Nissan X-Trail: Chiếc vô lăng “dị” và công nghệ dẫn động đỉnh cao Torque Vector

lehung-autodaily

Administrator
Thế nhưng, mọi chuyện qua nhanh khi có rất nhiều ý kiến nói về chiếc vô lăng “dị”. Kể từ đó, X-Trail dần e ấp nấp mình vào một góc. Nào, tạm bỏ qua thiết kế của chiếc vô lăng, ta quay trở lại hệ dẫn động 4x4i, điều kỳ diệu trên X-Trail bị lãng quên. 
Đầu tiên với 4x4i, có thể hiểu X-Trail vừa là một chiếc xe AWD và là 4x4. Ta hãy xem từng chế độ hoạt động (Mode) cụ thể thế nào nhé.
Normal Mode: Phần lớn xe chỉ chạy cầu trước nhằm tiết kiệm nhiên liệu (nghe khá giống với Eco, Normal trên AWD Sorento và HTrac Santa Fe). Khi bạn tăng tốc đột ngột, cầu sau sẽ đóng để xe tăng tốc tốt hơn. Tôi còn không nhớ Nissan Xtrail có khoe phần đồ hoạ truyền lực đẫn động trên màn táp lo hay không nữa.
AUTO Mode: Cầu sau sẽ được đóng khi bánh trước bị giảm hoặc mất bám (lên dốc, cua, đường trơn,…). Mô-men có thể truyền từ FWD/RWD từ 100:0 tối đa 50:50 (kiểu này nghe giống San và Sò mình vừa viết quá). Nhưng đừng vội kết luận, bởi đây chính là Torque Vectering.
LOCK Mode: Bộ chia sẽ truyền đúng 50% mô-men cho cầu sau và tỉ lệ fix cứng là FWD/RWD = 50:50. Bây giờ X-Trail là một chiếc xe 4x4. Tôi chạy cát chế độ này. Tất nhiên, khi tốc độ xe tăng lên, từ 40 lên 100km/h chẳng hạn thì xe lại tự chuyển về AUTO Mode, tốc độ xe giảm, lại chuyển về LOCK Mode .
Nhưng đừng vội mang X-Trail ra offroad khủng như SUV hay Pick up 4x4, bởi nếu nhiệt độ dầu trong bộ ly hợp đĩa truyền lực tăng cao quá mức cho phép (quá nhiệt), nó sẽ tự động ngắt dẫn động cầu sau, và X-Trail lại trở thành chiếc xe 2WD ngay lập tức để bảo vệ ly hợp đĩa trong bộ chia mô-men.  
x-trail-03.jpeg
Chiếc Nissan X-Trail trong một chương trình Autodaily thực hiện năm 2017.[/i]
Từ câu chuyện đặt tên và làm ăn
Quay trở lại chế độ 4x4 Auto (AUTO Mode), đây chính là công nghệ Torque Vectoring mà Nissan hào phóng đưa từ huyền thoại Skyline GT-R xuống. Nếu yêu thích thương hiệu Porsche đang làm mưa gió tại Việt Nam, hẳn bạn sẽ thấy quen thuộc khi nghe đến Hệ thống PTV (Porsche Torque Vectoring) và PTV Plus (Porsche Torque Vectoring Plus). Do đó, nếu ta đặt NTV thì chính là Nissan Torque Vectoring = Porsche Torque Vectoring. 
xtrail.jpeg

Mỗi cái tên thôi mà nghe phức tạp nhỉ. Tôi đoán nhé, dẫn động AWD của Porsche do chính Porsche làm ra hoặc sở hữu công nghệ đó thì việc gắn tên nhà vào rất dễ, trong khi AWD Torque Vectoring của Nissan do GKN (công ty thiết kế, chế tạo, sản xuất phụ tùng ô tô của Anh) làm ra, Nissan mua bộ này, ứng dụng vào các dòng xe. Google cho thấy nó có tên là GKN Torque Twin Spring Coupling, bộ này cũng được lắp trên các dòng xe như Land Rover Discovery, XC90… Rõ ràng là toàn đồ hiệu đấy chứ. 
Quy tắc làm ăn buôn bán cho thấy, sẽ rất khó thuyết phục hãng xe (bên A) PR cho các bộ phận phụ tùng do các nhà sản xuất phụ tùng (bên B) cung cấp. Ví như Land Rover sẽ đặt tên cho hệ dẫn động là Auto Terrain Respond 1 hoặc 2 và không đề cập đến việc nhiều mẫu sử dụng bộ chia AWD của Magna, Kia Sorento hay Hyundai Santa Fe cũng dùng bộ chia AWD của Magna (Magna Dynamax)… Nói một cách đơn giản bạn ăn sẽ thấy Phở Thìn, phở Ngó ngon,… nhưng chắc chắn, Phở Thìn không bao tuyên truyền rằng mình lấy phở, lấy bò từ đâu… Chuyện làm ăn muôn đời nó vậy mà.
Tại sao bộ chia của Sorento/Santa Fe (lấy ví dụ 02 sản phẩm này vì nó đặc trưng, không bao gồm hàm ý khác) không gọi là AWD Torque Vectoring và X-Trail lại được?
Lý do thật đơn giản, ta hãy lấy ví dụ bộ AWD Santa Fe/Sorento chỉ chia 100:0 ra sau với tỉ lệ tối đa 50:50 qua bộ chia dạng khớp thuỷ lực - đĩa ly hợp kiểu Haldex Coupling (Haldex AWD…), Sau đó, việc phân bổ tới độc lập 02 bánh sau là đều nhau (25:25), trường hợp bánh trái hoặc phải trượt thì mô-men không truyền bánh sau trái sang sau phải và ngược lại cho nhau được, muốn truyền sử dụng visai hạn chế trượt và câu chuyện trở nên rất phức tạp bởi giá thành sẽ tăng cao. Tín hiệu điều khiển chính điều khiển Haldex Coupling là cảm biến ABS. 
Bộ chia X-Trail lại khác, nó có thể độc lập tới từng riêng từng bánh sau. Ví dụ, khi cần chia 100:0 thành 50:50 (cầu trước/sau) thì đối với 2 bánh sau, sẽ tiếp tục được chia theo tỉ lệ ví dụ: Sau trái 25%, sau phải 25% rồi chuyển sang sau trái 15%, sau phải 35%… Tỉ lệ này sẽ biến thiên liên tục tuỳ theo điều kiện đường, đường cua trái, cua phải, chuyển làn, slalom, trái trơn, phải bám…. Và nó liên tục điều chỉnh nhờ vào tín hiệu cảm biến Tốc độ bánh xe, góc lái, cảm biến chân ga, cảm biến góc xoay (yaw rate) như 1 trục của máy bay ý.
x-trail-01.jpeg

Và cái tên Torque Vectoring được đặt tên, nghe đã giống Porche Torque Vectoring của Porsche chưa ạ. Nguyên lý nó giống nhau, nhưng chất lượng thì khác bởi Giá thành/Thương hiệu sản phẩm. Bộ chia trên X-Trail dùng của GKN có tên GKN Twin Spring Coupling.
Tóm lại, chúng ta có thể giải nghĩa trải nghiệm đơn giản như sau:
Kiểu AWD Sorento/Santa Fe dạng khớp Haldex Coupling: Chia biến thiên tỉ lệ mô-men tới Cầu Trước/Cầu sau. Trong khi đó, kiểu AWD X-Trail Twin Spirng Coupling Torque Vectoring…: Chia biến thiên tỉ lên mô-men. Cầu Trước/Cầu sau và Cầu sau chia tiếp Bánh Trái/Bánh Phải tuỳ theo điền kiện đường (bánh sau trái mất bám có thể truyền mô-men sang bánh phải nhờ kết hợp phanh từng bánh).
Torque Vector: Mô men xoắn véc tơ là quá trình truyền mô-men của động cơ tới các bánh xe mà nó cần nhất. Càng độc lập, càng đỉnh, càng phức tạp, càng đắt… Bỏ qua khái niệm đại lượng, không gian vector và hàm véc tơ nhé, tôi sợ các bài thi hồi đại học liên quan đến Vector rồi.
Làm thương hiệu từ hệ dẫn động: thân ai người ấy lo hồn ai người ấy giữ 
X -Trail tại Việt Nam đã bị cái vô lăng “quần sịp” làm lu mờ Torque Vectoring trong nhiều năm qua. Trong khi đó, nghe đến Porsche Torque Vectoring (PTV) là nể rồi bởi  mua Porsche tại Việt Nam thì phải đặt hàng năm mới có. AWD Torque Vertoring của Porsche là bí kíp, Porsche hầu như giấu biệt công nghệ này, chỉ truyền thông rằng PTV hay PTV Plus như 4 cặp giò chú báo săn mồi, là cặp giò vài trăm triệu đô của các siêu sao bóng đá…
Đối với Quattro, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tất cả Quattro là dạng thuần cơ khí, nhưng Audi TT (chỉ là 1 ví dụ) lại sử dụng khớp AWD dạng Hadex  do Borgwarner (Mỹ) cung cấp…
Thực tế, khái niệm xe AWD hay 4WD không còn ranh giới rõ rệt khi các nhà sản xuất luôn nỗ lực tạo ra sự khác biệt. Thử nghĩ xem, rất có thể trong mỗi đàn ông đều có 1 phần người đàn bà và ngược lại… thế nên cũng đừng đỏi hỏi sự rạch ròi trên xe :))
Ngày nay, một trong những công nghệ AWD Torque Vectoring đỉnh cao lại nằm trên chiếc siêu xe điện triệu đô Rimac, một start up kỳ lân trong ngành siêu xe ô tô điện. Với 1 màn hình cảm ứng, bạn có thể vuốt như vuốt iPhone để manual truyền độc lập tỉ lệ mô-men tới các bánh. Tất nhiên, Drift Mode luôn có sẵn trên siêu xe điện này. Cái tên Rimac All Wheel Torque Vectoring nó mang ngữ nghĩa cả về kỹ thuật và giá trị thương mại như Porsche Torque Vectoring.
Với X-Trail, tôi đã nghe rất nhiều ý kiến liên quan đến chiếc Vô lăng “quần sịp”, ghế lái không trọng lực (Zero - Gravity Seat) trong công nghệ máy bay… nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy cảm biến Yaw Rate trong hệ AWD Torque Vectoring như trên máy bay nhỉ? 
Cũng cần phải lưu ý đến các bác là thông tin bài viết dựa trên Google translate và Netflix, không bao gồm các tài liệu mật chế tạo của các hãng. Nếu có tài liệu này, tốt nhất các bác nên nghiên cứu, giải hàm vector để kiếm tiền triệu đô.
Lê Hùng Drift Racing Car (forum.autodaily.vn)
*** Bài viết dựa trên thông tin tham khảo X-Trail từ thị trường Mỹ
 
Back
Top