Lo trở thành cửa khẩu quốc tế khang trang, quy mô, rộng lớn để giao thương buôn bán với các nước lân cận. Hình ảnh người dân bản cũng tươi mới và nhiều sức sống hơn.

H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(11).jpg
H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20ng%C3%A0y%2002%20(13).jpg


Khó mà hình dung được Cha Lo - một chấm nhỏ dưới chân dãy Giăng Màn quanh năm mờ sương thuở nào giờ đã nhộn nhịp, rộn ràng xe cộ qua về tấp nập. Đoàn nhiếp ảnh của chúng tôi cũng không quên bỏ lỡ những bức ảnh đẹp giữa làn mây trắng và núi rừng xanh thẳm. Đứng trên khe núi cao chụp hình mà như đứng trước chốn bồng lai, hít hà mùi hương của những nhánh lan rừng, cảm giác thú vị đến khó tả.
>> Xem tiếp Ngày 3 - Hành trình khám phá Tây Trường Sơn
Thế Đạt (TTTĐ)Ảnh: Trung Hiếu
 
Back
Top