10 ’ông vua’ của ngành công nghiệp ôtô 2012

lehung-autodaily

Administrator
Tạp chí danh tiếng Motortrend vừa công bố danh sách 10 nhân vật quyền lực nhất ngành công nghiệp ôtô thế giới năm 2012 với sự góp mặt của những cái tên quen thuộc như Sergio Marchionne, Chung Mong Koo hay Alan Mulally.Đây là những gương mặt được kỳ vọng sẽ góp phần làm thay đổi cục diện ngành công nghiệp ôtô thế giới trong năm 2012.1. Sergio Marchionne – CEO Fiat/ChryslerXếp hạng 2011: 9Trở thành CEO của Fiat vào năm 2005, Sergio Marchionne đã cứu nhà sản xuất này khỏi tình trạng khốn đốn. Ông đã biến những thua lỗ thành khoản lợi nhuận kếch xù 3,2 tỷ euro (4,6 tỷ USD) vào năm 2007.Khi “ông lớn” Chrysler lung lay, Sergio Marchionne đã ra tay và giúp nhà sản xuất này tránh rơi vào tình trạng phá sản. Hiện tại Fiat nắm 20% cổ phần của Chrysler.Dưới sự điều hành của ông Marchionne, Chrysler dù chưa có lợi nhuận đáng kể trong năm 2011, nhưng quan trọng là đã nhanh chóng hồi sinh, với các mẫu xe đáng khen như Jeep Wrangler và Chrysler 200 mới. Tin vui là Chrysler đã thanh toán hết nợ nần với chính phủ Mỹ và Canada trước hạn những 6 năm.2. Chung Mong Koo – Chủ tịch tập đoàn HyundaiXếp hạng 2011: 5Hyundai và công ty con Kia (Hyundai nắm 70% cổ phần) đã đạt được mọi mục tiêu mà ông Chung Mong Koo đặt ra trong những năm qua. Các đối thủ, từ Toyota đến Volkswagen, Ford và GM đều phải dè chừng hãng xe hơi Hàn QuốcNhờ sự đổi mới trong thiết kế mà các sản phẩm của Hyundai và Kia đã tìm được vị trí đứng trong làng xe thế giới. Hiện tại, Hyundai chỉ còn thua Ford khoảng 27.000 xe để tiến đến vị trí nhà sản xuất ôtô lớn thứ 4 thế giới. Nếu hãng sớm giải quyết được vấn đề thiếu nguồn cung xe Sonata để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, thì hoàn toàn có thể soán ngôi Ford.3. Alan Mulally – Chủ tịch kiêm CEO của Ford MotorXếp hạng năm 2011: 1Với quyết định “thanh lý” lần lượt các thương hiệu Aston Martin, Jaguar, Land Rover, Volvo, cổ phần trong Mazda và đóng cửa Mercury, Alan Mulally đã giúp Ford “nhẹ gánh” và có đủ khả năng tài chính để vượt qua cơn khủng hoảng.Có thể nói Alan Mulally chính là người có đóng góp quan trọng nhất giúp Ford trụ vững trong cuộc Đại Suy thoái, điều mà cả General Motors (GM) và Chrysler đã không thể làm được.Năm 2009, Ford lãi ròng 2,7 tỷ USD, một bước tiến lớn đối với hãng này, vì năm trước đó, họ còn lỗ gần 15 tỷ USD. Năm 2010, Ford còn làm tốt hơn thế khi đạt lợi nhuận 6,6 tỷ USD.2011 sẽ tiếp tục là một năm thành công đối với Ford, khi những mẫu xe then chốt của hãng luôn đạt doanh số cao như F-Series, Fiesta hay Escape.Ford đã đạt lợi nhuận 10 quý liên tiếp, bao gồm cả 1,65 tỷ USD lãi ròng trong quý III/2011 vừa qua.4. Martin Winterkorn – Chủ tịch Volkswagen AGXếp hạng 2011: 4Volkswagen không còn dưới triều đại của Piech, mà là Winterkorn. Ông đang có những thay đổi hợp lý hơn cho toàn bộ danh mục sản phẩm. Mục tiêu của Volkswagen là soán ngôi Toyota về doanh số, rồi sẽ tới GM.Chiến lược của ông tại Bắc Mỹ là dùng mẫu Passat mới cạnh tranh trực diện với một trong những mẫu xe toàn cầu của Ford là Fusion/Mondeo.5. Mark Ruess – Phó chủ tịch GM, chủ tịch GM Bắc MỹXếp hạng 2011: 6Được thuê vào những năm 80, Reuss giám sát việc phát triển nhiều sản phẩm then chốt với tư cách giám đốc kỹ thuật. Ông từng lãnh đạo GM Holden tại Australia và New Zealand từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009 trong thời gian các chi nhánh này tái cơ cấu trước khi trở về Mỹ.Reuss cho biết: "Các bạn sẽ chứng kiến những thay đổi mỗi năm, thông qua các sản phẩm hay qua cách chúng tôi tiếp cận thị trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tốt hơn thế".6. Ferdinand Piech – Cố vấn cao cấp của Volkswagen AGXếp hạng năm 2011: 2Từng có tin đồn rằng Piech muốn tham gia làng đua Công thức 1. Nhưng tin đồn bị dập tắt, còn người đàn ông này nói muốn mua Alfa Romeo. Và khi Sergio Marchionne, Giám đốc điều hành hãng mẹ Fiat từ chối thẳng thừng "Không đời nào", Piech lại quay sang Ferrari. Sau đó chính Fiat lại mua cổ phần của Ferrari.Volkswagen dưới triều đại của Piech từng cam kết chi 71 tỷ USD cho đến năm 2015 để đánh bại Toyota. Trước đó, năm 2009, vị cố vấn cao cấp từng giúp Volkswagen chuyển từ thế bị mua sang người mua khi giúp Porsche trả khoản nợ 14,2 tỷ USD bằng cổ phiếu của Volkswagen.7. Walter de Silva – Thiết kế trưởng của VolkswagenXếp hạng 2011: 11Walter de Silva có thể được coi như người quan trọng thứ hai trong ngành thiết kế xe hơi, sau Chris Bangle, cựu giám đốc thiết kế BMW. Ông là tác giả của những mẫu xe danh tiếng như Alfa Romeo 147, 156, Audi Nuvolari quattro, A6, Q7, Lamborghini Miura concept (2006), Audi TT, R8, A5 và A4.Sau khi Bangle rời khỏi BMW, Walter de Silva đặt mục tiêu giúp VW tạo nên cuộc cách mạng trong dòng xe nhỏ. Còn hãng con hạng sang Audi sẽ là hình tượng mẫu mực về thiết kế.8. John Krafcik – Chủ tịch kiêm CEO của Hyundai MỹXếp hạng 2011: 10Trong năm 2011, Krafcik đã thực hiện cam kết quan tâm lâu dài tới những ưu tiên về môi trường. Còn năm trước đó, tại hội thảo quản lý ngành ôtô tại Traverse (Michigan, Mỹ), ông từng hứa đạt mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 4,7 lít/100 km vào năm 2025.Hiện Krafcik vẫn đang cố gắng thực hiện những gì đã nói khi Hyundai tăng 20% các sản phẩm hybrid và 5% sản phẩm chạy điện.Có thể nhận thấy rõ sự thành công của Hyundai, trong đó có đóng góp không nhỏ của John Krafcik khi xu hướng người tiêu chùng đang chuyển dần từ lựa chọn các dòng xe sang như Mercedes hay BMW sang loại xe sang giá mềm như Genesis.John Krafcik là mẫu lãnh đạo được nhiều công ty săn tìm, trong đó có cả GM. Tuy nhiên, khi còn được chủ tịch Chung Mong Koo yêu thích thì tương lai của John Krafcik vẫn rộng mở.9. Dan Akerson – Chủ tịch kiêm CEO General Motors (GM)Xếp hạng 2011: 27Akerson, 62 tuổi, đảm nhiệm luôn vị trí chủ tịch kiêm CEO của “gã khổng lồ” General Motors (GM) từ tháng 12/2010.Akerson đã có ghế trong hội đồng quản trị của GM từ tháng 7/2009. Trước đây, ông từng làm CEO và chủ tịch của XO Communications, Nextel Communications và General Instrument Corp. Ông hiện cũng có tên trong hội đồng quản trị của American Express Co.Khi lên lãnh đạo GM, ông Dan Akerson tuyên bố sẽ khôi phục địa vị “Tiêu chuẩn của thế giới” của Cadillac và biến Chevrolet thành một thương hiệu toàn cầu. Có vẻ như tham vọng đó sắp được thực hiện. Ngoài ra, ông đã dẫn dắt GM đi qua 7 quý hoạt động có lãi, nắm giữ 19,7% thị phần ôtô Mỹ.Sau 3 quý đầu năm 2011, GM bán tổng cộng 6,79 triệu xe, bỏ xa nhà quán quân 3 năm gần đây Toyota tới 1 triệu xe.10. Norbert Reithofer – Chủ tịch kiêm CEO BMWXếp hạng 2011: 25Thành công vượt trội của BMW trong năm 2011 là lý do đưa ông Norbert Reithofer vào danh sách top 10 người đàn ông quyền lực nhất.Theo phân tích của Autonews, với ba thương hiệu chủ chốt BMW, Mini và Rolls-Royce, hãng xe Đức BMW đã có một năm thành công trên cả mong đợi. BMW không chỉ tiếp tục duy trì vị trí số 1 trên phân khúc hạng sang khi bỏ xa các đối thủ cạnh tranh, mà còn được dự đoán sẽ vượt qua kỷ lục doanh số 1,276 triệu xe năm 2007.Trong 11 tháng đầu năm 2011, BMW đã đạt doanh số 1,25 triệu xe. Cộng thêm các đơn đặt hàng trong tháng 12 doanh số bán của BMW trong năm 2011 chắc chắn sẽ vượt năm 2007.Hoàng Tùng (Theo PLXH)
 
Back
Top