Theo dự báo từ các chuyên gia trong ngành, doanh số bán xe điện trên toàn cầu sẽ tăng 30% vào năm 2025. Các nhà phân tích tại S&P Global Mobility cho rằng xe điện sẽ chiếm 16,7% doanh số bán xe vào năm 2025, tăng từ mức 13,2% của năm 2024.
Liệu cuộc bùng nổ xe thuần điện (EV) đã kết thúc? Theo các nhà phân tích uy tín trong ngành, doanh số bán xe điện dự kiến sẽ tăng 30% vào năm 2025 mặc dù nhiều nhà sản xuất ô tô đang thu hẹp kế hoạch điện khí hóa do nhu cầu sụt giảm.
Các chuyên gia tại S&P Global Mobility dự đoán doanh số bán xe thuần điện sẽ đạt 15,1 triệu chiếc vào năm tới, nâng thị phần của dòng xe này lên 16,7% trong tổng doanh số bán ô tô toàn cầu. Mặc dù số liệu cuối cùng của năm 2024 chưa có, nhưng ước tính doanh số xe điện sẽ đạt 11,6 triệu chiếc, chiếm 13,2% thị phần.
Ấn Độ sẽ tăng trưởng, trong khi Mỹ phụ thuộc vào chính sách của Trump
Nghiên cứu cho biết tăng trưởng sẽ thay đổi đáng kể tùy theo từng khu vực và sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm chính sách của chính phủ, thuế quan và các khoản ưu đãi, cùng sự phát triển của cơ sở hạ tầng sạc.
Nhìn vào bảng số liệu dưới đây có thể thấy được sự khác biệt về nhu cầu xe điện giữa các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Đơn cử như xe điện dự kiến chỉ chiếm 7,5% tổng doanh số bán hàng tại Ấn Độ, mặc dù mức tăng trưởng 117 % theo năm có nghĩa là chúng đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Tại Mỹ, doanh số bán EV dự kiến sẽ chiếm 11,2% trong năm 2025, tức tăng 36% so với năm 2024, mặc dù phần lớn kết quả này sẽ phụ thuộc vào những gì tổng thống mới Donald Trump và đội ngũ của ông dự định sẽ đưa ra các chính sách thuế quan với xe điện và với ô tô được sản xuất ngoài nước Mỹ.
Trung Quốc đang bùng nổ
Trung Quốc luôn đi đầu trong việc tiêu thụ xe điện, dự kiến sẽ chiếm gần 30% thị trường ô tô của quốc gia này trong năm 2025. Nhưng vì thị phần đó đã lớn nên tốc độ tăng trưởng không nhanh như ở các khu vực khác: cụ thể là sẽ tăng 19,7% so với năm 2024. Dù vậy, xe điện ở Trung Quốc được dự đoán sẽ bán chạy hơn xe chạy bằng động cơ đốt trong lần đầu tiên vào năm 2025, vượt mục tiêu của chính phủ đặt ra là xe điện chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035.
Mặc dù các nhà phân tích dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai và tuyên bố rằng "gã khổng lồ xe điện Trung QUốc là không thể ngăn cản”, việc cung cấp quá nhiều mẫu, cạnh tranh khốc liệt và cuộc chiến về giá sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nhiều thương hiệu địa phương.
Hơn nữa, các nhà sản xuất ô tô châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, những thương hiệu từng thống lĩnh thị trường ô tô lớn nhất thế giới vài năm trước, đã và đang đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh số khi người dùng dần chuyển sang các thương hiệu nội địa. Năm 2020, các thương hiệu xe ngoại chiếm 64% doanh số ô tô mới, trong khi vào năm 2024, thị phần đã giảm xuống chỉ còn 37%.
Châu Âu sẽ mở rộng bất chấp khó khăn của Đức
Chúng ta đã nghe về doanh số bán xe điện ảm đạm ở Đức trong năm nay và ảnh hưởng của việc loại bỏ các khoản trợ cấp của chính phủ đã tác động lớn đối với nhu cầu sử dụng xe điện như thế nào. Cùng với sự sụt giảm được đề cập ở trên tại Trung Quốc, chúng đã khiến các tập đoàn như VW phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, bao gồm việc phải cắt giảm nhân sự và thậm chí đóng cửa các nhà máy do ban quản lý và công đoàn đe dọa sẽ đình công.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn dự đoán doanh số bán xe điện ở Tây và Trung Âu sẽ tăng 43%, đưa thị phần của xe điện lên hơn 20%.
Liệu cuộc bùng nổ xe thuần điện (EV) đã kết thúc? Theo các nhà phân tích uy tín trong ngành, doanh số bán xe điện dự kiến sẽ tăng 30% vào năm 2025 mặc dù nhiều nhà sản xuất ô tô đang thu hẹp kế hoạch điện khí hóa do nhu cầu sụt giảm.
Các chuyên gia tại S&P Global Mobility dự đoán doanh số bán xe thuần điện sẽ đạt 15,1 triệu chiếc vào năm tới, nâng thị phần của dòng xe này lên 16,7% trong tổng doanh số bán ô tô toàn cầu. Mặc dù số liệu cuối cùng của năm 2024 chưa có, nhưng ước tính doanh số xe điện sẽ đạt 11,6 triệu chiếc, chiếm 13,2% thị phần.
Ấn Độ sẽ tăng trưởng, trong khi Mỹ phụ thuộc vào chính sách của Trump
Nghiên cứu cho biết tăng trưởng sẽ thay đổi đáng kể tùy theo từng khu vực và sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm chính sách của chính phủ, thuế quan và các khoản ưu đãi, cùng sự phát triển của cơ sở hạ tầng sạc.
Nhìn vào bảng số liệu dưới đây có thể thấy được sự khác biệt về nhu cầu xe điện giữa các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Đơn cử như xe điện dự kiến chỉ chiếm 7,5% tổng doanh số bán hàng tại Ấn Độ, mặc dù mức tăng trưởng 117 % theo năm có nghĩa là chúng đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Tại Mỹ, doanh số bán EV dự kiến sẽ chiếm 11,2% trong năm 2025, tức tăng 36% so với năm 2024, mặc dù phần lớn kết quả này sẽ phụ thuộc vào những gì tổng thống mới Donald Trump và đội ngũ của ông dự định sẽ đưa ra các chính sách thuế quan với xe điện và với ô tô được sản xuất ngoài nước Mỹ.
Trung Quốc đang bùng nổ
Trung Quốc luôn đi đầu trong việc tiêu thụ xe điện, dự kiến sẽ chiếm gần 30% thị trường ô tô của quốc gia này trong năm 2025. Nhưng vì thị phần đó đã lớn nên tốc độ tăng trưởng không nhanh như ở các khu vực khác: cụ thể là sẽ tăng 19,7% so với năm 2024. Dù vậy, xe điện ở Trung Quốc được dự đoán sẽ bán chạy hơn xe chạy bằng động cơ đốt trong lần đầu tiên vào năm 2025, vượt mục tiêu của chính phủ đặt ra là xe điện chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035.
Mặc dù các nhà phân tích dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai và tuyên bố rằng "gã khổng lồ xe điện Trung QUốc là không thể ngăn cản”, việc cung cấp quá nhiều mẫu, cạnh tranh khốc liệt và cuộc chiến về giá sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nhiều thương hiệu địa phương.
Hơn nữa, các nhà sản xuất ô tô châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, những thương hiệu từng thống lĩnh thị trường ô tô lớn nhất thế giới vài năm trước, đã và đang đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh số khi người dùng dần chuyển sang các thương hiệu nội địa. Năm 2020, các thương hiệu xe ngoại chiếm 64% doanh số ô tô mới, trong khi vào năm 2024, thị phần đã giảm xuống chỉ còn 37%.
Châu Âu sẽ mở rộng bất chấp khó khăn của Đức
Chúng ta đã nghe về doanh số bán xe điện ảm đạm ở Đức trong năm nay và ảnh hưởng của việc loại bỏ các khoản trợ cấp của chính phủ đã tác động lớn đối với nhu cầu sử dụng xe điện như thế nào. Cùng với sự sụt giảm được đề cập ở trên tại Trung Quốc, chúng đã khiến các tập đoàn như VW phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, bao gồm việc phải cắt giảm nhân sự và thậm chí đóng cửa các nhà máy do ban quản lý và công đoàn đe dọa sẽ đình công.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn dự đoán doanh số bán xe điện ở Tây và Trung Âu sẽ tăng 43%, đưa thị phần của xe điện lên hơn 20%.
Last edited: