lehung-autodaily
Administrator
Bước qua thời điểm tháng Ngâu, sức mua của người dùng đã tăng lên đáng kể trong tháng 9/2019. Cụ thể, theo báo cáo bán hàng của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), kết thúc tháng 9/2019, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 27.767 xe (tăng 29% so với tháng 8/2019), trong đó bao gồm bao gồm 20.916 xe du lịch; 6.532 xe thương mại và 319 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch tăng 37%; xe thương mại tăng 10% và xe chuyên dụng tăng 10% so với tháng trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 16.994 xe, tăng 35% so với tháng 8 và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 10.773 xe, tăng 21% so với tháng trước.
STT
Mẫu xe
Doanh số tháng 9/2019 (xe)
Doanh số cộng dồn 2019
01
Toyota Alphard
9
82
02
Ford Focus
11
1.204
03
Isuzu D-Max
24
325
04
Toyota Land Cruiser
37
164
05
Nissan Sunny
49
1.127
Top 5 xe bán chậm nhất tháng 9/2019
Cùng với đà tăng trưởng của toàn thị trường, đa phần những mẫu xe nằm trong danh sách Top 5 xe bán chậm nhất tháng 9 đều tăng doanh số so với tháng trước đó.
Cụ thể, Toyota Alphard tăng doanh số từ 4 chiếc của tháng 8 lên 9 chiếc; Ford Focus tăng từ 10 lên 11. Toyota Alphard là mẫu MPV sang trọng được cung cấp rất nhiều trang bị, tiện nghi hiện đại. Tuy nhiên, mức giá quá cao, hơn 4 tỷ đồng, trong khi mục đích sử dụng không rõ ràng khiến mẫu xe này khó có thể tiếp cận với người dùng Việt. Trong khi đó, Ford Focus hiện đã bị khai tử tại Việt Nam và chỉ còn lại hàng tồn kho. Do đó việc hai mẫu xe này liên tục xuất hiên ở vị trí đầu bảng Top xe chậm tăng tốc nhất cũng không có gì bất ngờ.
Vị trí thứ 3 thuộc về Isuzu D-Max với lượng xe bán ra đạt 24 xe, tăng 2 xe so với tháng trước. Sau khi quy định mới về việc tăng lệ phí trước bạ đối với dòng xe bán tải có hiệu lực từ tháng 4/2019 đi kèm với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các mẫu xe đối thủ trong phân khúc khiến Isuzu D-Max trở thành cái tên quen thuộc trong Top 5 xe bán ít nhất tháng. Tại thị trường Việt Nam, Isuzu D-Max được phân phối với 4 phiên bản, đi kèm mức giá dao động từ 650 đến 820 triệu đồng.
Vị trí thứ 4 thuộc về mẫu SUV hạng sang Toyota Land Cruiser với lượng xe bán ra trong tháng 9 đạt 37 chiếc. Mặc dù doanh số đã được cải thiện so với tháng trước đó (tăng 6 chiếc), song Toyota Land Cruiser vẫn chưa thể thoát khỏi Top 5 xe chậm tăng tốc, thậm chí còn bị tụt 1 bậc trên bảng xếp hạng so với tháng 8.
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2000, Land Cruiser được người dùng đánh giá cao bởi tính ổn định, khả năng vận hành mạnh mẽ, bền bỉ, dễ dàng chinh phục mọi cung đường. Tuy nhiên, dòng Land Cruiser lại rất kén khách vì chủ yếu thiên về off-road đi kèm với giá bán quá cao nên doanh số của mẫu SUV cỡ lớn này tại Việt Nam không khả quan. Hiện mẫu xe này đang có giá bán gần 4 tỷ đồng.
Cái tên cuối cùng nằm trong danh sách 5 xe bán chậm nhất là gương mặt mới Nissan Sunny. Kết thúc tháng 9/2019, doanh số của Nissan Sunny đạt 49 xe, giảm 13 xe so với tháng trước. Với mức giá khởi điểm từ 448 triệu đồng khá phù hợp với ngân sách của nhiều người dùng Việt Nam đi kèm với độ bền bỉ và chất lượng được đánh giá cao nhưng Nissan Sunny lại không thực sự hút khách do kiểu dáng thiết kế kén người, cả nội thất và ngoại thất đều khá cục mịch, không đủ sức cạnh tranh với các mẫu xe đối thủ cùng phân khúc.
Top 5 mẫu ô tô bán chậm nhất tại Việt Nam tháng 5/2019
Trang Nguyễn (Forum.autodaily.vn)
STT
Mẫu xe
Doanh số tháng 9/2019 (xe)
Doanh số cộng dồn 2019
01
Toyota Alphard
9
82
02
Ford Focus
11
1.204
03
Isuzu D-Max
24
325
04
Toyota Land Cruiser
37
164
05
Nissan Sunny
49
1.127
Top 5 xe bán chậm nhất tháng 9/2019
Cùng với đà tăng trưởng của toàn thị trường, đa phần những mẫu xe nằm trong danh sách Top 5 xe bán chậm nhất tháng 9 đều tăng doanh số so với tháng trước đó.
Cụ thể, Toyota Alphard tăng doanh số từ 4 chiếc của tháng 8 lên 9 chiếc; Ford Focus tăng từ 10 lên 11. Toyota Alphard là mẫu MPV sang trọng được cung cấp rất nhiều trang bị, tiện nghi hiện đại. Tuy nhiên, mức giá quá cao, hơn 4 tỷ đồng, trong khi mục đích sử dụng không rõ ràng khiến mẫu xe này khó có thể tiếp cận với người dùng Việt. Trong khi đó, Ford Focus hiện đã bị khai tử tại Việt Nam và chỉ còn lại hàng tồn kho. Do đó việc hai mẫu xe này liên tục xuất hiên ở vị trí đầu bảng Top xe chậm tăng tốc nhất cũng không có gì bất ngờ.
Vị trí thứ 3 thuộc về Isuzu D-Max với lượng xe bán ra đạt 24 xe, tăng 2 xe so với tháng trước. Sau khi quy định mới về việc tăng lệ phí trước bạ đối với dòng xe bán tải có hiệu lực từ tháng 4/2019 đi kèm với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các mẫu xe đối thủ trong phân khúc khiến Isuzu D-Max trở thành cái tên quen thuộc trong Top 5 xe bán ít nhất tháng. Tại thị trường Việt Nam, Isuzu D-Max được phân phối với 4 phiên bản, đi kèm mức giá dao động từ 650 đến 820 triệu đồng.
Vị trí thứ 4 thuộc về mẫu SUV hạng sang Toyota Land Cruiser với lượng xe bán ra trong tháng 9 đạt 37 chiếc. Mặc dù doanh số đã được cải thiện so với tháng trước đó (tăng 6 chiếc), song Toyota Land Cruiser vẫn chưa thể thoát khỏi Top 5 xe chậm tăng tốc, thậm chí còn bị tụt 1 bậc trên bảng xếp hạng so với tháng 8.
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2000, Land Cruiser được người dùng đánh giá cao bởi tính ổn định, khả năng vận hành mạnh mẽ, bền bỉ, dễ dàng chinh phục mọi cung đường. Tuy nhiên, dòng Land Cruiser lại rất kén khách vì chủ yếu thiên về off-road đi kèm với giá bán quá cao nên doanh số của mẫu SUV cỡ lớn này tại Việt Nam không khả quan. Hiện mẫu xe này đang có giá bán gần 4 tỷ đồng.
Cái tên cuối cùng nằm trong danh sách 5 xe bán chậm nhất là gương mặt mới Nissan Sunny. Kết thúc tháng 9/2019, doanh số của Nissan Sunny đạt 49 xe, giảm 13 xe so với tháng trước. Với mức giá khởi điểm từ 448 triệu đồng khá phù hợp với ngân sách của nhiều người dùng Việt Nam đi kèm với độ bền bỉ và chất lượng được đánh giá cao nhưng Nissan Sunny lại không thực sự hút khách do kiểu dáng thiết kế kén người, cả nội thất và ngoại thất đều khá cục mịch, không đủ sức cạnh tranh với các mẫu xe đối thủ cùng phân khúc.
Top 5 mẫu ô tô bán chậm nhất tại Việt Nam tháng 5/2019
Trang Nguyễn (Forum.autodaily.vn)