"Big Three" mất 4 tỷ USD tại thị trường châu Âu

lehung-autodaily

Administrator
Các hãng sản xuất xe hơi hàng đầu của Detroit đã gặt hái một mùa lợi nhuận gần chạm mức kỷ lục sau khi cắt giảm các hoạt động của họ tại thị trường Mỹ.Tuy nhiên, hiện nay, khả năng hồi phục của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng do tác động từ cuộc khủng hoảng đang lan rộng trên khắp châu Âu đã khiến các hoạt động của các ông lớn như Ford, General Motors, đối tác của Chrysler là Fiat SpA tại thị trường Châu Âu màu mỡ, đang chuyển dần sang màu đỏ báo động.Fiat SpA, chi nhánh châu Âu của Ford, đối tác của GM tại Đức - nhà sản xuất ôtô Adam Opel và đối tác mới của GM là PSA Peugeot Citroen đang trên đà chạm mức thua lỗ khủng trị giá 4 tỷ USD trong năm nay, do doanh số bán xe tại khu vực này sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ thập kỷ giữa những năm 1990.Trong năm tới, doanh thu dự kiến ​​sẽ đi ngang, hoặc thậm chí đi xuống. Chuyên gia phân tích của IHS Automotive, ông Tim Urquhart nhận xét: "Chúng tôi dự báo trong tương lai ngắn hạn, sẽ không thể quay trở lại doanh số thời kỳ hoàng kim trước cuộc khủng hoảng, đây sẽ là một quá trình hồi phục lâu dài và nhọc nhằn".Mới đây, GM đã cử "con át chủ bài", chuyên gia tháo gỡ khó khăn siêu hạng, phó Chủ tịch Steve Girsky đến Rüsselsheim, vùng ngoại ô củaFrankfurt, để tiến hành mổ xẻ và làm mới Opel.Ford cũng sở hữu một "cựu binh" dày dạn ở thương trường châu Âu, Stephen Odell, hiện đang điều hành Ford Châu Âu, và dự kiến sẽ ​​bổ nhiệm một Tổng giám đốc điều hành mới cũng sở hữu bề dày kinh nghiệm, đó chính là Mark Fields. Mark Fields đã từng là người "đứng mũi chịu sào" tại Ford châu Âu trong nhiều năm liền.Hiện tại, ở thị trường châu Âu, tình hình kinh doanh của Ford sáng sủa hơn nhiều hơn so với GM, tuy nhiên, Hãng cũng dự kiến sẽ mất hơn 1 tỷ USD tại đây trong năm nay. Cả hai ông lớn xe hơi của Mỹ sẽ chịu nhiều áp lực khi giải trình kế hoạch phục hồi các hoạt động tại thị trường này ở thời điểm họ đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh quý ba vào tháng 10.Giám đốc điều hành các hãng xe hơi đang ngày càng tin tưởng vào quan điểm cho rằng, ngành công nghiệp xe hơi châu Âu cần thực hiện tái cơ cấu triệt để, phải đóng cửa từ 8 đến 10 nhà máy, như sự việc đã từng xảy ra ở Bắc Mỹ.Tuy nhiên, toa thuốc trị bệnh hữu hiệu cho các hãng sản xuất xe hơi Mỹ ngay tại chính quê nhà - sa thải hàng loạt nhân công, đóng cửa nhiều nhà máy, cắt giảm các đại lý và các nghĩa vụ tài chính - không dễ gì áp dụng trên toàn châu Âu.Không giống như ở Mỹ, các chính phủ châu Âu vẫn gây áp lực không đồng ý để các công ty dễ dàng đóng sập cửa nhà máy nằm trên lãnh thổ của họ. Các nghiệp đoàn có ảnh hưởng khá lớn tại đây, họ thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể khác. Và các Hãng sản xuất xe hơi không phải đối mặt với nạn khan hiếm tiền mặt khủng khiếp khiến các hãng xe hơi tại Detroit gần như phải sắp đóng cửa vào thời điểm cuối năm 2008.Ông Gaetan Toulemonde, một nhà phân tích của Deutsche Bank có trụ sở tại Paris cho biết, ngay cả Hãng PSA Peugeot Citroen hiện đang đốt mỗi tháng khoảng 250 triệu USD, vẫn còn đủ lượng tiền mặt để tiếp tục chiến đấu, Hãng này hiện có khoảng 3 tỷ USD tiền mặt và tín dụng.Một khác biệt quan trọng nữa, trong khi tất cả các hãng sản xuất xe hơi ở Detroit đều đang phải vật lộn với khó khăn, tình hình ở châu Âu hoàn toàn không phải như vậy. Suy thoái vẫn chỉ tập trung ở khu vực phía Namvà Tây Âu, do vậy, không phải tất cả các Hãng sản xuất xe hơi đều đang thua lỗ đậm.Hãng Volkswagen đang kiếm tiền khá tốt và đang nhanh tay giật thị phần của các đối thủ nhỏ hơn. Thị phần của Hãng này đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 25% trong năm nay.Mới đây, giám đốc điều hành của Fiat, ông Sergio Marchionne, cũng đồng thời là CEO của Chrysler đã đưa ra cáo buộc cho rằng người khổng lồ Đức Volkswagen đang sử dụng lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc để phát động một cuộc chiến giá cả tại châu Âu, gây ra một "cuộc tắm máu".Tuy nhiên, các nhà phân tích lại đưa ra nhận định cho rằng, hành vi của VW là dễ hiểu vì " Tại thời điểm này, họ có lợi thế cạnh tranh rất lớn ".Hãng Wolfsburg, nhà sản xuất xe hơi có trụ sở tại Đức đang tung ra các mô hình xe với tốc độ khá nhanh, và đang vận hành các nhà máy tại châu Âu với công suất 93%, tỉ lệ này đối với các nhà sản xuất xe hơi lớn hiện tại là dưới 70%.Các nhà phân tích cho biết, Fiat, Opel cùng đối tác mới của GM - tập đoàn Peugeot là những "cầu thủ" yếu nhất trong cuộc suy thoái này.Fiat đang thiếu hụt các mẫu xe hơi mới và họ quá phụ thuộc vào thị trường Ý, thị trường hiện đang trong tình trạng suy thoái sâu, khiến doanh số xe hơi xuống mức thấp trong vòng 40 năm qua.Opel, giống như GM trước khi tái cơ cấu, thua lỗ ở cả thị trường tốt và thị trường xấu. Chủ tịch và Giám đốc điều hành Dan Akerson của GM cho biết Opel mất 16 tỷ USD trong vòng 12 năm qua.Chuyên gia phân tích của Morgan Stanley, Adam Jonas đã công bố một báo cáo dự báo "Thiệt hại trong vòng 12 năm tới có thể còn lớn hơn".Nhớ lại quyết định năm 2009 của hội đồng quản trị GM bác bỏ kế hoạch của cựu Giám đốc điều hành Fritz Henderson bán Opel cho một liên doanh đứng đầu là nhà cung cấp Magna International. Ông Jonas tự hỏi, không biết trong tình huống hiện nay các thành viên hội đồng quản trị sẽ nghĩ gì về quyết định trước đây của họ. "Tỉ lệ có thể là 50/50, quay trở lại quyết định giữ lại Opel vào mùa thu năm 2009, chúng ta không thể thay đổi được gì nữa, tuy nhiên, tại thời điểm đó, GM kỳ vọng Opel sẽ có một cú lội ngược dòng ngoạn mục" - ông nhận xét.Một số nhà phân tích cho rằng, liên minh với Peugeot của GM có thể là một phần trong "chiến lược rút lui" cho Opel. Nhưng GM khẳng định họ không có kế hoạch này.Phát ngôn viên Greg Martin của GM cho biết: "Chúng tôi cam kết gắn bó với châu Âu, thị trường giúp GM thu được 1/4 doanh số bán xe của mình”. Vị này còn cho biết thêm, Peugeot và Opel, đang theo đuổi các kế hoạch tái cơ cấu riêng biệt, được kỳ vọng sẽ tăng cường vị thế của GM ở châu Âu, liên doanh này sẽ đưa về khoản doanh thu trị giá 2 tỷ USD.GM đã đóng cửa một nhà máy Opel ở Antwerp, Bỉ, trong năm 2010, đang lên kế hoạch đàm phán với các công đoàn để đóng cửa nhà máy Bochum ở Đức vào năm 2016 và sẽ áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí khácCEO của Ford, ông Alan Mulally, thừa nhận sự cần thiết phải giảm công suất các nhà máy ở châu Âu. Gần đây, Ford tung ra thị trường này 15 mẫu xe mới, bao gồm cả việc thiết kế lại xe Ford Mondeo.Phát ngôn viên Mark Truby của Ford châu Âu thì cho rằng:  "Hãng đã xem xét lại tất cả các lĩnh vực kinh doanh nhằm đối phó với tình hình thị trường hiện nay và sẽ thực hiện các bước đi thích hợp. "Ông Jonas chuyên gia phân tích của Morgan Stanley nhận định tình hình sẽ khó được cải thiện trong ngắn hạn, hiện tại có lẽ thị trường xe hơi Tây Âu được đánh giá là kém hấp dẫn nhất thế giới.Thanh Vân (TTTĐ)
 
Back
Top